CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3. Mô tả mẫu khảo sát các hộ tiểu thương
Trên cơ sở số liệu điều tra, phỏng vấn 280 hộ tiểu thương kinh doanh tại sáu chợ, trung tâm thương mại, tình hình chung của hộ tiểu thương được đánh giá trên các mặt sau:
3.3.1. Đặc điểm về nhân khẩu học
3.3.1.1 Tuổi của chủ hộ
Về tuổi của chủ hộ, thống kê cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ tiểu thương là 47,4 tuổi, thấp nhất là 26 tuổi, cao nhất là 71 tuổi. Do tuổi của chủ hộ tiểu thương được
trải đều, vì vậy để thuận tiện cho phân tích, trong đề tài nghiên cứu phân ra làm sáu nhóm như sau: Bảng 3 8. Tổng hợp về tuổi của chủ hộ Tuổi (năm) Tần số Tỷ lệ(%) Tuổi <=30 7 2,50 30< Tuổi <=40 57 20,36 40< Tuổi <=50 116 41,43 50< Tuổi <=60 81 28,93 Tuổi >60 19 6,79 Tổng số 280 100,00
Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra
Qua bảng 3.8. cho thấy, phần lớn tuổi của chủ hộ tiểu thương có độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi, có ít hộ dưới 30 tuổi và trên 60 tuổi. Cụ thể: Chủ hộ dưới 30 tuổi (2,5 %), từ 31 đến 40 tuổi (20,3 %), 41 và 50 tuổi (41,4 %), 51 và 60 tuổi (28,9%) và trên 60 tuổi (6,7%). Như vậy, tuổi của chủ hộ tiểu thương cũng phù hợp với quá trình hình thành, phát triển các chợ truyền thống trong quận.
3.3.1.2 Về giới tính
Kết quả thống kê cho thấy, phần lớn giới tính của chủ hộ tiểu thương là nữ (chiếm 78,9% trong tổng số hộ được khảo sát), nam chiếm 21,1%. Điều này cũng được hiểu là với đặc điểm kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại mỗi quầy sạp nhỏ, không gian kinh doanh hẹp, ngành nghề mua bán quy mô nhỏ phù hợp với hoạt động của phụ nữ.
3.3.1.3 Về dân tộc
Số liệu thống kê chung của quận 5 cho thấy vào thời điểm năm 2010 người Hoa chiếm 34% trong tổng dân số tồn quận, khi nói đến quận 5 mọi người thường cho rằng đó là địa bàn hoạt động, sinh hoạt của người Hoa.Tuy nhiên, với mẫu khảo sát cho thấy chỉ có 16,8% là người Hoa, cịn lại với tỷ lệ lớn (83,2%) là người kinh. Điều này có thể được giải thích rằng, ngồi hoạt động kinh doanh trên địa bàn chợ, trung tâm thương mại, người Hoa còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực tế
cũng minh chứng cho thấy người Hoa hoạt động và thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
3.3.2 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện qua cấp học mà chủ hộ đã học qua, theo phân loại của ngành giáo dục có 6 cấp học và được thống kê như sau:
Biểu đồ 3 1. Cơ cấu trình độ học vấn Cơ cấu trình độ học vấn Cơ cấu trình độ học vấn Trung học cơ sở 22% Tiểu học 14% Không đi học 1% Sau đại học 1% Đại học 7% Cao đẳng 2% Trung học phổ thông 53%
Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra
Biểu đồ cho biết, phần lớn (52,8%) trình độ của chủ hộ tiểu thương là học xong trung học phổ thông, 22,5% học xong trung học cơ sở; 14,2% học xong tiểu học. Thậm chí có 1,07% khơng đi học. Tuy nhiên, cũng có khoảng 9% chủ hộ học ở cấp cao đẳng, đại học và trên đại học.
Nếu chúng ta phân tích trình độ theo đặc tính chủ hộ sẽ thấy: về giới tính phụ nữ có trình độ cao hơn hơn nam giới và chiếm tỷ lệ tuyệt đối (78,9%). Xét về dân tộc thì người kinh có trình độ cao hơn và chiếm tỷ lệ tuyệt đối (83,2%). Điều này có thể được hiểu phần lớn chủ hộ kinh doanh tại chợ là nữ, còn về dân tộc hoa, những người Hoa kinh doanh tại đây do tuổi đã cao, sẽ gặp khó khăn trong việc học, nâng cao trình độ; thêm vào đó là rào cản ngơn ngữ, họ thường xuyên giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, khơng có nhiều điều kiện để tới các cơ sở giáo dục học, vì vậy trình độ học vấn không được cải thiện nhiều.
3.3.3. Giấy tờ liên quan
Để sinh hoạt bình thường chủ hộ được sở hữu nhiều loại giấy tờ cần thiết, đặc biệt khi giao dịch với các tổ chức tín dụng, các cơ quan cho vay đòi hỏi một số giấy tờ liên quan để làm các thủ tục theo quy định nghiệp vụ của ngành. Số liệu thống kê cho thấy hầu hết chủ hộ có các giấy tờ thiết yếu như chứng minh nhân dân, hộ khẩu gia đình và giấy phép đăng ký kinh doanh, đây là những giấy tờ căn bản để hộ tiểu thương hoạt động. Các giấy tờ về hợp đồng thuê quầy sạp, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất chủ hộ hiện có mức độ thấp hơn so với các loại giấy tờ khác, nó phụ thuộc vào điều kiện thuận lợi của từng hộ. Riêng bằng lái xe chỉ có 11% tổng số hộ. Cá biệt là trong điều kiện giao dịch với các ngân hàng khi thanh tốn tiền thơng qua các phương tiện thuận lợi như tài khoản, thẻ ATM lại rất ít chủ hộ tiểu thương quan tâm và đăng ký thực hiện, điều này cho thấy nhận thức của chủ hộ về ngân hàng, sự hỗ trợ từ ngân hàng, tổ chức tín dụng là chưa cao. Kết qủa thể hiện ở đồ thị sau:
Biểu đồ 3 2 Giấy tờ liên quan chủ hộ
Cơ cấu hộ có giấy tờ liên quan
Giấy ĐKKD 18% Giấy đất 12% Hộ khẩu 18% Bằng lái xe 11% CMND 18% Thẻ ATM 3% Tải khoản NH 6% HD thuê sạp 14%
Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra
3.3.4. Tham gia các hiệp hội
Hiệp hội là tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp, được hình thành do cơ cấu tổ chức nhà nước quy định đối với mỗi cơ quan đơn vị (Hội Phụ nữ, Đồn thanh niên) có hội được hình thành tự nguyện từ các giới mà chủ hộ đang sinh hoạt, hoặc nhóm người có cùng ngành nghề, cùng sở thích và động cơ hoạt động như nhau (Hội Chữ thập đỏ, Tổ ngành hàng, Hội quán người Hoa). Việc tham gia các hội đối với chủ hộ tiểu thương là tùy theo ý thích cá nhân, tuy nhiên, thực tế hiện nay tại các chợ, trung
tâm thương mại các hiệp hội này có vai trị tích cực khơng chỉ làm mơi trường, sân chơi sinh hoạt của nhóm mà cịn tạo điều kiện để các hộ thông tin trao đổi thị trường, mẫu mã sản phẩm, kinh nghệm kinh doanh, đặc biệt là giúp đỡ tạo điều kiện liên hệ với các cơ quan để hỗ trợ vay vốn .
Kết quả biểu đồ dưới đây cho thấy, đa số chủ hộ (chiếm 94,5%) tham gia hội phụ nữ và tổ ngành hàng, thực tế này chứng tỏ rằng với tỷ lệ nữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hộ được khảo sát thì hội phụ nữ là tổ chức hiệp hội phù hợp với tính chất hoạt động trong các chợ; tổ ngành hàng cũng là nơi thích hợp để các hộ hoạt động theo phương châm “bn có bạn, bán có phường” qua đó giúp đỡ chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh. Ngồi ra, cũng có một số hộ tham gia Hội chữ thập đỏ, Hội quán người Hoa để sinh hoạt tín ngưỡng và nhân đạo theo ý nguyện cá nhân.
Biểu đồ 3 3. Chủ hộ tham gia các hội Chủ hộ tham gia các hội Chủ hộ tham gia các hội
Hội phụ nữ 49%
Chi đoàn thanh niên 2% Hội chữ thập đỏ
3% Tổ ngành hàng
45%
Hội quán người hoa 1%
Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra
3.3.5. Quy mô hộ kinh doanh
Quy mơ hộ thể hiện số người trong gia đình của hộ tiểu thương, kết quả bình qn mỗi hộ có 4 người, hộ có nhiều người nhất là 22 và thấp nhất là một người. Khi gộp các hộ theo nhóm nhất định ta có kết quả sau:
Bảng 3 9. Quy mô hộ kinh doanh
Quy mô hộ Số hộ Tỷ lệ (%)
Hộ 1- 2 người 57 20,36
Hộ 3- 4 người 145 51,79
Hộ 4- 6 người 58 20,71
Quy mô hộ Số hộ Tỷ lệ (%)
Hộ trên 8 người 11 3,93
Tổng 280 100,00
Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra
Từ số liệu Bảng trên cho chúng ta biết, có 51,7% số hộ được khảo sát với quy mô 3-4 người chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm, kế đến là quy mô từ 4-6 người chiếm 20,7%, hộ từ 1-2 người chiếm 20,3%, đặc biệt có 3,9% hộ có số lượng người trên 8 người. Duy nhất có một hộ có 14 người. Quy mơ hộ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của hộ vì số lượng người trong gia đình nhiều hay ít vừa tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho lượng lao động tham gia kinh doanh, đồng thời đó cũng là áp lực phải kinh doanh để tạo thu nhập đáp ứng cho sinh hoạt hàng ngày.
3.3.6. Tình hình kinh doanh
3.3.6.1. Ngành kinh doanh
- Thống kê cho thấy, ngành nghề kinh doanh trong sáu chợ, trung tâm thương mại rất phong phú đa dạng, nếu phân theo tính chất từng mặt hàng thì rất nhiều và phức tạp, vì vậy khi nghiên cứu, chúng tôi tạm phân theo 10 loại ngành lớn có đặc trưng giống nhau và được ngành thống kê quy định. Theo đó, kết quả thống kê (Đồ thị 3.4) ngành kinh doanh vải chiếm tỷ lệ cao nhất (26,4%), kế đến là ngành thực phẩm kinh doanh rau củ, quả, gia vị phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân chiếm (20,7%), tiếp theo là ngành bách hóa, cơng nghệ phẩm, hàng lưu niệm (19,2%), quần áo 14,6% v..v.
- Về tính chất kinh doanh: có hai hình thức kinh doanh phổ biến là bán sỉ (mua bán với khối lượng lớn, bán cho người đi kinh doanh) và bán lẻ cho người tiêu dùng. Hiện nay tại các chợ, trung tâm thương mại cho thấy một số nơi kinh doanh hàng theo mức chuyên doanh, quy mô lớn (bán sỉ, bán buôn), mua bán cùng mặt hàng thì tập trung tại đơn vị lớn như bán vải tại Đồng Khánh, quần áo, giày dép tại An Đơng, kim khí điện máy, hóa chất tại Kim Biên; Riêng đối với những mặt hàng khác có quy mơ nhỏ hơn (lương thực, ăn uống, vàng bạc đá quý) thì được kinh doanh tại những chợ truyền thống (Bàu Sen, Phùng Hưng). Đây cũng là những bất lợi cho các hộ tiểu
thương kinh doanh với quy mô nhỏ do thiếu lợi thế cạnh tranh về mặt bằng, quy mô, sự thuận tiện giữa các vị trí nhỏ hẹp trong chợ, trung tâm thương mại với các siêu thị, cửa hàng tiện ích và cửa hàng kinh doanh trên đường phố.
Biểu đồ 3 4. Ngành nghề kinh doanh Cơ cấu ngành kinh doanh Cơ cấu ngành kinh doanh
Vải 26% Thực phẩm 21% Quần áo 15% Ăn uống 6%
Kim khí, điện máy 6% Giày dép 3% Vàng, đá quý 2% Hóa chất 1% Lương thực 1% Other 7% Bách hóa 19%
Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra
Như vậy, có thể đánh giá chung là tình hình kinh doanh tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận chủ yếu tập trung kinh doanh những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Tính chất kinh doanh có đan xen bán lẻ tại một số chợ quy mô nhỏ, bán sỉ tại một số chợ, trung tâm thương mại lớn.
3.3.6.2. Năm hoạt động của chủ hộ
Năm hoạt động của chủ hộ là thời gian mà chủ hộ tham gia kinh doanh tại chợ, trung tâm thương mại. Nói cách khác là kinh nghiệm kinh doanh của chủ hộ tiểu thương thông qua bề dài thời gian trong hoạt động mua bán hàng hoá, khảo sát cho thấy bình qn chủ hộ có 16,8 năm hoạt động kinh doanh; thấp nhất 2 năm và dài nhất là 52 năm. Bảng 3.10 cho thấy tuyệt đại đa số chủ hộ có thời gian kinh doanh từ 11 đến 20 năm (72,8%), trong đó dưới 10 năm là 34,2%, cịn lại là chủ hộ có năm kinh doanh trên 20 năm. Qua đây phản ánh một thực tế là chủ hộ tiểu thương gắn bó rất mật thiết với hoạt động kinh doanh, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, coi ngành nghề kinh doanh là sự nghiệp của cả đời mình.
Bảng 3 10. Thống kê số năm tham gia kinh doanh
Số năm Số hộ Tỷ lệ (%)
Số năm Số hộ Tỷ lệ (%)
Từ 11- 20 năm 108 38,57
Từ 21- 30 năm 61 21,79
Trên 30 năm 15 5,36
Tổng số 280 100,00
Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra 3.3.6.3. Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là điều kiện quan trọng để hộ tiểu thương phục vụ mua bán hàng hóa kinh doanh, khảo sát cho thấy, quy mô vốn của các hộ khá nhỏ so với các công ty trách nhiệm, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong cùng một ngành nghề. Cụ thể, hộ có vốn cao nhất là 4 tỷ đồng, thấp nhất là 300 ngàn đồng, bình quân vốn mỗi hộ là 58 triệu đồng. Chủ yếu các hộ (chiếm 58,2%) có vốn dưới 20 triệu đồng, cụ thể số liệu được phân tích như sau:
Bảng 3 11 Vốn kinh doanh
Phân loại vốn (triệu đồng) Số hộ Tỷ lệ(%)
Vốn <= 5 77 27,50 5< Vốn <=20 86 30,71 20< Vốn <=40 37 13,21 40< Vốn <=60 34 12,14 Vốn > 60 46 16,43 Tổng 280 100,00
Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra
Bảng trên cho thấy phần lớn các hộ tiểu thương kinh doanh có quy mơ vốn khá nhỏ khoảng 58,2% số hộ vốn dưới 20 triệu đồng, trong đó 27,5% vốn dưới 5 triệu đồng. Vốn kinh doanh trên 60 triệu đồng không nhiều, chỉ chiếm 16,43%, tập trung chủ yếu tại trung tâm thương mại Đồng khánh, nơi kinh doanh bán buôn với số lượng lớn các loại vải.
Khi điều tra phỏng vấn cho thấy có 24 hộ vì nhiều lý do khơng trả lời về khoản thu nhập của mình, vì vậy chỉ có 256 hộ được trả lời, kết quả như sau:
Bảng 3 12. Thu nhập của hộ Thu nhập triệu đồng/tháng Số hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập triệu đồng/tháng Số hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập <= 2 103 40,23 2 < Thu nhập <= 4 56 21,88 4 < Thu nhập <= 6 43 16,80 6 < Thu nhập <=8 25 9,77 Thu nhập > 8 29 11,33 Tổng 256 100,00
Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra
Bình quân hàng năm thu nhập của người trả lời 4,2 triệu đồng trên một tháng, thấp nhất là 0,1 triệu đồng, cao nhất là 30 triệu đồng. Qua số liệu bảng cho thấy quy mô thu nhập của các hộ là rất nhỏ, tuyệt đại đa số là có mức thu nhập dưới 6 triệu đồng một tháng, có tới 40,2% có mức thu nhập dưới 2 triệu đồng, chỉ có trên 11% có mức thu nhập trên 8 triệu đồng. Số liệu này phản ảnh thực tế kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại của các hộ tiểu thương là kinh doanh nhỏ, hàng hóa khơng phong phú và bị giới hạn, mãi lực thị trường không cao và kết quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu thu nhập thấp.
3.3.6.5. Doanh thu bán hàng
Doanh thu bình quân hàng tháng của các hộ tiểu thương là 82,5 triệu đồng, hộ có doanh thu thấp nhất là 0,6 triệu, cao nhất là 6,8 tỷ đồng. Để thuận tiện phân tích, so sánh, tạm phân ra thành các nhóm như sau:
Bảng 3 13. Doanh thu bán hàng
Doanh thu (triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%)
Doanh thu <= 10 58 20,71
10 < Doanh thu <= 30 87 31,07 30 < Doanh thu <= 60 62 22,14 60 < Doanh thu <= 90 21 7,50 90 < Doanh thu <= 120 22 7,86
Doanh thu (triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%)
Doanh thu > 120 30 10,71
Tổng 280 100,00
Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra
Bảng trên cho thấy trên một nửa (51,7%) có doanh thu dưới 30 triệu đồng một tháng, bình qn mỗi ngày 1 triệu đồng. 22,1% có doanh thu từ 30 đến 60 triệu đồng, còn lại một tỷ lệ nhỏ doanh thu trên 60 triệu đồng. Riêng một số hộ có doanh thu trên 120 triệu đồng tập trung vào mua bán với khối lượng lớn vải, quần áo vận chuyển đi các tỉnh thành trong nước. Điều này tiếp tục minh chứng cho quy mô kinh doanh của hộ tiểu thương là vừa và nhỏ.
3.3.6.6. Thuế, phí nộp cho nhà nước Về thuế nộp ngân sách
Thuế nộp trung bình 3,1 triệu đồng một hộ trong một tháng, hộ nộp thuế cao nhất là 55 triệu đồng, thấp nhất là đưới 1 triệu đồng. Mức thuế cho từng hộ và các chợ, trung tâm thương mại khác nhau, nếu phân ra theo mức độ 5 nhóm thì ta thấy mức thuế mà phần lớn (65%) hộ phải nộp ngân sách là dưới 3 triệu đồng một tháng, cụ thể như sau:
Bảng 3 14. Thuế nộp ngân sách nhà nước
Thuế nộp ngân sách (triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%)