Chƣơng 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Bảo Việt
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Bảo Việt so với một số
NHTMCP khác
2.3.1 Quy mô vốn chủ sở hữu
Quy mô vốn chủ sở hữu là một trong những nhân tố quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, ngân hàng có vốn càng cao càng có nhiều cơ hội phát triển các sản phẩm, dịch vụ, cơ hội đầu tư vào các hoạt động sinh lời, tăng lợi nhuận kinh doanh, phát triển thị phần hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bảng 2.1: Quy mô vốn điều lệ của BVB và một số NHTMCP
ĐVT: Tỷ đồng
STT Tên Ngân Hàng Năm 2009 Năm 2010
1 Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) 8.800 10,560
2 Sài Gịn Thương Tín 8.078 6,700
3 Á Châu (ACB) 7.814 7,814
4 Kỹ thương (TECHCOMBANK) 5.400 6,932
5 Quân đội (MB) 5.300 5,300
6 Đông Nam Á (SeAbank) 5.068 5,334
7 Liên Việt 3.650 3,650
8 An Bình (ABB) 3.482 3,483
9 Đông Á (EAB) 3.400 3,400
10 Việt Nam Tín Nghĩa 3.399 3,399
11 Nhà Hà Nội 3.000 3,000 12 Hàng Hải 3.000 3,000 13 Phương Nam 2.568 3,049 14 Quốc Tế (VIB) 2.400 3,000 15 Sài Gòn (SCB) 2.180 3,635 16 Bắc Á 2.120 3,000
17 Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) 2.117 2,456
18 NH Đại Dương 2.000 3,500
19 Sài gòn – Hà nội (SHB) 2.000 3,498
21 Phương Đông (OCB) 2.000 2,465 22 Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) 1.550 2,000
23 Việt Á (VIETA BANK) 1.515 2,087
24 Đại Tín 1.500 3,000
25 Sài gịn cơng thương 1.500 1,800
26 NH Bảo Việt 1.500 1,500
27 Nam Á ( NAMA BANK) 1.252 2,000
28 Tiên Phong 1.250 2,000
29 Phát triển Mê Kông 1.000 3,000
30 Gia Định 1.000 2,000
31 Đệ Nhất (FCB) 1.000 2,000
32 Kiên Long 1.000 2,000
33 Phương Tây 1.000 2,000
34 Nam Việt 1.000 1,820
35 Việt Nam Thương tín 1.000 1,000
36 Xăng dầu Petrolimex 1.000 1,000
37 Đại Á 1.000 1,000
(Nguồn: www.sbv.gov.com)1
Theo số liệu bảng trên, trong khối NHTMCP, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu có số vốn điều lệ cao nhất, năm 2009 BVB có vốn điều lệ đứng ở vị trí thứ 26 trong 37 NHTMCP Việt Nam, nhưng sang năm 2010 một số ngân hàng tăng quy mô vốn dẫn đến việc BVB trở thành một trong những ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất trong khối NHTMCP.
Tăng quy mô vốn trong tương lai trở thành nhiê ̣m vu ̣ tro ̣ng yếu đối với ban quản trị BVB , có như vậy BVB mới tăng thị phần hoạt động , tạo vị thế nhất định trong khối NHTMCP, tuy nhiên BVB kém may mắn hơn so với các ngân hàng đã thành lập trước, đó là viê ̣c NHTW đă ̣t ra mức vốn pháp đi ̣nh tối thiểu 3.000 tỷ đồng để đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng sau sự cố bong bóng nhà đất vỡ khiến hàng loa ̣t các ngân hàng lớn trên thế giới phá sản . Điều này gây bất lợi cho BVB, bởi vì một ngân hàng trẻ như BVB , việc phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ là một điều khơng thể thực hiện trong nay mai , vì thương hiệu BVB chưa quen thuộc với các nhà đầu tư nên chưa tạo được niềm tin và trở thành đối tượng cho các nhà đầu tư hướng tới.
Tuy nhiên , bất chấp các khó khăn trước mắt , cùng với lộ trình gia hạn của NHTW trong viê ̣c tăng vốn điều lê ̣ của các ngân hàng sẽ là điều kiê ̣n để BVB có thêm thời gian thực hiê ̣n các biê ̣n pháp t ăng vốn điều lê ̣, tăng năng lực tài chính , từ đó tăng khả năng ca ̣nh tranh.
1
2.3.2 Hệ số an toàn vốn
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, yếu tố rủi ro luôn xuất hiện, và được quan tâm hàng đầu từ các nhà điều hành công ty, hoạt động kinh doanh lĩnh vực tiền tệ cũng vậy, các ngân hàng ln phải đạt một mức an tồn vốn tối thiểu để ứng phó kịp thời khi rủi ro xảy ra.
Khác với các doanh nghiệp, NHTW đặt ra một tỷ lệ vốn an tồn tối thiểu cho các ngân hàng đó là tỷ lệ CAR, tỷ lệ này luôn đặt ở mức 8%, nhưng khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khiến các cây cổ thụ của kinh tế Mỹ cũng phải sụp đổ như Lehman Brother, đòi hỏi các cơ quan giám sát cần quan tâm nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. NHTW đã ban hành thơng tư 13 tăng tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu lên 9%, đồng thời tăng hệ số rủi ro của các khoản cho vay với mục đích kinh doanh bất động sản lên 250% thay vì 100% như trước đây.
Bảng 2.2: Tỷ lệ an toàn vốn của BVB và một số NHTMCP
ĐVT: %
STT Tên Ngân Hàng Năm 2009 Năm 2010
1 Gia Định 45,11 54,92
2 NH Bảo Việt 35,20 21,00
3 Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) 26,87 17,79
4 Nam Á ( NAMA BANK) 19,24 18,04
5 Sài gịn cơng thương 15,87 16,26
6 Xăng dầu Petrolimex 12,90 20,64
7 Sài Gòn (SCB) 11,54 10,32
8 Sài Gịn Thương Tín 11,41 9,97
9 Đông Á (EAB) 10,64 10,84
10 Phương Đông (OCB) - 20,59
11 Nam Việt - 19,47
12 Tiên Phong - 18,00
13 Kỹ thương (TECHCOMBANK) - 13,10
14 Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) - 12,71
15 Nhà Hà Nội - 12,29
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng)
Trong số 37 NHTMCP, có 15 NHTMCP nêu chỉ số an tồn vốn CAR trong báo cáo thường niên năm 2010, hầu hết các NHTMCP trong năm 2010 đều duy trì tỷ lệ CAR rất cao, mặc dù với thông tư 13 nâng tỷ lệ lên 9%, các ngân hàng trên vẫn đảm bảo tỷ lệ CAR vượt mức so với quy định mới .
Tỷ lê ̣ CAR của BVB chỉ thấp hơn ngân hàng Gia Đi ̣nh , để có kết quả trên, ngay từ những ngày đầu hoạt động, BVB đã chú trọng đến công tác an toàn vốn
trong kinh doanh, mặc dù tỷ lệ vốn tự có thấp nhưng bằng việc quản trị các tài sản có rủi ro hợp lý, BVB hồn tồn có thể tránh được nguy cơ phá sản khi rủi ro xảy ra.
Đây là một trong những điểm lợi thế của BVB, việc duy trì CAR cao sẽ tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, từ đó thu hút được các nguồn vốn, tăng thị phần huy động, mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh.
2.3.3 Khả năng sinh lời
ROE, ROA là hai tỷ lệ chủ yếu mà các cổ đông, cũng như các nhà đầu tư dựa vào để theo dõi số vốn mình đầu tư vào một ngân hàng sẽ đem lại lợi nhuận cho mình là bao nhiêu, và hai tỷ lệ này cũng đóng vai trị chủ yếu để đánh giá khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Bảng 2.3: ROA của BVB và một số NHTMCP
ĐVT: %
STT Tên Ngân Hàng Năm 2009 Năm 2010
1 Việt Nam Tín Nghĩa 4,00 1,23
2 Phát triển Mê Kông 3,92 1,64
3 Quân đội (MB) 2,66 2,56
4 Xăng dầu Petrolimex 2,11 0,02
5 Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) 1,99 1,84
6 Nhà Hà Nội 1,91 1,42
7 Hàng Hải 1,80 1,55
8 Sài Gịn Thương Tín 1,79 1,50
9 Sài gịn cơng thương 1,77 5,89
10 Phương Đông (OCB) 1,62 2,20
11 Gia Định 1,62 0,99
12 Đông Á (EAB) 1,49 1,40
13 Việt Á (VIETA BANK) 1,32 1,33
14 Phương Tây 1,27 0,52 15 Kiên Long 1,22 1,94 16 Tiên Phong 1,19 1,02 17 An Bình (ABB) 1,17 1,48 18 Á Châu (ACB) 1,13 1,42 19 Kỹ thương (TECHCOMBANK) 1,09 1,90 20 Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) 1,01 1,13 21 Phương Nam 1,00 0,87 22 Sài Gòn (SCB) 0,95 0,83 23 NH Bảo Việt 0,87 1,27 24 Dầu Khí Tồn Cầu 0,76 0,92 25 Nam Việt 0,76 0,81
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng)
ROA của BVB năm 2009 rất thấp, và đứng vị trí thứ 23 trong tổng số 25 NHTMCP, tuy nhiên sang năm 2010, tỷ lệ ROA có tăng lên đáng kể trong khi một
số NHTMCP khác sụt giảm khá mạnh như ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, điều này cho thấy trong năm 2010 BVB đã nỗ lực khá tốt trong việc khai thác khả năng sinh lời của các tài sản, trong tương lai để thực hiện kế hoạch tăng quy mô vốn, BVB cần tăng tỷ lệ ROA nhằm tạo niềm tin, thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư.
Tỷ lệ ROE của BVB và một số NHTMCP khác trong năm 2009 và năm 2010 được thống kê như sau:
Bảng 2.4: ROE của BVB và một số NHTMCP
ĐVT: %
STT Tên Ngân Hàng Năm 2009 Năm 2010
1 Hàng Hải 37,10 35,10
2 Việt Nam Tín Nghĩa 32,00 10,26
3 Kỹ thương (TECHCOMBANK) 29,00 24,90
4 Quân đội (MB) 26,61 29,02
5 Á Châu (ACB) 19,63 25,16
6 Đông Á (EAB) 18,06 18,58
7 Xăng dầu Petrolimex 16,63 20,00
8 Nhà Hà Nội 16,17 14,03
9 Sài Gịn Thương Tín 15,56 15,04
10 Việt Á (VIETA BANK) 12,19 10,41
11 Nam Việt 12,18 9,79
12 Sài gịn cơng thương 12,00 43,53
13 Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) 10,80 16,98
14 Sài Gòn (SCB) 10,50 10,54
15 Phương Tây 10,48 -
16 Phát triển Mê Kông 9,56 6,67
17 Phương Đông (OCB) 8,84 14,53
18 Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) 8,65 13,47
19 Phương Nam 8,45 12,85 20 Kiên Long 8,15 13,02 21 Tiên Phong 7,81 8,08 22 An Bình (ABB) 6,93 10,46 23 Dầu Khí Tồn Cầu 6,36 7,88 24 Gia Định 4,88 3,58 25 NH Bảo Việt 4,03 8,29
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng)
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy BVB chưa khai thác tốt khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tăng vốn của BVB trong năm 2011, bởi các nhà đầu tư sẽ khơng góp vốn vào một doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó khơng đem lại lợi nhuận cao cho họ.
Với điểm bất lợi qua hai tỷ lệ khả năng sinh lời ROA, ROE, năng lực cạnh tranh của BVB so với các NHTMCP khác càng trở nên yếu kém, vì vậy trong tương lai để có thể giữ vững sự tồn tại cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các
NHTMCP khác, BVB cần hoạch định những chiến lược phù hợp để tăng hệ số sinh lời trên tài sản và vốn chủ sở hữu, như vậy mới có thể thu hút vốn từ các nhà đầu tư riêng lẻ cũng như tiếp tục nhận được vốn góp từ các nhà đầu tư chiến lược.
2.3.4 Khả năng thanh khoản
Bên cạnh các chỉ tiêu về tỷ lệ vốn an toàn, chỉ tiêu khả năng sinh lời, chỉ tiêu khả năng thanh khoản cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực tài chính của một ngân hàng. Duy trì một tỷ lệ thanh khoản phù hợp sẽ đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an tồn, khơng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản khi có sự cố bất thường xảy ra.
Vì vậy vào đầu mỗi năm, các tỷ lệ thanh khoản luôn được ban lãnh đạo BVB xác định và phê duyệt trong kế hoạch vốn khả dụng và được sử dụng như các hạn mức cảnh báo để khối Kinh doanh tiền tệ phân tích xu hướng phát triển của các nguồn vốn, nhận biết các cảnh báo khi có tình huống xấu xảy ra.
Tỷ lệ khả năng chi trả của BVB trong năm 2009 và năm 2010 đều đạt mức quy định của NHTW, tuy nhiên để xác định năng lực duy trì vốn thanh khoản của BVB, chúng ta xem xét số liệu giữa BVB và các NHTMCP khác có cơng bố chỉ tiêu khả năng thanh khoản trên báo cáo thường niên theo bảng sau:
Bảng 2.5: Tỷ lệ khả năng chi trả của BVB và một số NHTMCP
ĐVT: %
STT Tên Ngân Hàng Năm 2009 Năm 2010
1 NH Bảo Việt 94 16,00 2 Quân đội (MB) 22,9 21,00 3 Sài Gòn (SCB) 4,07 3,58 4 Gia định 2,5 - 5 Nam Á - 24,55 6 Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) - 17,80
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng)
Trong năm đầu hoạt động, tỷ lệ khả năng chi trả của BVB rất cao và cao hơn một số NHTMCP khác như NHTMCP Gia Định, NHTMCP Sài Gòn và NHTMCP Quân đội, nhưng sang năm 2010, tuy vẫn duy trì tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHTW nhưng tỷ lệ sụt giảm khá mạnh và thấp hơn các ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn trong năm 2010 của BVB rất cao, vượt mức quy định của NHTW, trong khi một số
NHTMCP khác có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với quy định, thậm chí tỷ lệ bằng 0% như NHTMCP Gia Định và NHTMCP Phát Triển Nhà TP.HCM.
Bảng 2.6: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn của BVB và
một số NHTMCP
ĐVT: %
STT Tên Ngân Hàng Năm 2009 Năm 2010
1 Sài gịn cơng thương 32,56 22,92
2 Quân đội (MB) 25,77 17,62
2 Gia Định 11,30 0
4 Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) - 0
5 Nam Á - 4,58
6 NH Bảo Việt 0 56
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng)
Như vậy qua hai tỷ lệ xác định khả năng thanh khoản của một ngân hàng, BVB thể hiện tính yếu kém trong năng lực tài chính, một trong những nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh của BVB thấp. Trong tương lai, BVB cần chú trọng và hồn thiện hơn quy trình kiểm sốt rủi ro thanh khoản để đảm bảo khả năng chi trả, đảm bảo an tồn trong q trình hoạt động kinh doanh.
2.3.5 Chất lượng tài sản có
Doanh thu của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay, vì vậy một sự rủi ro dù là nhỏ trong các khoản cho vay của ngân hàng sẽ đẩy ngân hàng đến tình trạng giảm lợi nhuận, hậu quả nghiêm trọng hơn là rơi vào tình trạng phá sản. Để đảm bảo cho tồn hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả, NHTW áp tỷ lệ 3% nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cho các ngân hàng làm chuẩn, căn cứ vào đó ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu vượt mức 3% sẽ điều chỉnh lại, sàn lọc các khoản nợ vay khơng an tồn, đảm bảo chất lượng tài sản có.
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của BVB và một số NHTMCP ĐVT: %
STT Tên Ngân Hàng Năm 2009 Năm 2010
1 NH Bảo Việt 0,00 0,01 2 Á Châu (ACB) 0,41 0,34 3 Hàng Hải 0,62 1,87 4 Sài Gịn Thương Tín 0,69 0,52 5 Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) 1,11 0,83 6 Kiên Long 1,20 1,10
7 Xăng dầu Petrolimex 1,23 1,42
8 Sài Gòn (SCB) 1,28 11,40
10 Đông Á (EAB) 1,32 1,59
11 Quân đội (MB) 1,58 1,26
12 Việt Nam Tín Nghĩa 1,70 0,83
13 Nam Á ( NAMA BANK) 1,71 2,18
14 Sài gịn cơng thương 1,78 1,91
15 Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) 1,82 1,42
16 Nhà Hà Nội 2,24 2,39
17 Phương Nam 2,31 1,84
18 Nam Việt 2,43 2,24
19 Kỹ thương (TECHCOMBANK) 2,49 1,13
20 Phương Đông (OCB) 2,62 2,05
21 Phát triển Mê Kông 2,90 1,22
22 Gia Định 3,42 4,07
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng)
Trong năm 2009, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ở mức 1,99%2
và năm 2010 vào khoảng 2,5%3, tỷ lệ tăng tương đối cao, BVB hiện tại có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành, và thấp nhất trong số các NHTMCP.
Tuy nhiên tỷ lệ này chưa khẳng định được chất lượng nợ của BVB có thực sự tốt hay không, do thời gian hoạt động của BVB ngắn, các khoản nợ hầu hết chưa đến hạn thanh toán nên chưa chắc chắn trong tương lai tỷ lệ nợ xấu có tiếp tục được duy trì thấp hay khơng, tuy nhiên với công tác thường xuyên xây dựng các quy trình, ban hành những văn bản hướng dẫn từ khâu nhận hồ sơ, xét duyệt cho vay, kiểm soát và quản lý vốn sau giải ngân, kiểm sốt việc hồn thiện và tn thủ những điều kiện và cam kết tín dụng đã ký của khách hàng từ những ngày đầu hoạt động, sẽ góp phần hạn chế nợ xấu trong các năm hoạt động tiếp theo.
Bên cạnh đó, BVB cũng đang nghiên cứu và sẽ cho ra những quy trình , quy định mới nhằm hoàn chỉnh hơn để nâng cao chất lượng dư nợ, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế chính trị bất ổn, lạm phát tăng cao.
2.3.6 Thị phần hoạt động
2.3.6.1 Huy động từ khách hàng
Là ngân hàng mới thành lập, BVB khơng tránh khỏi những khó khăn trong việc phát triển thị phần huy động và cho vay so với các NHTMCP khác, đây là một
2 Theo báo cáo thường niên năm 2009 của NHTW
trong những thách thức lớn địi hỏi ban quản trị BVB khơng ngừng đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đồng thời đẩy mạnh dư nợ vay, tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng.