Giới thiệu Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 56 - 58)

2.2 Thực trạng giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam:

2.2.3.1 Giới thiệu Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột:

Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC- Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center) bắt đầu hoạt động từ tháng 12 năm 2008 với phương thức giao ngay có hàng thực và từ ngày 11 tháng 03 năm 2011 BCEC chính thức đưa vào giao dịch sản phẩm cà phê giao sau với thời gian thí điểm mơ hình giao dịch giao sau cà phê là một năm.

BCEC tổ chức giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu, theo hai phiên: buổi sáng từ 9:00 đến 11h00 giao dịch sản phẩm giao ngay cà phê và buổi chiều từ 14h00 đến 17h00 giao dịch sản phẩm kỳ hạn (hợp đồng giao sau) cà phê. Cơ chế giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh liên tục.

BCEC hoạt động theo nguyên tắc thành viên gồm thành viên môi giới, thành viên kinh doanh và thành viên đăng ký bán.

BCEC là một đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Đăk Lăk. Tổng vốn đầu tư vào BCEC khoảng 100 tỷ đồng. Năm

2008 BCEC được Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ 850.000 Euro để hỗ trợ kỹ thuật vận hành cho sàn giao dịch của BCEC. BCEC đặt tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - thủ phủ của cà phê của Việt Nam.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của BCEC bao gồm 1 sàn giao dịch và hệ thống tổng kho 8.000 m2 có sức chứa khoảng 15.000 tấn cà phê nhân cùng một thời điểm, bên cạnh đó là một xưởng chế biến có diện tích khoảng 5.000 m2 với tổng công suất tương đương 150.000 tấn/năm, đặt ngay tại Trung tâm, sẵn sàn đáp ứng nhu cầu mua bán, ký gửi cà phê của người sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh cũng như khu vực Tây Nguyên.

BCEC đã cùng với các đơn vị ủy thác là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), CTCP Thái Hịa Bn Ma Thuột và CTCP Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu – chi nhánh Tây Nguyên (CafeControl) đã thiết lập được thị trường giao dịch cà phê thông qua sàn giao dịch với phương thức giao ngay có hàng thực và giao sau theo từng kỳ hạn của hợp đồng giao dịch cà phê Robusta, với mục đích nhằm giảm khâu trung gian, tạo môi trường mua bán trực tiếp, tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh cũng như các nhà đầu tư tài chính sử dụng tính cơng khai, minh bạch, an tồn, nhanh chóng, thuận tiện,... và các dịch vụ: gửi kho, kiểm định chất lượng, chế biến, tín dụng,... để phục vụ mục đích kinh doanh giao dịch của mình. Trong đó:

- Ngân hàng Techcombank đảm nhận vai trò là ngân hàng ủy thác thanh toán cho hoạt động giao dịch tại Trung tâm với các nhiệm vụ mở và quản lý tài khoản tiền của các thành viên; thực hiện lưu ký chứng thư hàng gửi kho; thực hiện thanh toán, hạch toán tài khoản tiền và hàng đối ứng giữa bên bán và bên mua sau khi các giao dịch thành công; đồng thời cũng là ngân hàng cung ứng các dịch vụ về tài chính, tín dụng,... cho thành viên và nơng dân có hàng gửi kho.

- CTCP Thái Hịa Bn Ma Thuột là công ty đảm nhận vai trò quản lý kho hàng, tổ chức vận hành hệ thống kho và nhà máy chế biến cà phê thô cho người có hàng, người nơng dân khi họ đem cà phê đến ký gửi tại kho Trung tâm. Đơn vị này thực hiện nhiệm vụ nhận ký gửi, bảo quản, cất trữ cà phê sau khi đã chế biến thành

cà phê nhân thành phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu theo từng phẩm cấp chất lượng được niêm yết trên sàn giao dịch; tổ chức các dịch vụ về kho bãi, chế biến, tái chế, ký gửi theo nhu cầu của người gửi hàng.

- Công ty Cafecontrol thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng đối với hàng hóa được người có hàng, người nơng dân mang đến Trung tâm, cùng với công ty quản lý kho thực hiện việc xác định phẩm cấp, chất lượng cà phê làm cơ sở để Trung tâm cấp Chứng thư hàng gửi kho cho người gửi hàng. Công ty Cafecontrol cũng thực hiện các dịch vụ về kiểm định chất lượng khi người gửi hàng có nhu cầu.

BCEC cùng với các đơn vị phối hợp đã thiết lập được hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống phần mềm đấu giá khớp lệnh giao ngay, giao sau, thanh toán bù trừ, chuyển giao sản phẩm, công bố thông tin,... cùng với sàn giao dịch đầy đủ trang thiết bị, có sức chứa hơn 100 người cùng lúc giao dịch và làm việc ngay tại sàn. Hệ thống này đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho các tổ chức, cá nhân từ người sản xuất, chế biến đến kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng cà phê cho đến các nhà đầu tư tài chính thực hiện giao dịch, mua bán cà phê theo mơ hình hoạt động hiện đại phù hợp với xu thế và tập quán giao dịch kinh doanh, mua bán hàng hố nơng sản trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)