Chƣơng 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Bảo Việt
3.1 Định hƣớng phát triển NHTMCP Bảo Việt đến năm 2015
3.1.1 Diễn biến hoạt động ngành ngân hàng năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015 đến năm 2015
3.1.1.1 Diễn biến hoạt động ngành ngân hàng năm 2010
Với mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế , chính sách nới lỏng tiền tệ và hỗ trợ lãi suất đã gây ra tình trạng lạm phát tăng cao vào cuối năm 2009, đầu năm 2010. Để giải quyết tình hình lạm phát, chính sách tiền tệ bắt đầu chuyển dần từ trạng thái nới lỏng, sang thắt chặt, kết hợp với sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến kinh tế, đồng thời từng bước nâng cao các tiêu chuẩn an toàn của hệ thống ngân hàng. Biểu hiện trước tiên là việc ban hành thông tư 13 hiệu lực từ ngày 01/10/2010, trong thơng tư 13 có ba điểm thay đổi chính đó là tỷ lệ an tồn vốn tăng lên 9%, giới hạn dư nợ vay không vượt quá 80% tổng số vốn huy động, và tăng hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản lên 250%. Theo sau thông tư 13 là yêu cầu của NHTW buộc các NHTMCP còn lại phải tăng mức vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010, tuy nhiên đến tháng 12/2010 vẫn còn 16 ngân hàng chưa đạt tiêu chuẩn và được gia hạn đến cuối năm 2011.
Tình hình hoạt động ngân hàng càng căng thẳng hơn khi cuộc đua lãi suất vào những tháng cuối năm bùng nổ mạnh, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, mức lãi suất huy động phổ biến ở mức 14-16%, kéo lãi suất vay tăng từ 19-20%, điều này gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vào khoảng giữa tháng 4/2010, NHTW bất ngờ ban hành thông tư số 12 hướng dẫn cho vay theo lãi suất thỏa thuận là một trong những nguyên nhân khiến cuộc chạy đua lãi suất trở nên căng thẳng. Ngồi ra cịn ngun nhân khác đó là tình trạng lạm phát tăng cao, khiến tâm lý người dân không muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang các tài sản khác có tính an tồn hơn như vàng, USD, bất động sản, đồng thời việc NHTW triển khai thông tư 13 khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng buộc phải hạn chế cho vay, tăng cường huy động bằng việc đua nhau đẩy lãi suất huy động để thu hút khách hàng.
Với những thay đổi trong chính sách điều hành của nhà nước, tỷ lệ lạm phát tăng cao, thâm hụt trong cán cân thương mại và đặc biệt gánh nặng nợ nần tại Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã làm định mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ giảm xuống từ hạng B1 xuống B2, đồng thời cũng hạ từ một đến hai bậc xếp hạng tín dụng cơ sở và xếp hạng sức mạnh tài chính ngân hàng đối với 6 ngân hàng Việt Nam, bao gồm: Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng Quốc Tế, và Ngân hàng Kỹ Thương theo Moody‟s Investors Service. Điều này sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc hợp tác với các đối tác trên thị trường vốn quốc tế.
Tổng kết diễn biến hoạt động tài chính ngân hàng trong năm 2010, có 9 sự kiện nổi bật sau:
- Phát hành thành cơng 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ. - Đóng cửa sàn vàng vào ngày 30/03/2010.
- Cả ba tổ chức tín dụng hàng đầu thế giới lần lượt hạ tín nhiệm của Việt Nam.
- Vàng tăng cao nhất lên 38,5 triệu đồng, Thống đốc công bố 12 năm Việt Nam nhập siêu 71 tấn vàng.
- USD lên cao nhất 21.500 đồng vào tháng 11/2010, Việt Nam hai lần hạ giá đồng nội tệ.
- Thông qua luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng mới: ngân hàng mẹ khơng được cấp tín dụng cho cơng ty chứng khốn con.
- Thơng tư 13 ban hành tăng tỷ lệ an tồn vốn, và thông tư 19 sửa đổi thông tư 13 áp dụng từ ngày 01/10/2010.
- Tín dụng tăng chậm vào nửa đầu năm, cả năm tăng trưởng tín dụng 27,65%, lãi suất huy động lập kỷ lục 18% bởi „Hiện tượng Techcombank‟.
- Hoãn thi hành nghị định 141 về mức vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng cho hơn chục ngân hàng khơng có khả năng hồn thành đúng hạn.
- Nghị quyết số 60 ngày 17/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHTW Việt Nam, trong đó quy định mỗi cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan đến cá nhân hoặc tổ chức chỉ được tham gia góp vốn thành lập 1 ngân hàng (bao gồm cả ngân hàng đang hoạt động).
3.1.1.2 Ngành ngân hàng và định hướng phát triển đến năm 2015
Ngành ngân hàng nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng đã trải qua thời kỳ khá dài với những thăng trầm đơi lúc tưởng chừng khơng đứng vững, có nguy cơ sụp đổ như các ngân hàng khổng lồ tại Mỹ như Lehman Brother vào năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chỉnh xảy ra. Chính những trải nghiệm vừa qua cùng những định hướng phát triển đến năm 2015 theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xây dựng sẽ đem la ̣i cho ngành ngân hàng những bước tiến vững chắc . Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2015 theo 5 nhiệm vụ chính sau:
- Tăng cường năng lực tài chính: Năng lực tài chính thể hiện sức mạnh của một ngân hàng, trong khi hiện nay mặc dù Chính phủ đã thay đổi tỷ lệ mức vốn điều lệ ban đầu theo hướng tăng cao hơn so với những năm đầu hoạt động (vốn pháp định ban đầu 1.000 tỷ đồng, vốn pháp định mới 3.000 tỷ đồng) nhưng mức vốn này so với các ngân hàng trên thế giới vẫn còn rất thấp, điều này hạn chế năng lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Vì vậy Chính phủ cần xây dựng những quy định theo chuẩn mực, thơng lệ quốc tế về kế tốn, về phân loại và trích lập dự phịng, từ đó tăng cường năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt: Đây là một trong những định hướng cho giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, mặc dù theo số liệu thống kê đến hết năm 2010 tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam đã tăng đáng kể, nhưng so với các nước khác trên thế giới, tình hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt vẫn còn hạn chế, thể hiện qua những thông tin về việc chất lượng phát hành thẻ tại các ngân hàng còn thấp, số lượng thẻ nhiều nhưng không hoạt động, người dân vẫn sử dụng thẻ với mục đích rút tiền mặt là chủ yếu. Những bất cập trong việc thanh toán qua thẻ ATM, những quy trình, quy định chưa thống nhất, điều này gây mất lịng tin ở người dân và làm hạn chế tính hữu dụng của thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Vì vậy mục tiêu cần đặt ra đến năm 2015, Chính phủ kết hợp với vai trị quản lý của NHTW để khắc phục các hạn chế, phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong giao dịch hàng hóa.
- Chính sách tiền tệ linh hoạt: Chính sách quản lý của NHTW là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngành ngân hàng, từ khi
thành lập cho đến này, chính sách tiền tệ chủ yếu sử dụng vẫn nghiêng về thắt chặt hoặc nới lỏng. NHTW cần kết hợp hài hòa, quản lý theo hướng linh hoạt phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội.
- Điều hành lãi suất theo hướng chủ động cho các ngân hàng: tiến dần loại bỏ cơ chế điều hành lãi suất theo hướng ép lãi suất phải theo các mục tiêu kiềm chế lạm phát như trước đây, việc áp dụng cơ chế lãi suất chủ động sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng điều chỉnh lãi suất sát với thực tế thị trường , các doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc cân đối nguồn vốn và tiếp cận với vốn ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng dư nợ: Chất lượng các khoản vay thấp là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam bị đánh giá yếu kém, bởi tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong năm 2010 ở các ngân hàng, và khủng hoảng nợ của tập đồn Vinashin đã kéo mức độ tín nhiệm của Việt Nam xuống thấp, đồng thời việc này khiến các tổ chức tín nhiệm hàng đầu thế giới có cái nhìn tiêu cực về triển vọng phát triển của Việt Nam . Do vậy trong thời gian tới , NHTW tăng cường giám sát các khoản nợ vay, nâng cao chất lượng các khoản nợ , tăng mức độ tín nhiệm , từ đó mở rộng quan hệ hơ ̣p tác với các nước phát triển để nhận từ họ những hỗ trợ, ưu đãi để phát triển hệ thống ngân hàng nói riêng và kinh tế nói chung.
3.1.2 Định hướng phát triển NHTMCP Bả o Viê ̣t đến năm 2015
Phù hợp với định hướng chung của toàn ngành , BVB cũng xác định tầm nhìn đến năm 2015 là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chủng loại sản phẩm và chất lượng dịch vụ, để thực hiện chiến lược trên BVB hoa ̣ch định cho mình cần phải xây dựng một ngân hàng hiện đại, trong đó đề cao tính chuẩn mực về quản trị điều hành, nâng cao năng lực tài chính , đảm bảo chất lượng tín du ̣ng và chất lượng dịch vụ làm khách hàng hài lòng ở mức độ cao nhất , thơng qua đó gia tăng tính bền vững cho cổ đơng, lợi ích dài hạn cho nhân viên và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
BVB đặt ra 4 giá trị cốt lõi cần thực hiện để đạt được định hướng phát triển đến năm 2015 đó là:
- Chuẩn mực tồn diện: Hướng tới những chuẩn mực để xây dựng một ngân hàng hiện đại, đó là chuẩn mực về mơ hình tổ chức, chuẩn mực về cơng nghệ thơng tin, về dịch vụ ngân hàng, và chuẩn mực về môi trường hoạt động chuyên nghiệp.
- Sáng tạo không ngừng: BVB coi sáng tạo khơng ngừng là chìa khóa thành công trong kinh doanh ngân hàng đầy cạnh tranh và biến động. Là một ngân hàng mới đi vào hoạt động, yếu tố sáng tạo, sự năng động giúp BVB tạo ra những bước tiến cần thiết trong quá trình phát triển.
- Hiệu quả bền vững: Ngoài việc đặt ra những mục tiêu hiệu quả mang tính áp lực cao trong hoạt động kinh doanh, BVB cũng coi trọng việc đánh giá đúng rủi ro, xây dựng nguồn lực, năng lực cần thiết cho việc duy trì hiệu quả bền vững cho các năm tiếp theo.
- Đồng lịng chia sẻ: BVB đề cao tính hợp tác, sự đồng lòng, ý thức xây dựng niềm tin trong các mối quan hệ nội bộ cũng như các giao dịch với các đối tác khác nhau, một tập thể có năng lực và biết hợp tác, chia sẻ, và khả năng am hiểu các đối tác sẽ tạo nên những thành công đáng kể và tạo lập nền tảng tin tưởng giữa các bên.