Tình hình kinh doanh cơ bản của ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 39)

4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.3. Tình hình kinh doanh cơ bản của ACB

2.3.1. Đánh giá chung về thị trường Tài chính - Ngân hàng

Hiện nay, để khắc phục hậu quả để lại từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ

nhằm cứu nền kinh tế khi khủng hoảng xảy ra năm 2008, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có sự can thiệp mạnh tay của chính phủ thơng qua chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm chi ngân sách. Năm 2011 kinh tế thế giới đang trong quá trình hồi

phục nhưng vẫn cịn nhiều diễn biến khó lường, hàng loạt các quốc gia có nguy cơ phá sản do nợ công lớn và phải cầu viện đến các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam 2010-2011 tuy cải thiện chút ít nhưng vẫn cịn nhiều điều đáng bàn. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,7%

vượt kế hoạch 6,5% đề ra trước đó, tuy nhiên CPI năm 2010 lại tăng 8% cao hơn 1% so với dự đốn. Năm 2011, với chính sách thắt chặt tín dụng tăng trưởng tối đa 20% và nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát như qui định trần lãi suất huy động 14%

ngân hàng nói riêng hiện nay. Ngoài ra diễn biến tỷ giá cịn khó dự báo, lãi suất chưa ổn định, giá vàng nhảy múa… đã tác động mạnh đến kết quả hoạt động của

các ngân hàng, chỉ tiêu lợi nhuận được dự đốn sẽ khó đạt trong năm tài chinh

2011.

Hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM được dự báo vẫn còn tăng

trưởng trong năm 2011, nhưng lợi nhuận sẽ khơng có nhiều đột biến, một số ngân hàng phụ thuộc quá mức vào hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, do đó mục tiêu phát triển ổn định và bền vững sẽ được đặt lên hàng đầu.

2.3.2. Kết quả kinh doanh của ACB năm 2010

Như chúng ta đã biết, tình hình suy thối kinh tế thế giới và Việt Nam tồn tại trong khoản thời gian dài có tác động tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Để tồn tại và phát triển, ACB đã nổ lực rất lớn trong

thời gian qua nhằm đảm bảo định hướng phát triển an toán và hiệu quả. Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ACB cuối năm 2010 chỉ là 0,34% thấp nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Với kết quả này, ACB tiếp tục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM cổ phần hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5% so với 3,2% của tồn ngành. Do đó, chất lượng tín dụng của ACB tiếp tục được duy trì và khẳng định trên thị trường tài chính.

Về tăng trưởng quy mô, so sánh với các doanh nghiệp là ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoản, ACB là ngân hàng cổ phần tư nhân có tổng tài sản lớn nhất (mặc dù vốn chủ sử hữu xếp sau Eximbank) và chỉ xếp sau hai ông lớn cổ phần nhà nước là Vietinbank và Vietcombank, điều này phần nào chứng minh đươc uy

tín cũng như khả năng kinh doanh vượt trội của ACB trên thị trường tài chính. Về lợi nhuận, năm 2010 với định hướng phát triển vững chắc thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, ACB không đặt chỉ tiêu chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, do

đó kết quả lợi nhuận năm 2010 tăng trưởng thấp đạt 2.339 tỷ đồng tăng 6,3% so với

năm 2009.

Về cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng cũng khá đa dạng và thay đổi theo từng thời điểm. Năm 2010 thu nhập từ lãi chiếm 77% (bao gồm lãi tín dụng cho vay

ngoài và cho vay liên ngân hàng), hoạt động dịch vụ chiếm 22,6%, đây chính 02

nguồn lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động của ACB. Do có thế mạnh về huy động vốn, trong 06 tháng đầu năm 2011, ACB tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận từ lãi vay, đặc

biệt là lãi từ cho vay liên ngân hàng mang lại tính an tồn tương đối cao.

Về cổ tức, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan năm 2010, ACB đã tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt 1.700 đồng/cổ phiếu trong quý 3/2010 và đợt 2 trong quý 2/2011 ở mức 700 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận năm 2010. Ngoài ra, Ngân

hàng cịn hồn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tại kênh phân phối để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đánh giá đúng năng lực, tưởng thưởng một cách xứng đáng và chính xác cho nhân viên.

Về mức độ tăng trưởng, ACB đạt mức trung bình và khơng tăng đột phá như các ngân hàng TMCP khác như MB, EIB, VIB…. Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu thị trường sau ACB như Sacombank, MB, Techcombank và Eximbank có sự gia tăng mạnh về thị phần và cả tốc độ tăng trưởng để rút ngắn

khoảng cách so với ACB. Trong khi đó, 2 ngân hàng có thị phần đứng sau ACB là MB và Eximbank đã tăng trưởng mạnh. Trong đó MB với một phần vốn nhà nước

đã hưởng rất nhiều sự ưu ái trong huy động và cho vay từ khối doanh nghiệp quốc

doanh, Eximbank với thế mạnh vốn tự có lớn và sự hỗ trợ tích cực từ cổ đông Nhật

đã gia tăng rất nhiều khả năng cạnh tranh, cả 02 ngân hàng này đang dần chiếm lĩnh

thị trường và gây nhiều sức ép cho ACB. Từ những diễn biến trong năm 2010 đã

cho thấy hoạt động kinh doanh ACB trong năm 2010 là không tốt bằng các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Từ những khó khăn trên đã đặt hội đồng quản trị ACB vào tình thế phải thực hiện những bước đi chiến lược nhằm đưa ACB tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu và làm thỏa mãn các cổ đông đang đặt nhiều niềm tin vào ACB suốt thời

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)