Các nghiên cứu thực nghiệ mở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 33 - 37)

1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam:

1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệ mở Việt Nam:

Cho tới bây giờ, đã có khá nhiều các bài nghiên cứu về việc xây dựng thị trường giao sau tại Việt Nam. Nhìn chung, các bài nghiên cứu đã đạt được một số mục tiêu nhất định, trong đó đã nhìn nhận rõ được tầm quan trọng của giao dịch giao sau đối với bảo hiểm rủi ro về giá cả hàng hóa. Các bài nghiên cứu cũng cho thấy được nhu cầu cần thiết của việc xây dựng thị trường giao sau. Vì vậy, họ đã cố gắng tìm ra được những mơ hình phù hợp nhất cho Việt Nam và đề ra những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thị trường giao sau. Trong luận văn này, tôi chỉ giới thiệu một số nghiên cứu tiền đề về thị trường giao sau cà phê được thực hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây.

Trong Luận văn thạc sỹ kinh tế “Các giải pháp tài chính để phát triển thị

trường giao sau cà phê tại Việt Nam” của Bùi Thị Yến (2008), tác giả đã chỉ rõ

vai trò của thị trường giao sau giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế, bình ổn thị trường và cũng là phương tiện để các nhà đầu tư quản trị rủi ro. Tác giả cũng đã cho thấy cái nhìn tồn cảnh về thực trạng thị trường cà phê và việc triển khai hợp đồng giao sau ở Việt Nam. Qua đó cho thấy nhu cầu sử dụng hợp đồng giao sau của người sản xuất và các nhà kinh doanh cà phê đang tồn tại. Bên cạnh đó, thị trường tài chính của Việt Nam cũng đã và đang phát triển nhanh chóng, cà phê lại là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nên được Chính phủ quan tâm phát triển. Tuy nhiên các giao dịch hợp đồng giao sau cà phê ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn

và quy mơ thị trường nhỏ. Từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp tài chính nhằm phát triển thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam từ các giải pháp vĩ mơ như chuẩn hố luật và các nghiệp vụ liên quan đến thị trường giao sau, mở rộng các đối tượng tham gia thị trường đến các giải pháp vi mô từ các bên tham gia thị trường như ngân hàng, các nhà môi giới, các doanh nghiệp kinh doanh và những người sản xuất cà phê. Đáng chú ý nhất trong nhóm giải pháp phải kể đến việc tác giả đã xây dựng chi tiết mơ hình sở giao dịch giao sau cà phê với việc xây dựng mơ hình quản lý sàn, cơ chế giao dịch tại sàn giao sau, các quy định về hợp đồng, chất lượng hàng hoá….

Tiếp theo là luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Ngọc Linh về “Phát triển thị

trường giao sau cà phê Việt Nam” vào năm 2009. Tác giả đã chứng minh được sự

phụ thuộc của giá cà phê xuất khẩu Việt Nam vào giá xuất khẩu của thế giới và sự cần thiết thành lập thị trường giao sau cà phê để khắc phục vấn đề này. Tuy hiện nay Việt Nam đã có trung tâm giao dịch BCEC nhưng vẫn chưa thu hút được các thành phần tham gia do các hạn chế về kĩ thuật, đặt lệnh, hỗ trợ, hay cơng tác thanh tốn. Do đó, theo tác giả hiện nay ba nhà: nhà nông, nhà khoa học và nhà nước phải tập trung tháo gỡ các khó khăn của sàn BCEC, từ đó đưa hoạt động giao dịch phát triển sôi động. Trước hết, các chủ thể sản xuất là các hộ nông dân và doanh nghiệp phải nâng cao kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch. Các chủ thể tham gia công tác lưu thông và phân phối phải chuyên nghiệp hóa kĩ thuật chào mua, thu gom cũng như nâng cao uy tín của mình. Đặc biệt là vai trò của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) trong việc tham gia công tác nghiên cứu, dự báo tình hình sản xuất, thu hoạch cà phê ở các nước trên thế giới, xây dựng và kiến nghị các chính sách trình Chính phủ cho phù hợp với tình hình thị trường. Cuối cùng phải kể đến vai trị của nhà nước trong cơng tác xây dựng hành lang pháp lý quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động giao dịch phái sinh, hỗ trợ tín dụng, ưu đãi thuế cho các thành phần tham gia thị trường. Ngồi ra nên có chính sách ưu đãi kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam thông qua các ngành nghề như giám định, môi giới, tổ chức kho bãi. Hay mời gọi các tổ chức rang xay cà phê nổi tiếng của các nước đặt nhà máy chế biến ở Việt Nam. Đồng thời ký kết các

văn bản hợp tác với các sàn giao dịch nổi tiếng thế giới nhằm giúp sàn BCEC ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp trong kỹ thuật giao dịch, thu gom cà phê, công tác lưu kho hay cơng tác thanh tốn. Có như vậy thì sàn BCEC mới có thể thu hút được các thành phần tham gia, mạnh dạn sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro về giá theo hướng có lợi cho mình, tăng tính thanh khoản, giúp thị trường cà phê Việt Nam tiếp cận với giá giao dịch thế giới, từ đó cà phê Việt Nam mới có thể khẳng định được vai trị của mình trên thương trường quốc tế.

Trước tiên là luận văn thạc sĩ kinh tế đề tài “Thị trường giao sau phòng

ngừa rủi ro giá cà phê” của tác giả Nguyễn Dương Diễm Linh (2010) với phương

pháp nghiên cứu dựa vào lý luận, kinh nghiệm quốc tế kết hợp việc tìm hiểu thực tiễn sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Luận văn đã cho thấy những rủi ro biến động giá tại thị trường cà phê Việt Nam do giá xuất khẩu phụ thuộc vào giá thế giới và quy trình sản xuất kinh doanh cà phê còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; thiếu thông tin dự báo thị trường mang tính chuẩn xác. Tác giả đã thơng qua các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới để chỉ ra rằng chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng việc sử dụng hợp đồng giao sau là một công cụ hữu dụng trong ngắn hạn và trung hạn để bảo vệ thu nhập cho nhà sản xuất và kinh doanh cà phê. Chính vì vậy việc xây dựng một quy trình sản xuất kinh doanh mới trong đó thị trường giao sau cà phê đóng một vai trò quan trọng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát triển ngành cà phê nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Trên cơ sở thực tế tại Việt Nam người viết đã đưa ra các giải pháp cụ thể bao gồm cả giải pháp thiết thực và giải pháp mang tính định hướng cho các đối tượng có vai trị quan trọng giúp thị trường giao sau cà phê phát triển là Nhà nước - các cơ quan chức năng; người nông dân; doanh nghiệp; Hiệp hội cà phê; các tổ chức trung gian - môi giới và các quỹ đầu tư. Tác giả đã xây dựng rất chi tiết mơ hình sản xuất- xuất khẩu cà phê mới cho thị trường Việt Nam, trong đó BCEC với những thay đổi về cơ cấu tổ chức sàn giao dịch giao sau, quy trình giao dịch được quy định lại cho phù hợp hơn nắm giữ vai trò trung tâm trong việc chi phối, điều tiết và

kiểm sốt thị trường. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp mang tính định hướng lâu dài như phát huy vai trò của Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam (VICOFA), thành lập một cơ quan dự báo chuyên nghiệp cho ngành cà phê, xây dựng khung pháp lý đồng bộ và hoàn thiện cho các hoạt động của thị trường giao sau, tăng cường sự hiểu biết về thị trường giao sau cho các bên có quyền lợi liên quan, khuyến khích việc các nhà sản xuất, nhà kinh doanh cà phê, các ngân hàng, các quỹ đầu tư tham gia thị trường nhằm gia tăng tính thanh khoản cho thị trường.

Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới khó ứng dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vì giao dịch giao sau tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn và chưa sôi động. Những nghiên cứu trong nước được nêu trên khơng có thực hiện khảo sát thực tế giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam. Do đó, tơi đã thực hiện Luận văn theo hướng tìm hiểu thực trạng ngành cà phê Việt Nam, thực trạng giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam qua phương pháp thu thập dữ liệu và qua bảng khảo sát các đối tượng đã từng nghe tới sàn giao dịch cà phê, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày lợi ích của giao dịch giao sau đối với những người tham gia thị trường cũng như Chính phủ và các rủi ro khi tham gia giao dịch hợp đồng giao sau. Một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam về giao dịch giao sau cũng được tác giả trình bày trong chương 1 để từ đó phát triển hướng nghiên cứu cho luận văn.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG GIAO DỊCH GIAO SAU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)