CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.2. Gợi ý giải pháp
Để thị trường tín dụng tại thành phố nói chung, quận 5 nói riêng phát triển tốt hơn, giúp cho hộ tiểu thương dễ dàng tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở các kết quả thu được từ các chương trước, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:
5.2.1. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho chủ hộ.
Như phân tích ở trên, kinh nghiệm của chủ hộ là nhân tố quan trọng tác động đến tiếp cận tín dụng, trình độ của chủ hộ trong đối tượng nghiên cứu khơng cao. Vì vậy, việc nâng cao trình độ, tập huấn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức là việc làm cần thiết. Qua đó chủ hộ chủ hộ sẽ chủ động tính tốn thị trường, ngành hàng kinh doanh, tổ chức kinh doanh có hiệu quả và tích lũy nhiều kinh nghiệm. Từ đó giúp cho việc tiếp cận tín dụng được thuận lợi hơn.
5.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ tiểu thương đến hiệu quả kinh doanh của các hộ như doanh thu, thu nhập, thuế, phí. Việc này có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ vừa bảo đảm tồn tại, duy trì kinh doanh của hộ, vừa bảo đảm khả năng hồn trả vốn đi vay. Vì vậy, hơn ai hết, các hộ tiểu thương muốn nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của mình khơng có cách làm nào khác là nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường cải tiến chất lượng phục vụ, xem xét tính tốn mặt hàng kinh doanh, khả năng sinh lợi và phương án kinh doanh mới, làm sao bảo đảo có hiệu quả và phát triển.
5.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt, thuận lợi địa điểm kinh doanh cho các hộ tiểu thương.
Như kết quả phân tích, yếu tố địa bàn kinh doanh (An Đơng) có tác động thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng, điều này cho thấy ngồi lợi thế về vị trí thuận lợi của trung tâm thương mại An Đơng, thì cơ sở vật chất như quầy sạp, điện, nước, an toàn v..v. là những yếu tố quan trọng tác động đến kinh doanh của các hộ. Vì vậy, nhà nước và người dân cần có giải pháp cùng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các chợ, trung tâm thương mại chống xuống cấp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và hộ tiểu thương dễ dàng thuận tiện đến mua bán hàng hoá. Nhà nước cần tổ chức gắn kết với các siêu thị, cửa hàng tiện tích, theo hướng phân bổ nguồn lực và thị phần kinh doanh, phát huy thế mạnh của từng loại hình để hộ tiểu thương kinh doanh hiệu quả nhất.
5.2.4. Đơn giản hóa các thủ tục và quy định vay vốn cho hộ tiểu thương, nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng. nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng.
Qua phần trên cho thấy, hộ tiểu thương khó tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng, lý do chủ yếu từ phía bên cho vay là thủ tục quá phức tạp (9,32% ý kiến), lãi suất cho vay cao (5,4% ý kiến), khơng có tài sản thế chấp (4,82% ý kiến). Vì vậy, để các hộ tiểu thương có thể tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng thì: (1) đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ, mẫu hố thành các bảng, biểu gọn với những thơng tin cần thiết, rút ngắn thời gian xử lý nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại của ngành nhằm giảm thiểu thời gian, tránh gây phiền hà cho người vay. (2) do quy mô kinh doanh của hộ tiểu thương nhỏ, phạm vi kinh doanh hạn hẹp trong khu vực chợ, trung tâm thương mại vì vậy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần mạnh dạn cho vay tín chấp, khơng cần tài sản thế chấp như Quỹ tín dụng Chợ lớn đang thực hiện. (3) phát huy các tổ chức chính trị tại địa phương như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội ngành nghề, hội quán người Hoa ... đứng ra bảo lãnh cho hộ tiểu thương vay vốn. Như vậy sẽ tạo điều kiện về vốn kinh doanh cho hộ tiểu thương.
Số liệu điều tra cũng cho thấy có hộ tiểu thương khơng biết thủ tục, nguồn vốn vay ở đâu ?, hoặc tổ chức tín dụng khơng cho vay với nhiều lý do, điều này cho thấy, công tác tiếp thị, phát triển mạng lưới phục vụ của ngân hàng và tổ chức tín dụng chưa được tốt. Vì vậy, rất cần thiết, từng ngân hàng, tổ chức tín dụng phải đẩy mạnh nghiên
cứu thị trường tín dụng, xác định cung cầu, mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch đến các chợ, trung tâm thương mại, tăng cường nhân lực, thiết bị, công nghệ mới…. làm cho hoạt động tín dụng hiệu quả và tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Cần có những quy định chi tiết đối với cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định và theo dõi khoản vay, một mặt nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm đối với khách hàng, với khoản vay họ quản lý, mặt khác có hình thức khen thưởng và xử lý kịp thời và phù hợp.
5.2.5. Phát huy vai trị và mở rộng quy mơ hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Cụ thể là Quỹ tín dụng Chợ Lớn, theo đánh giá của quỹ mặc dù đã tập trung
mở rộng các đối tượng cho vay, rà soát cùng với Ban quản lý chợ, trung tâm thương mại để hỗ trợ các hộ vay vốn, tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế về số lượng hộ vay vốn chưa nhiều, lượng vốn cho vay không lớn, chưa phát huy hết tiềm năng của quỹ. Với thế mạnh gần gũi với hộ tiểu thương kinh doanh trong chợ, trung tâm thương mại và chức năng tín dụng của mình, quỹ tín dụng nhân dân cần nâng cao chất lượng, mở rộng quy mơ để có thể vừa huy động được vốn chưa sử dụng trong hộ tiểu thương chưa có nhu cầu, tăng nguồn vốn cho quỹ để cho vay hộ tiểu thương đang cần vốn kinh doanh.
5.2.6. Tạo mối liên kết, hỗ trợ giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng các đơn vị cho vay vốn. vị cho vay vốn.
Thực trạng như phân tích ở phần trên, địa bàn quận có gần 150 chi nhánh, phịng giao dịch của nhiều ngân hàng, trong đó có ngân hàng nhà nước, ngân hàng cổ phần, ngân hàng nước ngồi, mỗi ngân hàng đều có điểm mạnh, đối tượng phục vụ có thể bổ sung cho nhau. Nếu phối hợp, chia sẻ thông tin, mềm dẻo, linh hoạt trong kinh doanh thì sẽ tạo ra nguồn lực lớn cung ứng vốn cho kinh doanh thương mại nói chung và cho hộ tiểu thương nói riêng.
5.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chi nhánh
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng như nhiều lĩnh vực dịch vụ tài chính khác ngày càng trở nên gay gắt, đồng thời trong tình hình kinh tế - xã hội của đất
nước cịn khó khăn, hoạt động huy động vốn, cho vay và thu hồi nợ đang là vấn đề thời sự nóng bỏng đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Vậy để có thể tồn tại và phát triển trong tình hình mới, Chi nhánh các ngân hàng trên điạ bàn quận 5 phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong đó vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong các yếu tố không thể thiếu để tạo ra sự khác biệt dẫn đến thành công.
Đối với cán bộ quản lý và lãnh đạo của ngân hàng cần khơng ngừng nâng cao năng lực, trình độ quản lý và nâng cao năng lực tư duy tổng hợp. Thông qua đó, trình độ quản lý của cán bộ được nâng cao trong việc xét duyệt, quản lý, kiểm tra và giám sát khoản cho vay.
Nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ: Để nâng cao chất lượng công việc trước tiên đòi hỏi phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm cơng tác tín dụng, phải sàng lọc và lựa chọn ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu, thường xuyên theo dõi, giúp đỡ, rèn luyện và quan tâm đúng mức đến tâm tư, nguyện vọng, đời sống của họ, giúp cho họ yên tâm làm việc và luôn luôn trung thành với nơi họ đang công tác.
5.2.8. Nâng cao năng lực quản lý củaBan quản lý chợ và TTTM.
Trong điều kiện cho vay hộ tiểu thương, phần lớn các ngân hàng đều yêu cầu có sự xác nhận của Ban quan lý chợ hoặc Ban quản lý Trung tâm thương mại, vì vậy để bảo đảm sự xác nhận trung thực, đúng với thực tế về ngành hàng kinh doanh, về vốn về con người đòi hỏi các lãnh đạo của Ban quan lý chợ hoặc Ban quản lý Trung tâm thương mại phải được thường xuyên nâng cao trình độ và năng lực quản lý , nhất là quản lý các hộ tiểu thương.