Hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch giao sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 81 - 83)

3.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước:

3.1.1 Hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch giao sau:

Về hệ thống hành lang pháp lý, Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 cùng với Nghị định 158/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết nội dung giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Luật Thương mại và Thông tư 03/2009/TT-BTC hướng dẫn thủ tục thành lập Sở giao dịch hàng hóa và chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa đã hình thành khung pháp lý cho hoạt động giao dịch hàng hóa thơng qua Sở giao dịch. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và tính chất lịch sử của từng thời kỳ nên hệ thống văn bản này vẫn cịn một số bất cập khơng theo kịp sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu thị trường. Vì vậy, các cơ quan chức năng trong thời gian tới khi xem xét ban hành các thông tư, nghị định mới hoặc thậm chí là sửa đổi Luật Thuơng mại cần chú trọng một số vấn đề sau nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường hàng hóa trong đó có hoạt động giao dịch giao sau hàng hóa thơng qua Sở giao dịch: các vấn đề liên quan đến hoạt động môi giới trên Sở giao dịch hàng hóa, các vấn đề liên quan đến hệ thống thuế, hóa đơn và thủ tục hải quan, hệ thống báo cáo, và các văn bản tài chính, các vấn đề liên quan đến cơ chế vận hành, quản lý rủi ro, phương thức bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa, các vấn đề liên quan đến thanh toán bù trừ, ngân hàng thanh toán, và hoạt động tạo lập thị trường,…

Hiện nay theo công văn số 8905/NHNN-QLNH của Ngân hàng Nhà nước, việc giao dịch hợp đồng giao sau (Futures contract) phải được thực hiện trên cơ sở hàng hóa thực để tránh hiện tượng lợi dụng giao dịch hợp đồng giao sau trên thị trường hàng hóa để đầu cơ. Đây là một quy định không phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên thị trường hàng hóa, đặc biệt là thị trường hàng hóa phái sinh ln tồn tại hai nhóm người: nhà bảo hiểm rủi ro và các nhà đầu cơ. Chính các nhà đầu cơ là

hốn đổi rủi ro của nhà đầu tư được thực hiện dễ dàng hơn và từ đó tính thanh khoản của thị trường được đảm bảo. Vì vậy, xã hội cần có sự nhìn nhận lại vai trị thực sự của các nhà đầu cơ trong sự phát triển của các thị trường tài chính, trong đó có thị trường hàng hóa, trước hết bằng việc sửa đổi các quy phạm pháp luật cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Gần đây, Bộ Công Thương đang tiến hành lấy ý kiến góp ý về Thơng tư “Quy định lộ trình, điều kiện và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh đối với thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngồi”. Đây là một bước thực hiện đúng đắn thể hiện sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước đến sự phát triển của thị trường hàng hóa và Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Nếu được ban hành thơng tư này sẽ góp phần giải quyết vấn đề nhà tạo lập thị trường cho Sở giao dịch và cải thiện tính thanh khoản cho hoạt động giao dịch thơng qua Sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, trong q trình xem xét và triển khai thơng tư này cần chú ý bước đầu chỉ nên cấp phép cho các thương nhân Việt Nam được phép giao dịch trên thị trường hàng hóa nước ngồi khi thỏa các điều kiện: đang là thành viên tạo lập thị trường của một Sở hoặc Trung tâm giao dịch hàng hóa nội địa, đang là một thành viên giao dịch tích cực trên các thị trường hàng hóa nội địa, chứng minh được nhu cầu thực tế cần thiết phải giao dịch trên Sở giao dịch quốc tế. Nếu không, rất dễ dẫn đến hiện tượng thương nhân Việt Nam lợi dụng thông tư này để gia tăng hoạt động mua bán trên các Sở giao dịch quốc tế thay vì đóng góp một phần vào hoạt động giao dịch tại thị trường hàng hóa Việt Nam; đồng thời, các Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam rất có thể chỉ trở thành “các đại lý nhận lệnh” cho các Sở giao dịch hàng hóa quốc tế.

3.1.2 Hồn thiện bộ máy quản lý hoạt động giao dịch giao sau:

Về hệ thống tổ chức và quản lý thị trường hàng hóa và Sở giao dịch hàng hóa, hiện tại Bộ Cơng Thương là cơ quan đại diện cho nhà nước trong việc cấp phép thành lập và quản lý Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, liên quan đến hoạt động thuế, phí, và lệ phí lại do Bộ Tài chính quản lý hoặc hoạt động thanh tốn bù trừ và hướng dẫn thanh toán lại liên quan đến Ngân hàng Nhà nước. Điều này

dẫn đến một số vấn đề chồng chéo trong quản lý giao dịch giao sau hàng hóa thơng qua Sở giao dịch. Thiết nghĩ, cần phải có một cơ quan độc lập đứng ra quản lý riêng về giao dịch giao sau hàng hóa nhằm đảm bảo tính thống nhất, tránh các thủ tục rườm rà trong hoạt động quản lý và phát triển giao dịch giao sau hàng hóa tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)