Các giải pháp của các đơn vị khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 93 - 95)

3.3.1 Đối với các ngân hàng thương mại:

Giữa Sở Giao dịch hàng hóa và hệ thống ngân hàng thương mại có mối quan hệ tương hỗ rất rõ: Sở Giao dịch hàng hóa ổn định minh bạch sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại đa dạng hóa sản phẩm và kinh doanh hiệu quả, an tồn; đồng thời, khi hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, sẽ củng cố cho Sở Giao dịch hàng hóa đảm bảo an toàn hệ thống, tăng trưởng mạnh về quy mơ. Ngân hàng thương mại có thể đảm bảo cho sự tuần hồn của hệ thống thanh tốn Sở Giao dịch hàng hóa bằng các nghiệp vụ: quản lý tài khoản nhà đầu tư, tài khoản ký quỹ, quản lý tài sản ký quỹ của thành viên, nhà đầu tư; thực hiện thanh toán bù trừ cho các kết quả giao dịch; theo dõi đánh giá trạng thái của nhà đầu tư, ngăn ngừa rủi ro thanh toán; giám sát, đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng, ngăn ngừa rủi ro do vi phạm hợp đồng...

Đặc biệt, ngân hàng tài trợ tín dụng cho nhà đầu tư mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa, tài trợ tín dụng cho hàng hóa lưu ký tại Sở Giao dịch hàng hóa.

Vì vậy, các ngân hàng thương mại cổ phần có nguồn tài chính mạnh cần quan tâm nhiều đến thị trường phái sinh hàng hóa. Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực của các ngân hàng đáp ứng được yêu cầu thị trường phái sinh hàng hóa và nâng cao khả năng quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, xây dựng hạ tầng cơng nghệ thơng tin hiện đại và đồng bộ giữa các ngân hàng.

3.3.2 Đối với các nhà môi giới:

Các công ty môi giới tham gia giao dịch giao sau với vai trò là người hướng dẫn, tư vấn cho các nhà đầu tư khác tham gia thị trường. Vì vậy, để làm tốt vai trị của mình, các nhà mơi giới cần phải đảm bảo nâng cao năng lực tài chính, xây dựng được đội ngũ nhân viên am hiểu nghiệp vụ để tư vấn cho khách hàng. Cần trang bị hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giao dịch kết nối với sàn giao dịch trong nước và quốc tế.

3.3.3 Đối với các doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần có chính sách thu mua và tạm trữ hợp lý để tránh việc phải bán với mức giá thấp để tránh lỗ và khi có thể tăng giá thì lại hết hàng. Các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, loại bỏ các tạp chất, rang, xay cà phê. Các doanh nghiệp phải liên kết với nhau thành lập Quỹ cà phê, Ban điều hành việc phát triển cà phê. Là nước xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới song chúng ta lại chưa thể chi phối thị trường thế giới mà còn bị các nhà đầu tư nước ngoài chi phối. Các doanh nghiệp Việt Nam thường hoạt động nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ và nguồn vốn hạn chế, không cạnh tranh được các doanh nghiệp nước ngoài. Việc cà phê Viêt Nam chưa thể điều khiển được thị trường có thể do nhiều nguyên nhân, song nếu các doanh nghiệp nội có tiềm năng, đủ sức, dám tận dụng cơ hội cũng như dám liều, tiến hành liên kết tạo ra một “bó đũa” khổng lồ, cùng nhau hợp tác, áp dụng chính sách hợp lý, quảng bá rộng rãi thì tương lai về sự phát triển thương hiệu cà phê Viêt Nam là khơng xa. Tìm hiểu mở rộng thị trường và những đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng như đối thủ tiềm tàng- những nhân tố ảnh hưỏng trực tiếp và gián tiếp về lâu về dài của hoạt động xuất khẩu, kinh doanh cà phê của Việt Nam.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự nắm vững về bản chất của việc phòng ngừa rủi ro, dẫn đến tình trạng tham gia thị trường với mục đích đầu cơ, coi giao dịch giao sau như là một chiếu bạc, và dễ dẫn đến thua lỗ. Do đó các đơn vị chỉ nên tham gia giao dịch giao sau với mục đích thiết thực là bảo vệ rủi ro biến động của giá hàng hóa. Các doanh nghiệp cần phải hiểu tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Trên cơ sở nhận thức đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ, có kiến thức, kỹ năng phân tích và dự báo tốt để từ đó họ giúp doanh nghiệp nhận diện, kiểm sốt và phịng ngừa tốt rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

3.3.4 Đối với nông dân:

Người nơng dân chưa có nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của cơng cụ giảm thiểu rủi ro trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt để từ đó thay

đổi thói quen, tập quán kinh doanh cịn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, người nơng dân cần phải học hỏi, tích cực tìm hiểu giao dịch giao sau. Bên cạnh đó, người nơng dân phải chú ý đến chất lượng cà phê. Chế biến là khâu quyết định tới chất lượng cà phê. Sau khi thu hoạch, người nơng dân cần có có kỹ thuật sơ chế, rang sấy để đảm bảo cà phê không bị hỏng, mốc làm giảm chất lượng, có chọn lọc, phân loại cà phê, loại bỏ các hạt kém chất lượng. Bởi vì, một thị trường muốn phát triển mạnh thì địi hỏi chất lượng phải thật tốt, nhằm nâng cao thương hiệu cà phê Việt nam trên thế giới. Đảm bảo chất lượng cà phê để giúp cho sàn giao dịch cà phê của Việt Nam có thể kết nối đươc với các sàn giao dịch cà phê khác trên thế giới.

Ngoài ra khi tham gia giao dịch để bảo hiểm rủi ro cho hàng thực của mình. Các nơng dân cũng cần phải tính tốn, dự báo chính xác sản lượng sắp tới của mình để mua hoặc bán số lượng hợp đồng giao sau phù hợp, tránh rủi ro về số lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)