Vấn đề thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệuhàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 44 - 45)

Việc ban hành pháp luật bảo hộ NHHH có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh cũng như người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ ban hành pháp luật là chưa đủ. Bởi vì, như đã phân tích ở trên, NHHH có đặc tính là rất dễ bị xâm phạm. Do đó, một vấn đề mà tất cả các quốc gia đều hết sức quan tâm là vấn đề thực thi pháp luật bảo hộ quyền SHTT, trong đó có NHHH. Điều này thể hiện rất rõ trong các hệ thống pháp luật của các nước cũng như trong các điều ước quốc tế liên quan, đặc biệt là Hiệp định TRIPS.

Thực thi pháp luật bảo hộ NHHH được hiểu là một hệ các vấn đề liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền thực thi và mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong việc thực thi pháp luật bảo hộ NHHH, hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác thực thi, các biện pháp và cách thức mà các cơ quan này tiến hành thực thi pháp luật bảo hộ NHHH.

Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật bảo hộ NHHH bao gồm nhiều loại cơ quan khác nhau: cơ quan đăng ký (thường là cơ quan hành chính thuộc chính phủ), cơ quan xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện và tranh chấp (bao gồm toà án, trọng tài thương mại và cơ quan hành chính), cơ quan kiểm soát biên giới (hải quan), cơ quan giải quyết vấn đề SHTT bao gồm cả NHHH liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền (cơ quan quản lý cạnh tranh) và nhiều loại cơ quan khác như cơ quan công an, quản lý

thị trường. Các cơ quan này tuy chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khác nhau nhưng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ trong việc thực thi pháp luật bảo hộ NHHH.

Hệ thống các văn bản pháp luật thực thi bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung và các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng. Hệ thống các văn bản này cũng bao gồm các văn bản quy định về thẩm quyền của các cơ quan, mối quan hệ giữa các cơ quan với nhau. Các văn bản pháp luật nội dung bao gồm các quy định của pháp luật dân sự, kinh tế, hình sự, hành chính và pháp luật quốc tế.

Để tiến hành bảo hộ NHHH có hiệu quả, các nước trên thế giới sử dụng nhiều biện pháp để bảo hộ: bảo hộ bằng pháp luật hình sự, bảo hộ bằng pháp luật dân sự, bảo hộ bằng pháp luật hành chính, bảo hộ bằng biện pháp kiểm soát biên giới và bảo hộ bằng pháp luật cạnh tranh bao gồm pháp luật cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật kiểm soát độc quyền.

Để tiến hành bảo hộ NHHH trên phạm vi quốc tế, các quốc gia tiến hành ký kết các điều ước quốc tế hoặc thừa nhận nguyên tắc có đi có lại. Đây là những cách thức quan trọng để khắc phục tính lãnh thổ của quyền SHTT nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh trong thương mại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)