Kết luận từ mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3.6 Kết luận từ mơ hình nghiên cứu

Kết quả mơ hình đánh giá tác động của các biến độc lập đến tổng nợ/ tổng tài sản, nợ ngắn hạn/ tổng tài sản và nợ dài hạn/ tổng tài sản đối với các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE được trình bày ở bảng tóm tắt sau:

Bảng 2.9: Tổng hợp các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn

STT Biến độc lập Tương quan kỳ vọng với cấu trúc vốn

Kết quảt nghiên cứu thực nghiệm của đ

tài LEV STD LTD 1 TANG + + (*) + (**) 2 PROF + / – 3 SIZE + / – + (**) + (*) 4 GROW + / – + (*) + (***) + (***) 5 RISK + / – + (**) + (***) 6 LIQD + / – – (*) – (*) 7 TAX +

Ghi chú: Ký hiệu (*), (**), (***) chỉ ra ước lượng điểm có ý nghĩa về mặt

thống kê tại các mức lần lượt 1%, 5% và 10%.

Từ bảng tổng hợp 2.9, tác giả đưa ra những kết luận về phân tích nhân tố tác động đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE như sau:

− Biến TANG có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) và nợ ngắn hạn (có ý nghĩa thống kê ở mức 5%). Biến độc lập này cũng có tác động thuận chiều tới nợ dài hạn, tuy nhiên thống kê t khơng có ý nghĩa. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Ooi (1999), Li (2010), Mahmood và cộng sự (2011). Theo đó, các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao sẽ sử dụng nhiều nợ hơn, do tài sản hữu hình đóng vai trị quan trọng trong việc thế chấp các khoản vay.

− Biến PROF có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ ngắn hạn, đồng thời có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (–) với tổng nợ và nợ dài hạn. Tuy nhiên các thống kê t khơng có ý nghĩa.

− Biến SIZE có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ (có ý nghĩa thống kê

ở mức 5%) và nợ dài hạn (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Biến độc lập này cũng

có tác động nghịch chiều tới nợ ngắn hạn, tuy nhiên thống kê t khơng có ý nghĩa. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cũng như các nghiên cứu trước đây của Li (2010), Mahmood và cộng sự (2011). Theo đó, các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE có quy mơ càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay, đặc biệt là vốn vay dài hạn.

− Biến GROW có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) cũng như nợ ngắn hạn và nợ dài hạn (cùng có ý nghĩa thống kê ở

mức 10%). Kết quả này trái ngược với lý thuyết chi phí đại diện, vốn cho rằng các doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao trong tương lai sẽ có xu hướng sử dụng tài trợ bằng vốn chủ sở hữu nhiều hơn. Điều này có thể lý giải trong giai đoạn 2008 – 2011, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam khi nhận thấy có cơ hội tăng trưởng sẽ có xu hướng tiếp tục vay thêm nợ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.

− Biến RISK có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ (có ý nghĩa thống kê

ở mức 5%) và nợ dài hạn (có ý nghĩa thống kê ở mức 10%). Kết quả này phù hợp

với nghiên cứu của Barkham (1997). Theo đó, những doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE có rủi ro nhiều hơn sẽ sử dụng nhiều nợ hơn trong cơ cấu vốn của họ.

− Biến LIQD có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (–) với tổng nợ và nợ ngắn hạn (cùng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Biến độc lập này cũng có tác động nghịch chiều tới nợ dài hạn, tuy nhiên thống kê t khơng có ý nghĩa. Kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng cũng như nghiên cứu trước đây của Li (2010). Theo đó, các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE có khả năng thanh tốn hiện hành càng cao thì sẽ hạn chế sử dụng nợ.

− Biến TAX có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ dài hạn, đồng thời có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (–) với tổng nợ và nợ ngắn hạn. Tuy nhiên các thống kê t khơng có ý nghĩa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở Chương 1, tác giả đã trình bày sơ lược các lý thuyết về cấu trúc vốn và các

kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Chương 2 của đề tài nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau:

Đánh giá sơ lược về thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE.

Phân tích các nhân tố tác động đến đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tài sản hữu hình,

quy mơ doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, tính thanh khoản

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN

CHO CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN

HOSE

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)