Tổng quan tình hình phát triển kinh tế của quận 5

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của tiểu thương tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế của quận 5

3.1.1 Đơn vị hành chính và vị trí địa lý:

Quận 5 là quận đơ thị hố hồn tồn thuộc khu vực trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Sự hình thành và phát triển của vùng đất Quận 5 gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử phát triển hơn 300 năm Sài Gịn - thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Quận 5 được chính thức thành lập từ tháng 5 năm 1976. Phân chia thành 15 phường.

Diện tích tự nhiên của quận là 4,42 Km2, so với các đơn vị khác, quận có diện tích nhỏ nhất trong 24 quận huyện của thành phố, bình qn mỗi phường có diện tích khoảng 0,3 km2. Giới hạn vị trí địa lý của quận được phân ranh bởi các trục đường chính theo hướng Bắc - Nam, Đơng - Tây của thành phố như Nguyễn Văn Cừ, Hùng Vương, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Văn Kiệt và tiếp giáp với 6 quận khác (quận 1,3, 6, 8,10,11) rất thuận lợi cho việc giao thông và phát triển kinh tế xã hội. Song song đó, hệ thống kênh rạch đã tạo điều kiện tốt cho giao thông đường thủy, vận chuyển trao đổi hàng hóa với các tỉnh miền tây. Về giao thơng đường bộ, thời gian đầu quận có Bến xe Chợ lớn, Lê Hồng Phong là đầu mối giao thông đường với các tỉnh Miền Tây, Miền Đông.

3.1.2 Dân số

Dân số năm 2010 của quận là 193.524 người, mật độ dân số bình quân cao nhất thành phố và cả nước 44.710 người/ km2; thậm chí có 3 phường mật độ dân số gần 60.000 người/ km2. Ngoài ra, do đặc điểm của quận có 20 bệnh viện, 13 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã thu hút khá nhiều người (cư dân vãng lai) đến khám chữa bệnh, học tập. Số liệu thống kê chưa đầy đủ có khoảng 250.000 người tạm trú, sinh hoạt trên địa bàn, điều này đã tạo lên áp lực lớn để giải quyết vấn đề an sinh, xã hội cho quận. Về dân tộc, chủ yếu người dân là dân tộc Kinh chiếm 66%, tiếp theo dân tộc hoa khoảng 34%, còn lại một số dân tộc chăm, nùng. Về giới tính Nam chiếm tỷ lệ 47%, nữ chiếm 63%.

3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế

Quận 5 với đặc điểm là quận nội thành 100% đất sử dụng cho đô thị, phát triển kinh tế quận tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại dịch vụ. Cơ cấu kinh tế hiện nay 70% thương mại dịch vụ, 30% công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Theo định hướng phát triển kinh tế tại Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận lần thứ X (Nhiệm kỳ 2010 – 2015) đã nêu “kinh tế chuyển dịch

theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, từng bước định hình phát triển thành một trung tâm thương mại dịch vụ lớn của thành phố Hồ Chí Minh”, trong 5 năm tới xu hướng tỷ trọng thương mại dịch vụ sẽ tăng nhanh, công

nghiệp sẽ giảm phù hợp với chủ trương và quy luật phát triển.

3.1.3.1. Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Do lịch sử để lại, giai đoạn đầu từ ngày giải phóng năm 1975, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận phát triển khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, thời điểm cao nhất có khoảng trên 1000 cơ sở. Tuy nhiên vào thập niên 90 với chủ trương của thành phố cần phải di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra khỏi nội thành để giải quyết việc giảm thải ô nhiễm môi trường, hạn chế tiếng ồn trong khu vực nội thành và khu dân cư, vì vậy, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp giảm xuống đáng kể.

Bảng 3 1 Tốc độ tăng trưởng và Giá trị sản xuất công nghiệp và TTCN

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011

Tốc độ tăng trưởng BQ % 16,14 14,66 10,57 14,05 14,98 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 5.109 5.858 6.477 7.211 8.185 Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2005 – 2010 và năm

2011, UBND quận 5.

Đến nay, trên địa bàn Quận, các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển; tính đến năm 2010 có 8.000 doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, tăng 439% so với năm 2005 và tính đến hết năm 2011 số doanh nghiệp là 8.472. Số hộ kinh doanh cá thể là 15.000. Quy mô nhỏ và ngành nghề hoạt động chính của các đơn vị này là sản xuất kinh doanh thực phẩm, đồ uống, cao su, plastic, giấy, in, chế biến kim loại và buôn bán nhỏ.

Hiệu quả tăng trưởng và phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của quận. Theo bảng trên, giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục từ năm 2007 đến năm 2011; từ 5.109 tỷ đồng năm 2007 lên 8.185 tỷ đồng năm 2011, tăng bình quân hàng năm 14,5%.

So với các quận huyện khác trên toàn thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp của các đơn vị thuộc quận đang dẫn đầu 24 quận huyện tính chung cho khu vực ngồi nhà nước và chiếm 9,6% trong tổng giá trị toàn thành phố. Với số lượng các đơn vị nêu trên đã giúp quận giải quyết việc làm cho 11.300 lao động. Ngoài ra, các đơn vị này đã huy động một lượng vốn đầu tư quan trọng của xã hội cho phát triển kinh tế bình qn hàng năm có 450 tỷ đồng được huy động cho đầu tư sản xuất, kinh doanh.

3.1.3.2. Về kinh doanh thương mại dịch vụ:

Trên địa bàn quận có 14 chợ, trung tâm thương mại bố trí phân tán trên địa bàn của các phường. Xét trên góc độ q trình phát triển thì được phân loại như sau:

(1) Một số chợ truyền thống tồn tại từ 50 – 60 năm hoạt động đan xen trong các khu dân cư, trên các tuyến đường nhỏ, thời gian hoạt động không liên tục, hoạt động trong một buổi sáng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân về một số mặt hàng thiết yếu;

(2) Một số chợ được xây dựng có mái che (nhà lồng) được sắp xếp bố trí quầy sạp theo những ngành hàng cùng loại, được tổ chức có trật tự và do nhà nước quản lý;

(3) Một số trung tâm thương mại, là loại hình của một chợ quy mô lớn hơn, nhưng chất lượng phục vụ chưa cao, chưa tương xứng như một siêu thị hiện đại, hiện vẫn được duy trì và sẽ được đầu tư xây dựng cải tạo theo hướng văn minh hiện đại.

Số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ năm 2010 là 13.583 cơ sở, trong đó thuộc loại hình doanh nghiệp, cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần 1.984 cơ sở, chiếm 14,6%; còn lại là hộ cá thể chiếm đại đa số (85,4%) trong tổng số các cơ sở thuộc loại hình này.

Bảng 3 2 Tốc độ tăng trưởng và Giá trị sản xuất Thương mại – Dịch vụ

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011

Tốc độ tăng trưởng BQ % 19,83 19,73 23,47 35,86 42,17 Doanh thu TM – DV Tỷ đồng 43.658 52.735 62.755 79.338 98.063 Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2005 – 2010 và năm

2011, UBND quận 5.

Hiệu quả kinh doanh của ngành thương mại dịch vụ cũng là nhân tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế của quận. Theo bảng 3.2. Doanh thu thương mại dịch vụ năm 2010 đạt 79.338 tỷ đồng, năm 2011 tăng 18.725 tỷ đồng (tăng %) so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng tăng đều từ năm 2008 đến nay, tăng cao là những năm 2010 và 2011, bình quân 5 năm (2005 -2010) tăng 20%. Điều đó cho thấy sự đóng góp to lớn của ngành thương mại – dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế của quận nói riêng và thanh phố nói chung.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thương mại – dịch vụ bình quân hàng năm là 20,24%. thương mại – dịch vụ phát triển với nhiều với nhiều loại hình phong phú theo hướng văn minh, hiện đại. Một số trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô kinh doanh lớn, hiện đại đã đi vào hoạt động và ngày càng phát triển như: Trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza, An Đông Plaza, La Kai, siêu thị Coop – Mart, chợ Kim Biên, chợ Vật liệu xây dựng.

Doanh thu thương mại dịch vụ của quận cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số doanh thu thương mại dịch vụ tồn thành phố tính cho khu vực ngồi nhà nước (chiếm 27,6%). Ngành nghề kinh doanh tập trung chủ yếu kinh doanh thương mại mua bán hàng hóa, ăn uống, dịch vụ, khách sạn phục vụ cho nhu cầu mua bán, trao đổi, sinh hoạt của người dân trong quận và các tỉnh. Các đơn vị trong khu vực này đã thu hút và giải quyết lao động cho 44.235 lao động, trong đó: hộ cá thể 23.581 lao động, cơng ty TNHH 13.934 lao động, cơng ty cổ phần 3.689 lao động, cịn lại là các doanh nghiệp, hợp tác xã.

3.1.3.3 . Ngân sách và Thuế

Bảng 3 3 Tổng thu thuế và ngân sách của quận 5

Nội dung Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011

+ Tổng thu thuế Tỷ đồng 996,81 1.009 1.096,72 1.165,5 + Ngân sách quận

- Thu Tỷ đồng 393,51 402,56 397,4 415,6 - Chi Tỷ đồng 275,58 282,83 308,2 379,7 Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2005 – 2010 và năm

2011, UBND quận 5.

Tổng thu thuế trong 5 năm đạt khoảng 4.688 tỷ đồng, năm 2010 số thu tăng 98% so với năm 2005, và năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 168,78 tỷ đồng, tương đương 10,92%

Theo bảng 3.3. Tổng thu thuế trong giai đoạn 2008 – 2011 số lượng đều gia tăng, năm 2009 tăng không đáng kể so với năm 2008 (chỉ tăng 12,19 tỷ đồng), năm 2010 tăng cao so với năm 2009, tăng thêm 87,72 tỷ đồng.

Ngân sách của quận, đối với khoản thu mặc dù năm 2010 có giảm so với năm 2009 song đến năm 2011 đã tăng lại. Trong khi đó, các khoản chi tăng liên tục. Các con số cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo quận đối với đời sống của nhân dân trong quận.

Nhìn chung, thuế nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn quận khá lớn, nếu tính tốn tồn bộ các cơ sở kinh tế thì thuế hàng năm khoảng 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên với cơ chế quản lý thuế hiện nay, các cơ quan trung ương, nhà máy lớn (nhà máy bia Sài Gòn; Thuốc Lá Sài Gòn) phải nộp thuế tập trung về thành phố với mức thu hàng năm gần 9000 tỷ đồng; phần còn lại là các doanh nghiệp, hộ cá thể nộp thuế cho quận. Năm 2011, thu thuế của các đối tượng tại quận là 1.165,5 tỷ đồng, với mức thu này có thể so sánh ngang bằng với 38 tỉnh thành trong cả nước (theo thống kê hiện có 25 tỉnh thành phố có số thu ngân sách trên 1000 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của tiểu thương tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)