Thực trạng giao dịch giao sau cà phê tại BCEC:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 58 - 61)

2.2 Thực trạng giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam:

2.2.3.2 Thực trạng giao dịch giao sau cà phê tại BCEC:

Trong gần 3 năm qua, BCEC đã nhiều lần điều chỉnh những chính sách đưa ra lúc đầu chưa được phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, nhằm tạo mọi điều kiện dễ dàng hơn để thu hút nơng dân. Ví dụ như:

- Giảm lượng hàng tối thiểu một lần bán từ 5 tấn xuống cịn 1 tấn, để cho người nơng dân có ít hàng cũng bán được thông qua BCEC.

- Mở ra một phương hướng cho người nơng dân có thể bán hàng khi cà phê còn nằm trên cây mà gặp lúc giá tốt và giao hàng sau để tránh bán hàng đồng loạt sau khi thu hoạch.

- Công tác kiểm hàng công bằng và vô tư thông qua công ty kiểm định Cafe Control khi nông dân giao hàng cho bên nhận. Cà phê được chăm sóc tốt có tỷ lệ hạt lớn loại 1 cao, hay cà phê được chế biến sạch ít tạp chất hơn 1% sẽ được cộng

thêm giá. Điều này khuyến khích nơng dân đầu tư tốt hơn cho chăm sóc và sơ chế bước đầu để nâng cao chất lượng cà phê.

- Mở nhiều đợt tuyên truyền qua hội thảo đến nhiều huyện cùng với sự kết hợp của nhiều ngành như ngân hàng, công ty kiểm định, cơng ty tiếp nhận hàng hóa... để giải thích chi tiết cho nơng dân.

- Hàng hóa gởi vào sàn nếu chưa muốn bán không lo bị mất như gởi cho các đại lý, khơng những thế cịn được ngân hàng cho vay 70% giá trị thời điểm lô hàng gởi dựa trên chứng thư gởi kho.

- Nghiên cứu hướng thành lập các điểm giao hàng nằm xa trung tâm để tiện cho việc giao nhận giữa nông dân và sàn giao dịch.

Với điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các hệ thống quy định, quy trình nghiệp vụ và cơng nghệ tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao dịch ở quy mô lớn. Tuy được sự quan tâm, ủng hộ và định hướng từ Bộ Công Thương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, sự tài trợ của Cơ quan phát triển Pháp (AFD); sự hỗ trợ và phối hợp từ các đơn vị: Tư vấn quốc tế, tư vấn luật, các công ty phát triển hệ thống công nghệ và các đơn vị phối hợp (Techcombank, CTCP Thái Hịa Bn Ma Thuột, Cafecontrol…) cùng chung sức xây dựng thị trường ban đầu nhưng kết quả mang lại hết sức khiêm tốn. Thành viên đăng ký bán của BCEC dù có tăng trong gần 3 năm qua nhưng chỉ đạt 47 thành viên, một con số rất khiêm tốn nếu so với hàng vạn hộ dân trồng cà phê ở Đắk Lắk nói riêng và hàng trăm ngàn hộ nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên mà BCEC định hướng nhắm tới. Thành viên đăng ký kinh doanh cũng quá ít, chỉ mới có 21 doanh nghiệp. Thành viên mơi giới chỉ có 4 cơng ty, con số q ít khó có thể gặp gỡ nhiều nhà đầu tư, thuyết phục họ mở tài khoản và hướng dẫn khách hàng giao dịch cũng như tư vấn thông tin giao dịch…

Đối với giao dịch giao ngay, tính cả niên vụ 2009-2010 và niên vụ 2010- 2011, số lượng cà phê được mang đến BCEC thực hiện ký gửi, giao dịch chưa đến 1.000 tấn, trong khi Đắk Lắk sản xuất khoảng 400.000 tấn cà phê/năm.

Nhìn vào bảng 2.5, từ ngày khai trương hoạt động thí điểm giao dịch cà phê giao sau 11/03/2011 đến hết tháng 06/2011, tổng giá trị khớp lệnh đạt gần 308 tỷ đồng, trung bình 3,85 tỷ đồng/phiên. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt là 3.137 lô (một lô tương ứng với 2 tấn), trung bình gần 78,5 tấn cà phê/phiên. Tất cả các trạng thái mở của những hợp đồng trên đều được tất toán vào cuối phiên giao dịch của ngày giao dịch cuối cùng trong tháng và không phát sinh hoạt động giao nhận hàng, cũng như có bất kỳ trạng thái mở nào rơi vào mức bị xử lý theo quy định của BCEC.

Bảng 2.5: Số liệu giao dịch giao sau tại BCEC từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011 Tháng Khối lượng đặt mua Khối lượng đặt bán Tổng khối lượng khớp Tổng số lệnh khớp Tổng giá trị khớp (1.000VNĐ) 3/2011 829 802 684 1.121 64.967.160 4/2011 1.253 1.213 1.074 768 104.154.800 5/2011 509 487 439 452 44.621.480 6/2011 979 970 940 1.196 94.167.640 Tổng cộng 3.570 3.472 3.137 3.537 307.911.080 Nguồn: BCEC

Hoạt động giao dịch giao sau tại BCEC trong thời gian qua chủ yếu do các thành viên môi giới giao dịch, khớp lệnh với nhau nhằm tạo thị trường ban đầu và khuyến khích thị trường phát triển.

Với số lượng thành viên cịn hạn chế, với năng lực tài chính khơng mạnh, chưa thật sự có thành viên tạo lập thị trường tham gia hoạt động này, do vậy, việc thực hiện hoạt động tạo lập thị trường cũng không nhiều, lệnh đặt vào hệ thống ít, tính thanh khoản của thị trường kém. Điều này dẫn đến tâm lý chờ đợi, chưa tham gia của các nhà đầu tư khi trên sàn BCEC khơng có lệnh đối ứng để khớp, môi trường giao dịch không sôi động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)