Nhãn hiệu liên kết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 40 - 41)

Trên thương trường, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường xuyên diễn ra và ngày càng tinh vi, trong đó có hành vi bắt chước NHHH. Do ham lợi, muốn đạt lợi nhuận nhanh chóng và bằng cách rẻ nhất, người ta đã nhái theo các NHHH được công chúng ưa chuộng. Để tạo cho các chủ thể kinh doanh chủ động ngăn ngừa sự lạm dụng đó, pháp luật cho phép họ đăng ký bảo hộ những NH liên kết.

Đây là một loại NHHH mới nên hiện nay khơng có sự thống nhất trong quan điểm của các nước về vấn đề bảo hộ chúng. Pháp luật Hoa Kỳ không quy định riêng về NH liên kết nhưng lại lồng các quy định tương ứng vào việc bảo hộ NH nổi tiếng.

ở Việt Nam, NH liên kết lần đầu tiên được ghi nhận tại Nghị định 63/CP, theo đó (khoản 8A Điều 2):

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu hàng hóa tương tự với nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự với nhau hoặc có liên quan đến nhau, và các nhãn hiệu hàng hóa trùng nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau [2].

Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT cũng kế thừa tinh thần của điều luật trên khi quy định: "Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau" [12].

Như vậy, có thể chia NH liên kết thành hai loại: loại thứ nhất là các NHHH tương tự với nhau do một chủ thể đăng ký dùng cho các hàng hóa/dịch vụ cùng loại, tương tự với

nhau hoặc có liên quan với nhau. Loại thứ hai là các NHHH trùng nhau do cùng một chủ thể đăng ký cho các hàng hóa/dịch vụ tương tự hoặc có liên quan với nhau.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)