CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng của tiểu thương
3.2.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng của tiểu thương tại chợ và TTTM
Do tình hình kinh tế của đất nước trong những năm vừa qua gặp một số khó khăn, sự giao động của lãi suất huy động vốn, lãi suất vay, giá vàng thấp thường, lạm phát cịn ở mức cao, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ tiểu thương gặp rất nhiều khó khăn.
Tiểu thương trên địa bàn thành phố bỏ chợ hàng loạt do kinh doanh ế ẩm, thu nhập khơng đủ trang trải các loại phí, thuế như ở các chợ Thị Nghè, chợ Kim Biên, Hoàng Hoa Thám, Bà Chiểu, Gị Vấp... Kinh doanh gặp khó là do kinh tế cả nước lâm vào tình thế khó khăn, sức tiêu dùng giảm mạnh dẫn đến lượng hàng bán ra sụt giảm gần một nửa so với trước. Một nguyên khác gây lên tình trạng trên là khả năng tiếp cận nguồn vốn, nhất là vốn tín dụng ngân hàng.
Do rất khó khăn trong q trình thu thập số liệu liên quan đến cho vay hộ tiểu thương đang hoạt động tại các chợ và TTTM trên địa bàn quận 5, vì vậy ở đây, tác giả chỉ nêu tổng quát về hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn và Eximbank chi nhánh Chợ Lớn.
+ Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn
Theo báo cáo của NHNN TPHCM, sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 57, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn TP đã có chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt. Tính đến năm 2010, tồn thành phố chỉ có 09 Quỹ tín dụng nhân dân song chỉ riêng năm 2011, thành lập thêm 09 QTDND được cấp phép, nâng tổng số lên 18 QTDND, tổng nguồn vốn đạt hơn 873,8 tỷ đồng, tăng 1.637% so với năm 2000; dư nợ cho vay đạt gần 777 tỷ đồng, tăng 1.562% so với năm 2000; tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm tỷ lệ 1,15% tổng dư nợ.
Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn được thành lập từ năm 1997 cho đến nay đã qua 15 năm hình thành và phát triển. Ban đầu với 100 thành viên và gần 200 khách hàng, đến cuối năm 2010, Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn đã có 5.300 thành viên và gần 2.100 khách hàng. Với quy mô hoạt động ngày càng lớn, lượng khách hàng ngày càng tăng. Do vậy Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận 5 đã tạo điều kiện cho Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn sử dụng mặt bằng tại số 136 Nguyễn Tri Phương, phường 9 quận 5 làm trụ sở kinh doanh. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản số 386/QĐ - HCM.08 ngày 23/11/2010 chấp thuận cho Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn chuyển trụ sở mới để phù hợp với kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn mới.
Quỹ thực hiện các dịch vụ: huy động tiền gởi và các dịch vụ ngân hàng như: nhận tiền gởi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân; tiền gởi tiết kiệm có nhiều kỳ hạn từ 01 tháng đến 24 tháng, lãnh lãi hàng tháng, lãi cuối kỳ; lãi suất hấp dẫn, khách hàng có nhu cầu rút vốn trước thời hạn được hưởng lãi suất bậc thang… Cùng với các hình thức cho vay: cho vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mua nhà, sửa chữa nhà, xây nhà…; cho vay hỗ trợ tiểu thương tại các chợ trên địa bàn quận 5 bổ sung vốn kinh doanh; cho vay ngắn, trung hạn từ 12 đến 36 tháng phù hợp với nhu cầu tài chính của khách hàng. Phương thức thanh tốn linh hoạt, trả góp, trả dần, trả lãi hàng tháng phù hợp với nhu cầu của khách hàng…
Là trung tâm thương mại – dịch vụ lớn nhất của thành phố, trên địa bàn quận 5 hiện có khoảng 150 chi nhánh – phịng giao dịch của các ngân hàng đang hoạt động, như vậy bình quân 1 phường có khoảng 10 chi nhánh Ngân hàng hoạt động. Tuy vậy sự ra đời và phát triển của QTDND Chợ Lớn là một trong những kênh tạo vốn hoạt động cho các tổ chức kinh tế, cho hộ tiểu thương trên địa bàn.
Từ năm 2008-2011, tình hình thị trường tiền tệ - tín dụng tiềm ẩn nhiều yếu tố khó khăn do NHNN ban hành các chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, áp dụng các biện pháp hành chính đối với thị trường về trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay làm cho thị trường tiền tệ phát triển không ổn định, tác động đến hầu hết các TCTD trong đó có hệ thống QTDND địa bàn TP. HCM. Tuy nhiên, QTDND Chợ Lớn vẫn phát triển ổn định, hiệu quả hoạt động của năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể
trong năm 2011, tổng số thành viên tham gia là 5.668 thành viên, tăng 20% so với năm 2007; tổng nguồn vốn hoạt động là 80 tỷ đồng, tăng 147 % so với năm 2007 (Trong đó Vốn điều lệ là 2,44 tỷ đồng tăng 4,07%; các quỹ là 2,833 tỷ đồng tăng 60%; vốn huy động là 56,6 tỷ đồng tăng 110% so với năm 2007); dư nợ cho vay là 61 tỷ đồng tăng 112,55% so với năm 2007; lợi nhuận trước thuế 1,6 tỷ đồng tăng 94% so với năm 2007.
Số hộ tiểu thương vay vốn từ QTDND Chợ Lớn có sự gia tăng từ năm 2007 đến năm 2011 song tăng với tỷ lệ khơng cao. Trung bình giai đoạn 2007 – 2010 chỉ có từ 20 đến 30 hộ tiếp cận được nguồn vốn của quỹ.
QTDND Chợ Lớn đã từng bước phát triển vững chắc, ổn định, đa dạng các sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng ngành nghề, đáp ứng nhu cầu vay vốn của từng thành viên là hộ sản xuất kinh doanh, tập thể người lao động trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học… Hoạt động của QTDND Chợ Lớn đã góp phần thiết thực giải quyết nhu cầu vốn để nâng cao thu nhập và đời sống thành viên.
Các sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm, hoạt động dịch vụ cũng được đa dạng hóa đê thu hút khách hàng đến giao dịch.
Các hoạt động động nghiệp vụ chuyên môn đều được chuẩn hóa bằng các quy chế nghiệp vụ nhằm đảm bảo an toàn, hoạt động hiệu quả. Từ đó, niềm tin, tín nhiệm của thành viên đối với QTDND Chợ Lớn được tăng lên đáng kể.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song hoạt động của quỹ không tránh khỏi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Mặt khác, sản phẩm dịch vụ của QTDND không đa dạng, chậm triển khai nên hoạt động của QTDND Chợ Lớn chưa có nhiều tiện ích để phục vụ khách hàng đến giao dịch.
+ Ngân hàng Eximbank chi nhánh Chợ Lớn
Trong thời gian qua, một số ngân hàng trên địa bàn TP HCM như Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Đơng Á, Phương Đơng... đã triển khai cho các tiểu thương ở chợ vay vốn, phần nào đáp ứng được vốn cho các tiểu thương tại chợ.
Ông Lưu Huỳnh - Giám đốc Sacombank chi nhánh Gị Vấp, cho biết: "Hiện có gần 3.500 tiểu thương ở 73 chợ trên địa bàn thành phố đang vay tại Sacombank với số
tiền 17 tỷ đồng. Các tiểu thương thường vay từ 1 đến 50 triệu đồng bằng hình thức tín chấp". Thơng thường, các ngân hàng sẽ phối hợp với Ban quản lý chợ triển khai cho tiểu thương ở chợ vay vốn kinh doanh. Sau khi cho tiểu thương vay vốn, nhân viên ngân hàng hằng ngày sẽ trực tiếp đến thu tiền gốc và lãi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thương, nhưng số tiền thu góp cũng dễ mất mát do nhân viên ngân hàng bị cướp giật hoặc bỏ trốn.
Bảng 3 7. Cho vay hộ kinh doanh của Eximbank, chi nhánh Chợ Lớn
Khách hàng
Năm 2010 Năm 2011
Số hộ
vay (hộ) Số tiền vay (Tr. Đ.)
Dư nợ
(Tr.đ) Số hộ vay vay (Tr.đ) Số tiền
Dư nợ (Tr.đ)
Hộ kinh doanh 2283 1.560.000 23.855 2249 1.750.000 48.503
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Eximbank, chi nhánh Chợ Lớn
Với các số liệu nêu trong bảng, cho thấy số hộ cho vay năm 2011 giảm so với năm 2010. Lý do của sự sụt giảm là do một số sạp kinh doanh khó khăn nên khơng vay tiếp. Tuy nhiên, số tiền vay năm 2011 lại gia tăng, tăng 19.000 triệu đồng so với năm 2010, chứng tỏ quy mô hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh được mở rộng.
Dư nợ năm 2010 ở mức 1,5%, còn năm 2010 ở mức 2,77% , như vậy dư nợ đã tăng hơn năm 2010, nguyên nhân của sự gia tăng là trong 02 năm qua, kinh tế khó khăn nên kinh doanh của các hộ vay cũng khơng được thuận lợi dẫn đến thanh tốn chậm.