CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.5 Điều tra, phỏng vấn
Dự kiến quy mô phỏng vấn 300 hộ theo phương thức lựa chọn thuận tiện chia đều theo quy mô của các đơn vị. TTTM An Đông, Đồng Khánh, Chợ Hịa Bình, Kim Biên phỏng vấn 60 phiếu cho mỗi đơn vị. Đối với 2 chợ nhỏ Phùng Hưng, Bàu Sen, do đặc điểm chợ chỉ tập trung hoạt động trong buổi sáng, không hoạt động vào buổi chiều, nên chỉ tổ chức điều tra 30 phiếu cho mỗi đơn vị.
Tổ chức tập huấn cho công tác điều tra: trên cơ sở Bảng phỏng vấn, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho 12 cán bộ trực tiếp thực hiện tại các đơn vị và 04 cán bộ thuộc Phòng kinh tế quận 5 để các thành viên hiểu đúng cách thực hiện và nhắc nhở những lưu ý thường sai sót khi điều tra phỏng vấn.
Tiến hành phỏng vấn, điều tra từ ngày 8 tháng 6 đến ngày 8 tháng 8 năm 2011, kết quả sau khi điều tra, số phiếu thu về được 280 phiếu, trong đó 20 phiếu cịn lại do có nhiếu sai sót, mâu thuẫn số liệu, khơng phù hợp nên loại bỏ, cụ thể số lượng phỏng vấn như sau:
Bảng 2 1 Tổng hợp các hộ điều tra theo đơn vị
Chợ, trung tâm thương mại Số hộ Tỷ lệ(%)
An Đông 58 20,71 Đồng Khánh 60 21,43 Kim Biên 48 17,14 Hịa Bình 55 19,64 Phùng Hưng 30 10,71 Bàu Sen 29 10,36 Tổng 280 100,00 2.1.6 Hạn chế của dữ liệu
Các dữ liệu sử dụng để nghiên cứu được tiến hành điều tra tại các hộ tiểu thương hàm chứa các thông tin thực tế về các yếu tố liên quan đến người kinh doanh,
hộ kinh doanh, hoạt động kinh doanh (vốn, doanh thu, thuế, phí, thu nhập) và tình hình vay vốn tín dụng, quan điểm, lý do khơng tiếp cận được vốn vay.
Tuy nhiên cịn một số điểm hạn chế như sau:
+ Do tiếp xúc phỏng vấn, điều tra có một số trường hợp chỉ tiếp cận được với người phụ giúp, không phải là chủ hộ vì vậy thơng tin chưa phản ảnh được ý kiến của chủ hộ kinh doanh.
+ Mặc dù dự thảo bảng câu hỏi phỏng vấn có đề cập đến việc giữ kín thơng tin, chỉ có tính nghiên cứu, khơng sử dụng vào việc khác nhưng tâm lý các hộ tiểu thương vẫn e dè, sợ rằng việc khai chính xác các thơng tin về vốn, doanh thu, lợi nhuận nhà nước sẽ tăng thuế và phí, ảnh hưởng đến cơng tác kinh doanh về sau. Vì vậy số liệu được trả lời có ý nghĩa tương đối, chưa phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của hộ.
2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS 16 để hỗ trợ việc phân tích dữ liệu thu thập được từ điều tra thực tế, sau đó sử dụng các phương pháp để đánh giá:
- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được vận dụng để mô tả phân tích tổng qt tình hình, sử dụng các chỉ tiêu: số trung bình, tỷ lệ, tần suất…. để phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng của các hộ tiểu thương trên các tiêu thức được quan tâm theo mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu.
- Phương pháp phân tích hồi quy: trên cơ sở thiết lập phương trình, tiến hành hồi quy, kiểm định ý nghĩa các biến độc lập v..v từ đó nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ tiểu thương.
- Ngoài ra, để so sánh, nhấn mạnh thêm từng yếu tố cần được đề cập khi nghiên cứu, trong bài viết còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan đơn vị chức năng như Niên giám thống kê hàng năm của thành phố, quận 5, các báo cáo của ban, ngành, ủy ban nhân dân quận có liên quan.
2.3 Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước, mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ được đề xuất như sau:
2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết H1: Có mối quan hệ đồng biến giữa việc tiếp cận tín dụng của hộ với tuổi của chủ hộ.
- Giả thuyết H2: Khi chủ hộ là nữ thì việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng sẽ dễ hơn nam vì phần lớn cơng việc kinh doanh do phụ nữ đứng ra thực hiện.
- Giả thuyết H3: Có mối quan hệ đồng biến giữa việc tiếp cận tín dụng của hộ với thuộc tính dân tộc của chủ hộ là người Kinh và ngược lại với dân tộc khác.
- Giả thuyết H4: Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì việc tiếp cận tín dụng sẽ dễ hơn những hộ có trình độ thấp.
- Giả thuyết H5: Số thành viên của hộ có quan hệ đồng biến với việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ.
- Giả thuyết H6: Số năm kinh doanh của chủ hộ càng dài thì thuận lợi trong tiếp cận tín dụng.
- Giả thuyết H7: Doanh thu kinh doanh tỷ lệ thuận với khả năng tiếp cận tín dụng.
- Giả thuyết H8: Hộ có vốn kinh doanh nhiều tỷ lệ nghịch với khả năng tiếp cận tín dụng.
- Giả thuyết H9 : Tiền thuế nộp ngân sách của hộ tỷ lệ nghịch với khả năng tiếp cận tín dụng.
- Giả thuyết H10 : Tiền Phí nộp cho chợ, TTTM của hộ tỷ lệ thuận với khả năng tiếp cận tín dụng.
- Giả thuyết H11 : Thu nhập của hộ tỷ lệ thuận với khả năng tiếp cận tín dụng.
- Giả thuyết H12 : Hộ có giá trị tài sản lớn (có giấy tờ nhà, đất) sẽ dễ dàng vay được vốn tín dụng hơn những hộ khơng có tài sản vì hộ có thể thế chấp khi vay vốn.
- Giả thuyết H13 : Hộ có hợp đồng thuê quầy sạp có thể dùng để thế chấp được khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng. Vì vậy, khi có nhu cầu vay thì những hộ có đất sẽ vay được hơn những hộ khơng có .
- Giả thuyết H14 : Hộ kinh doanh trên địa bàn chợ, TTTM lớn, vị trí thuận lợi sẽ có điều kiện tốt tăng khả năng tiếp cận tín dụng.
2.3.2. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm:
Từ các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này dự kiến đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:
Ln(Pi/1-Pi) = β0+ β1TUOI+ β2GT+ β3DT +β4HOC+ β5Qmoho+ β6NamKD + β7Dthu+
β8VON+ β9THUE+β10PHI + β11TN+ β12NhaDat +β13HDsap + β14ADong +ui
1
Pi = E(VAY =1|Xi) =
1+e–( β0 + β1TUOI+ β2GT+ β3DT + β4HOC+ β5Qmoho + β6NamKD + β7Dthu + β8VON+ β9THUE + β10PHI + β11TN + β12NhaDat +β13HDsap + β14ADong + u
i)
Với biến phụ thuộc là: Y = 1: nếu hộ vay được vốn Y= 0: nếu hộ không vay được vốn
Với biến độc lập là:
- Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm của chủ hộ: tuổi chủ hộ, dân tốc, giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ, số thành viên trong hộ.
- Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm hoạt động kinh doanh của hộ: Số năm kinh doanh, doanh thu, vốn kinh doanh, tiền thuế nộp ngân sách, phí, thu nhập, giấy tờ nhà đất, hợp đồng thuê sạp
Bảng 2 2 Các biến độc lập ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Tên biến Mô tả biến số Đơn vị tính Dấu
kỳ vọng VAY Biến phụ thuộc, nếu hộ có vay vốn nhận giá trị 1,
nếu hộ không vay nhận giá trị 0
Biến độc lập
TUOI Tuổi của chủ hộ Năm (+)
GT Giới tính chủ hộ, GT=1 nếu chủ hộ là nam;GT=0 nếu chủ hộ là nữ
(-)
DT Dân tộc chủ hộ, DTo=1 nếu chủ hộ là người Kinh, Dto=1 nếu chủ hộ là dân tộc khác (Hoa,Khơ me..)
(+)
Tên biến Mô tả biến số Đơn vị tính Dấu kỳ vọng
QmoHo Số thành viên trong hộ Người (+)
NamKD Số năm hoạt động kinh doanh Năm (+)
Dthu Doanh thu Triệu đồng (+)
VON Vốn kinh doanh Triệu đồng (-)
THUE Tiền thuế nộp ngân sách Trđ/tháng (-) PHI Tiền chi phí nộp cho chợ, trung tâm thương mại Trđ/tháng (+)
TN Thu nhập của hộ Trđ/tháng (+)
NhaDat Có giấy tờ nhà đất, NhaDat=1 nếu có giấy, NhaDat=0 nếu khơng có giấy
(+)
Hdsap Có Hợp đồng thuê sạp, HDsap=1 nếu có hợp đồng, Hdsap =0 nếu khơng có hợp đồng
(+)
Adong Địa bàn An Đông, ADong=1 nếu hoạt động tại An Đơng, Adong =0 nếu khơng
(+)
Giải thích các biến độc lập:
- Tuổi chủ hộ : Chủ hộ lớn tuổi sẽ có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, có vốn tích lũy và tài sản, vì vậy hộ có khả năng vay được vốn.
- Dân tộc của chủ hộ: Thực tế kinh doanh cho thấy với đặc tính dân tộc của chủ hộ kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, người kinh có nhiều điều kiện thuận lợi về ngôn ngữ, mối quan hệ để tiếp cập tín dụng hơn các dân tộc khác.
- Giới tính của chủ hộ: Trong kinh doanh tại chợ, TTTM, phần lớn chủ hộ là nữ, họ tham gia mua bán, giao dịch trao đổi hàng hóa, do vậy có điều kiện tiếp cận và vay được nguồn vốn tín dụng hơn nam.
- Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn được phân theo bảy mức độ (không đi học, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng, cao đẳng, đại học, sau đại học) trình độ học vấn của chủ hộ cao, họ sẽ có kiến thức và hiểu biết nhiều hơn trong lĩnh vực kinh doanh, có khả năng tính tốn đem lại hiệu quả và thu nhập cao
hơn, sẽ trả được nợ gốc và lãi. Đồng thời họ sẽ khơng thấy khó khăn trong việc tiến hành các thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng, khả năng vay được vốn tín dụng của họ sẽ dễ dàng hơn những người có học vấn thấp,
- Số thành viên trong hộ: Số thành viên trong hộ càng nhiều thì chi tiêu của hộ càng nhiều nên hộ sẽ có nhu cầu vay vốn nhằm cải thiện thu nhập.
- Số năm hoạt động kinh doanh của chủ hộ: là thời gian chủ hộ tham gia kinh doanh tại chợ, TTTM, thời gian kinh doanh dài sẽ tạo mối quan hệ trao đổi, mua bán với nhiều khách hàng, điều đó dẫn đến kinh nghiệm kinh doanh cao, hiệu quả kinh doanh nhiều, khả năng tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn.
- Doanh thu là khoản tiền mà hộ tiểu thương thu được do bán hàng hố trong q trình kinh doanh, thể hiện bằng giá trị thu được trong kỳ hoạt động, doanh thu kinh doanh tăng sẽ đòi hỏi nhu cầu vốn tăng.
- Vốn kinh doanh là khoản tiền tự có hoặc đi vay mà hộ tiểu thương sử dụng để mua hàng hoá, trang thiết bị cần thiết để phục kinh doanh của mình, vốn tự có của hộ nhiều thì nhu cầu vay vốn giảm và ngược lại.
- Thuế nộp ngân sách là khoản tiền nghĩa vụ được quy định trong Luật thuế yêu cầu khi kinh doanh của hộ tiểu thương phải nộp cho nhà nước, thể hiện bằng nhiều loại thuế, tính bằng tiền triệu đồng hàng tháng hoặc hàng năm. Khi thuế tăng cao, lợi nhuận thu được giảm, khả năng trả nợ vốn vay giảm, khả năng tiếp cận tín dụng giảm.
- Phí là khoản tiền hộ tiểu thương nộp cho nhà nước mà đại điện là Ban quản lý các chợ trung tâm thương mại để nhà nước bảo đảm về các điều kiện về an ninh, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh v..v , thể hiện bằng tiền nộp hàng tháng. Khi phí tăng, lợi nhuận giảm, cũng giống như thuế nộp ngân sách thì khả năng tiếp cận vốn giảm. Tuy nhiên, thực tế tại các chợ, TTTM, các hộ tiểu thương có quy mơ kinh doanh nhỏ, lượng vay ít, các tổ chức tín dụng thường thơng qua Ban quản lý các chợ đánh giá tình hình kinh doanh để cho vay, do đó, các hộ có đóng phí được hiểu là đang còn hoạt động, có doanh thu, có cơ sở để trả nợ và sẽ được xem xét cho vay. Như vậy có quan hệ thuận giữa cho vay và nộp phí của hộ.
- Thu nhập là khoảng thu của chủ hộ kinh doanh hàng tháng sau khi trừ các khoản chi phí liên quan. Nếu hộ tiểu thương có thu nhập cao thì họ có nhiều khả năng tiếp cận nhiều vốn tín dụng vì có khoản để bảo đảm trả nợ vốn, lãi vay.
- Có giấy tờ nhà, đất: là các giấy tờ xác định sở hữu diện tích nhà, đất, nếu hộ có diện tích nhà, đất càng nhiều thì việc vay được vốn tín dụng là dễ dàng vì hộ có thể thế chấp để xin vay vốn từ ngân hàng.
- Hợp đồng thuê sạp kinh doanh tại chợ, TTTM, là loại giấy tờ xác nhận của cấp có thậm quyền về sở hữu, thuê diện tích quầy sạp kinh doanh, các hộ có hợp đồng thuê sạp sẽ có điều kiện thuận lợi tiếp cận tín dụng hơn các hộ khơng có hợp động th quầy sạp.
- Địa bàn kinh doanh TTTM An Đơng, là vị trí kinh doanh thuận lợi, với quy mô lớn, truyền thống kinh doanh với nhiều chủng loại hàng hóa, rất lợi thế về môi trường kinh doanh so với các chợ, TTTM khác, vì vậy, các hộ kinh doanh tại đây có điều kiện tốt hơn khi tiếp cận tín dụng cả trên phương diện hiệu quả kinh doanh, uy tín khách hàng.
Tóm tắt chương
Trong chương này, tác giả đã đưa ra phương pháp thu thập dữ liệu, những hạn chế của dữ liệu, phương pháp phân tích. Đồng thời đề xuất mơ hình nghiên cứu thực nghiệm dựa trên mơ hình cơ sở, mơ hình tổng qt, với 14 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ. Trong đó, có 5 nhân tố thuộc nhóm đặc điểm của chủ hộ; 9 nhân tố thuộc nhóm đặc điểm kinh doanh của hộ.
CHƯƠNG 3 :
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA TIỂU THƯƠNG
3.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế của quận 5
3.1.1 Đơn vị hành chính và vị trí địa lý:
Quận 5 là quận đơ thị hố hồn tồn thuộc khu vực trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Sự hình thành và phát triển của vùng đất Quận 5 gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử phát triển hơn 300 năm Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Quận 5 được chính thức thành lập từ tháng 5 năm 1976. Phân chia thành 15 phường.
Diện tích tự nhiên của quận là 4,42 Km2, so với các đơn vị khác, quận có diện tích nhỏ nhất trong 24 quận huyện của thành phố, bình qn mỗi phường có diện tích khoảng 0,3 km2. Giới hạn vị trí địa lý của quận được phân ranh bởi các trục đường chính theo hướng Bắc - Nam, Đơng - Tây của thành phố như Nguyễn Văn Cừ, Hùng Vương, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Văn Kiệt và tiếp giáp với 6 quận khác (quận 1,3, 6, 8,10,11) rất thuận lợi cho việc giao thông và phát triển kinh tế xã hội. Song song đó, hệ thống kênh rạch đã tạo điều kiện tốt cho giao thông đường thủy, vận chuyển trao đổi hàng hóa với các tỉnh miền tây. Về giao thông đường bộ, thời gian đầu quận có Bến xe Chợ lớn, Lê Hồng Phong là đầu mối giao thông đường với các tỉnh Miền Tây, Miền Đông.
3.1.2 Dân số
Dân số năm 2010 của quận là 193.524 người, mật độ dân số bình quân cao nhất thành phố và cả nước 44.710 người/ km2; thậm chí có 3 phường mật độ dân số gần 60.000 người/ km2. Ngoài ra, do đặc điểm của quận có 20 bệnh viện, 13 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã thu hút khá nhiều người (cư dân vãng lai) đến khám chữa bệnh, học tập. Số liệu thống kê chưa đầy đủ có khoảng 250.000 người tạm trú, sinh hoạt trên địa bàn, điều này đã tạo lên áp lực lớn để giải quyết vấn đề an sinh, xã hội cho quận. Về dân tộc, chủ yếu người dân là dân tộc Kinh chiếm 66%, tiếp theo dân tộc hoa khoảng 34%, còn lại một số dân tộc chăm, nùng. Về giới tính Nam chiếm tỷ lệ 47%, nữ chiếm 63%.
3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế
Quận 5 với đặc điểm là quận nội thành 100% đất sử dụng cho đô thị, phát triển kinh tế quận tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh