Khái quát tình hình kinh tế-xã hội của Tỉnh Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở bình dương đến 2015 (Trang 40)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT CÁC DỰ ÁN FDI Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG

2.1 Khái quát tình hình kinh tế-xã hội của Tỉnh Bình Dƣơng

2.1.1 Vị trí địa lý, chính trị xã hội của Bình Dƣơng

Bình Dƣơng là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.695,54km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nƣớc và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), có toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 10o07' - 11o30', kinh độ Đơng: 106o06'- 107o00'. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dƣơng có 03 thị xã, 4 huyện với 91 xã, phƣờng, thị trấn. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa của tỉnh Bình Dƣơng.

2.1.2 Vị trí địa lý của Bình Dƣơng trong chiến lƣợc phát triển chung của cả nƣớc nƣớc

Tỉnh Bình Dƣơng có vị trí quan trọng trong vùng Đơng Nam Bộ và là cửa ngỏ phía Đơng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Mạng lƣới giao thông đang trong thời kì phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống giao thông đƣờng bộ đã thực sự giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dƣơng nói riệng và cả nƣớc nói chung.

Dân số: Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 thì tổng số dân ở Bình Dƣơng là 1,482,636 ngƣời, với mật độ dân số 550 ngƣời/km2. Do nền kinh tế phát triển nhanh, nhiều khu công nghiệp mở ra nên thu hút nhiều dân nhập cƣ từ các địa phƣơng khác . Tỉnh có tốc độ tăng dân số cao hất cả nƣớc với tỉ lệ tăng trung bình 7,3%/năm, tỉ lệ dân khu vực thành thị chiếm 31%. Mật độ dân cƣ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các huyện, thị xã có khu cơng nghiệp.

Lao động: Đến nay, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo chiếm 60%. Cơ cấu lao

động đang chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh tỷ trong ở các ngành công nghiệp và dịch vụ

Tăng trƣởng kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh ( GDP) tăng bình quân 14%

hàng năm với GDP bình quân đầu ngƣời đạt 30,1 triệu đồng tính đến cuối năm 2010, gấp 2,2 lần so với năm 2005.

Công nghiệp: Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 20% hàng năm,

đạt gấp 2,5 lần năm 2005; trong đó: khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 64%, khu vực kinh tế trong nƣớc chiếm 36%. Hiện tồn tĩnh có 28 khu cơng nghiệp, với tổng diện tích là 8.751 ha ( gấp 2,7 lần năm 2005). Trong đó có 24 khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt động với trên 1200 doanh nghiệp đang sản xuất, tỷ lệ thuê đất bình quân đạt 60%.

GDP dịch vụ tăng bình quân 24,1% hàng năm.

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 22,9% hàng năm, năm 2010 đạt 8,5 tỷ đô la Mỹ; gấp 2,8 lần năm 2005.

Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 21,1% hàng năm, năm 2010 đạt 7,2 tỷ; gấp 2,6 lần năm 2005.

Tổng vốn đầu tƣ phát triển tăng bình quân 14,7% hàng năm; gấp 2 lần so với năm 2005. Trong đó: vốn nhà nƣớc chiếm 8,8%, vốn tín dụng chiếm 4,2%, tƣ nhân chiếm 34,5%, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm 52,2%, vốn khác chiếm 0,3%.

Tổng thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 24,3%, cụ thể năm 2010 thu đạt 16.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với 2005, trong đó khu vực kinh tế quốc dân doanh tăng bình quân 39% ( chiếm 18%), đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi tăng bình qn 22% ( chiếm 19%), xuất nhập khẩu tăng bình quân 16% ( chiếm 30%).

Tổng chi ngân sách tăng bình quân 27,3% hàng năm; năm 2010 đạt 6.500 tỷ đồng, gấp 3,34 lần năm 2005 [22,6-19]

2.2 Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi ở Bình Dƣơng 2.2.1 Tình hình thu hút dự án và qui mơ

Tình hình thu hút vốn FDI giai đoạn từ năm 1989 đến 2010, tỉnh Bình Dƣơng thu hút 2136 dự án với số vốn đăng ký là 13.967,36 triệu USD. Qua số liệu ở bảng 2.1 cho ta thấy số dự án FDI vào Bình Dƣơng tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2007, số dự án tăng đột biến sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới ( WTO); trong năm 2007 Bình Dƣơng chiếm 40% số dự án FDI của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và chiếm 23% tổng số dự án mới thu hút đầu tƣ củ cả nƣớc, đây đƣợc xem là kết quả rất ấn tƣợng trong công tác thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi của Bình Dƣơng. Riêng năm 2009 và 2010 đƣợc xem là thời gian khó khăn nhất trong thu hút đầu tƣ do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhƣng thu hút đầu tƣ nƣớc ngồi (FDI) của Bình Dƣơng vẫn đạt kết quả khả quan. Trong thu hút đầu tƣ FDI, cùng với số lƣợng dự án và vốn đầu tƣ tăng lên nhanh chóng là ngày càng có nhiều tập đoàn lớn với sản phẩm có hàm lƣợng cơng nghệ cao, khả năng cạnh tranh tốt đầu tƣ vào tỉnh.

Bảng 2.1: Dự án FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng từ 1989 – 2010 (chỉ tính các dự án cịn hiệu lực) Năm Số dự án Tổng số vốn đăng ký ( Triệu USD) Vốn pháp định ( Triệu USD) Qui mô dự án ( Triệu USD/dự án) 1989-1999 279 3.186,66 1.365,48 11,42 2000 116 721,08 300,14 6,22 2001 116 482,26 220,59 4,16 2002 155 707,57 290,78 4,56 2003 150 823,54 308,35 5,49 2004 152 759,26 300,12 5,00 2005 188 814,21 358,40 4,33 2006 219 1529,45 653,81 6,98 2007 339 2143,51 745,10 6,32 2008 218 1.884,95 604,73 8,65 2009 101 372,13 144,50 3,68 2010 103 371,75 132,21 3,61 Cộng 2136 13.976,36 5.503,38 6,543

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương

Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy số dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép trên địa bàn tỉnh tăng đáng kể qua các năm. Năm 2007 số dự án là 339 tăng 120 dự án so với năm 2006. Năm 2008 giảm 121 dự án so với năm 2007, năm 2009 và năm 2010 số dự án chỉ còn 101 và 103 dự án do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam vừa vƣợt qua những khó khăn của năm 2008 nhƣ lạm phát cao, thâm hụt thƣơng mại lớn, thị trƣờng chứng khoán sụt giảm mạnh... lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính tồn cầu khiến cho dịng FDI toàn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể, trong đó Bình Dƣơng cũng không ngoại lệ.

Theo thống kê của Sở kế hoạch và đầu tƣ Bình Dƣơng: Thời điểm hết tháng 12 năm 2010, Bình Dƣơng có 2136 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 13.976,36 triệu USD của các nhà đầu tƣ đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Qui mơ bình qn mỗi dự án là 6,543 triệu USD, so với qui mơ bình qn mỗi dự án của cả nƣớc là 15,5 triệu USD thì qui mơ dự án FDI ở Bình Dƣơng cịn khá thấp so với cả nƣớc. Điều này cho thấy Bình Dƣơng chƣa thật sự là điểm thu hút đối với các nhà đầu tƣ lớn trên thới giới. Và một thực tế cho thấy nguồn đầu tƣ FDI vào Bình Dƣơng có sự mâu thuẫn rất lớn trong việc đăng ký và thực hiện. Điều này thể hiện rõ ở sự chênh lệch rất lớn ở con số FDI đăng ký và FDI giải ngân, tính trung bình thì mức độ giải ngân FDI chỉ đạt hơn 30%. Nếu năm 2007, là năm có vốn FDI đăng ký khá cao ( đạt 2.143,51 triệu USD), nhƣng thực tế cho thấy chỉ có khoảng 30% lƣợng FDI đăng ký này ( khoảng 745,1) đƣợc thực hiện còn 70% còn lại chỉ là những con số nằm trên giấy. Không chỉ theo những con số thống kế, trên thực tế, những dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi ở Bình Dƣơng bị thu hồi giấy phép trong quá trình thực hiện cũng đang là vấn đề mà các cấp quản lý cần quan tâm. Có 2 nhóm dự án chính dẫn đến tình trạng trên:

Thứ nhất: Nhóm dự án đăng ký lớn, chiếm nhiều đất rồi xin tạm dừng hay

dừng vì lý do thiếu vốn. Nhóm này thƣờng gặp ở những dự án bất động sản. Ví dụ điển hình là nhà đầu tƣ Khu cơng nghiệp Phú Gia Bình Dƣơng, sau khi đƣợc UBND Tỉnh thông qua giấy phép thành lập, nhà đầu tƣ lấy đất rồi chuyển nhƣợng lại cho nhiều nhà đầu tƣ khác mà không tiếp tục triển khai dự án theo giấy phép đƣợc thông qua.

Thứ hai: Nhóm dự án FDI thực sự đầu tƣ nhƣng gặp khó khăn về cơng tác

đền bù giải tỏa, cơ sở hạ tầng yếu kém khiến không thể triển khai đƣợc các dự án đầu tƣ. Một trong những trƣờng hợp điển hình là công ty TNHH UPPER GROUP nằm trong khu cơng nghiệp Đại Đăng tỉnh Bình Dƣơng, giấy phép đƣợc thơng qua cho đến nay đƣợc 2 năm nhƣng nhà đầu tƣ vẫn chƣa thực hiện xong công tác giải tỏa đền bù vì vậy ảnh hƣởng đến cơng tác triển khai và thực hiện dự án theo giấy phép.

Nguyên nhân khách quan:

 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008-2010, đặc biệt nghiêm trọng ở các nƣớc có nhiều chủ đầu tƣ lớn nhƣ Hoa kỳ, EU, Nhật… khiến nhiều Nhà đầu tƣ bị phá sản, hoặc rơi vào tình trạng thiếu vốn.

 Chiến lƣợc đầu tƣ của nhiều tập đồn nƣớc ngồi mang tính dàn trải, đầu tƣ ở nhiều nơi trên thế giới trong khi đó nguồn tài chính có hạn.

Ngun nhân chủ quan :

 Bình Dƣơng chƣa có 1 chiến lƣợc và quy hoạch thu hút vốn FDI ở tầm quốc gia, khiến việc thu hút FDI mang tính bị động.

 Cơ sở hạ tầng yếu kém hạn chế khả năng hấp thụ vốn đầu tƣ.

 Cơ chế quản lý đầu tƣ có sơ hở: Tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ, ở khoản 1, điều 51 quy định về điều chỉnh dự án đầu tƣ, trong các yếu tố buộc nhà đầu tƣ phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tƣ không đề cập đến trƣờng hợp thay đổi chủ đầu tƣ. Cho nên mới có hiện tƣợng nhà đầu tƣ khi đăng ký và đƣợc cấp phép thì để một thời gian dài rồi chuyển nhƣợng cho nhau, không phải trong nƣớc mà chuyển nhƣợng tại nƣớc ngoài. Sau đó nhà đầu tƣ “thứ phát” đến Bình Dƣơng làm thủ tục đăng ký lại. Và Nhà đầu tƣ nƣớc ngồi cũng khơng làm trái với quy chế quản lý đầu tƣ của ta.

 Công tác thẩm định khả năng tài chính của Nhà đầu tƣ còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở cơ quan cấp giấy phép ở các địa phƣơng: nhiều dự án khổng lồ “tỷ USD”, những dự án sử dụng tới hàng nghìn hécta đất đều khơng qua con đƣờng thẩm định chuyên nghiệp. Trong khi đó luật thay đổi về cơng tác thẩm định tạo ra lỗ hổng cho nhiều dự án ảo ra đời; nhiều nhà đầu tƣ khơng có năng lực tài chính vào Việt nam đăng ký đầu tƣ.Thật vậy, ngày trƣớc ta có quy định thẩm tra tài chính các dự án đầu tƣ, sau đó “đẻ” ra một bộ máy giải quyết cơng việc thẩm định này. Thấy thế, Luật Đầu tƣ 2005 bỏ thẩm tra đi, để cho nhà đầu tƣ tự chứng minh về tài chính , điều này đã dẫn đến tình trạng đăng ký rồi khơng có khả năng triển khai dự án nhƣ thời gian qua.

 Lực lƣợng nhân sự cấp giấy phép cho các dự án ở các địa phƣơng còn hạn chế, mỏng về lực lƣợng cho nên việc hậu kiểm tra việc triển khai các dự án FDI thực tế khơng thể tiến hành, việc họ có thể làm là sau vài năm khơng thấy động tịnh triển khai thì làm thủ tục rút giấy phép đầu tƣ. Hiện tại, số lƣợng nhân sự phòng Quản lý đầu tƣ nƣớc ngồi của Ban quản lý khu cơng nghiệp Bình Dƣơng chỉ có 5

cán bộ mà quản lý hơn 1.500 doanh nghiệp nên việc theo dõi, quản lý việc triển khai dự án của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

 Sự nơn nóng thu hút vốn cho phát triển mà xem nhẹ công tác thẩm tra đối tác. Nguyên nhân sâu xa của những tiêu cực trong hoạt động thẩm định tại địa phƣơng là “ bệnh thành tích” của nhiều địa phƣơng. [20,44-45]

2.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tƣ theo quốc gia

Bảng 2.2: Các nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Tỉnh Bình Dƣơng từ năm

1989 – 2010 STT Nƣớc Số dự Á n Tổng số vốn đăng ký (triệu USD) Trong đó vốn pháp định (triệu USD) Vốn bình quân/dự án (triệu USD) 1 Đài Loan 747 3.674,60 1.625,64 4,9191 2 Hàn Quốc 473 1.593,83 728,51 3,3696 3 Nhật Bản 161 1.490,09 595,55 9,2552 4 Singapore 112 1.113,48 460,07 9,9418 5 Trung Quốc 89 315,68 126,85 3,5470 6 Malaysia 82 1.273,63 236,26 15,5321 7 Hoa Kỳ 80 515,86 187,77 6,4483 8 Các nƣớc khác 69 943,22 347,1 13,6699 9 Hồng Kông 60 1.012,94 355,34 16,8823 10

Quần đảo Vigrin 50 451,39 177,93 9,0278

11 18 Quốc gia còn lại 886 1591,6 662,36 2,4029

Tổng cộng 2.136 13.976,36 5.503,38 6,5432

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dƣơng năm 2010

Nhận xét: Cho đến nay có 28 quốc gia và vùng lãnh thỗ đầu tƣ vào tỉnh Bình

Dƣơng. Trong đó các nƣớc châu Á dẫn đầu về số lƣợng dự án cũng nhƣ số vốn đầu tƣ và chiếm vị trí cao nhất đó là Đài Loan với 747 dự án với tổng số vốn đầu tƣ lên 3.674,60 triệu USD, quy mơ trung bình các dự án Đài Loan khoảng 4,9 triệu USD/dự án, trong đó chƣa kể các dự án đầu tƣ liên doanh với các nƣớc khác.

Các nhà đầu tƣ đến từ Hàn Quốc đứng thứ 2 về số lƣợng với 473 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1.593,83 triệu USD chiếm 12,1% về tổng số vốn đầu tƣ. Cho đến nay Hàn Quốc đã có trên 2256 dự án đầu tƣ vào Việt Nam với tổng số vốn 22,1 tỷ USD. Chủ yếu là đầu tƣ vào TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dƣơng.

Đánh giá về vai trò của các nhà đầu tƣ Hàn Quốc, Thứ trƣởng Bộ Công Thƣơng Nguyễn Thành Biên nêu rõ, với vị trí thƣờng xuyên đứng trong Top 3 các nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ nhiều nhất vào Việt Nam, các nhà đầu tƣ Hàn Quốc đã và đang tạo dấu ấn rõ nét đặc biệt trong các lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng, các ngành cơng nghiệp nhƣ đóng tàu, điện và điện tử. Tiếp đến là Nhật Bản 161 dự án với tổng số vốn đầu tƣ là 1.490,09 triệu USD. Nhà đầu tƣ Singapore với 112 dự án với số vốn đăng ký 1.113,48 triệu USD chiếm 4,91% tổng số vốn đầu tƣ. Chất lƣợng của các dự án đầu tƣ của Singapore vào Bình Dƣơng cũng có cải thiện rõ rệt so với các nhà đầu tƣ khác. Theo đó, quy mơ vốn bình qn mỗi dự án từ Singapore đạt 9,94 triệu USD/ dự án, cao hơn mức bình quân của các dự án trên tồn tỉnh, thậm chí gấp 2-3 lần so với quy mơ vốn bình qn mỗi dự án của một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhƣ Hàn Quốc, Inđônêsia, Đan Mạch.

Kết quả và hậu quả mất cân đối trong thu hút vốn đầu tƣ theo đối tác

 Đa số các nhà đầu tƣ châu Á có cơng nghệ thứ cấp, họ chủ yếu đầu tƣ vào các ngành khai thác lợi thế lao động giá rẻ của Việt nam nói chung và Bình Dƣơng nói riêng, cho nên gần 25 năm thu hút vốn FDI nhƣng trình độ cơng nghệ của Việt nam không đƣợc cải thiện nhiều, chƣa tƣơng xứng với nguồn vốn FDI đã thu hút.

 Thu hút vốn FDI ở nƣớc gần thực chất là thu hút một mắt xích của hệ thống dây chuyền sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, mà Việt nam là khâu lắp ráp, gia công.. dẫn tới XK nhiều nhƣng trị giá gia tăng thấp, ngành sản xuất nguyên liệu phụ trợ khơng phát triển, tính phụ thuộc cao vào thị trƣờng khu vực.

 Các Nhà thầu Trung quốc thƣờng bỏ thầu với giá rẻ, nhƣng chất lƣợng cơng trình thấp, thời gian triển khai chậm. Đặc biệt, các Nhà thầu Trung quốc ít sử dụng nhân công hoặc vật tƣ tại Việt nam: Hiệp hội cơ khí VN đã gởi văn bản tới Thủ tƣớng khiếu nại rằng, khi Trung Quốc thực hiện các cơng trình trúng thầu, thì 100% cơng việc tại dự án là “nhập khẩu” từ Trung quốc: từ lao động phổ thông nhƣ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở bình dương đến 2015 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)