TẾ- XÃ HỘI: Thơng qua hoạt động của mình, hệ thống ngân hàng đã có sự đóng
góp quan trọng vào sự phát triển của các thành phần và khu vực kinh tế, cũng như sự phát triển chung của kinh tế xã hội thể hiện qua các mặt sau
Giúp duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế thông qua hoạt
động của hệ thống ngân hàng, nhà nước đã thực thi được các chính sách tài chính- tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, các chính sách phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển khu vực kinh tế nơng thơn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Mở rộng quy mô, số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ ngân hàng
Hiện nay, các NHTM điều hướng tới việc phát triển hệ thống ngân hàng. Bên cạnh việc phát triển các dịch vụ bán buôn, các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ cũng được hệ thống NHTMCP và NHTMNN chú ý đầu tư mạnh. Để phát triển hoạt động của mình các ngân hàng đã không ngừng đầu tư phát triển các dịch vụ mới dựa trên nền công nghệ hiện đại, khơng ngừng mở rộng mạng lưới và hiện đại hóa hệ thống nhằm đưa dịch vụ ngân hàng đến với nhiều người dân, doanh nghiệp nhất có thể với khoản thời gian nhanh nhất, chi phí thấp và chất lượng tốt có thể. Các sản phẩm ngân hàng điện tử( chuyển tiền, rút tiền, trả lương, thanh toán,…) ngày càng phổ biến trong các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp. Chính các yếu tố này đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giảm sử dụng tiền mặt trong
thanh toán(thanh toán bằng tiền mặt giảm năm 2006 từ 17,2%/ tổng phương tiện thanh tốn xuống cịn 13,5% năm 2011), góp phần phát triển kinh tế -xã hội
Nâng cao chất lƣợng đời sống ngƣời dân, góp phần xóa đói giảm nghèo
Thơng qua việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phát triển hệ thống phân phối để đưa sản phẩm đến với hầu hết người dân, ngân hàng đã góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập một cách linh hoạt và an toàn bằng các sản phẩm tiết kiệm cá nhân; phát triển tín dụng tiêu dùng khiến người dân có nhiều điều kiện để tốt đầu tư, tiêu dùng; tiết kiệm thời gian bằng các dịch vụ ngân hàng điện tử,…
Các ngân hàng cũng đã chủ động tiếp cận với đối tượng người nghèo như một đối tượng khách hàng tiềm năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hiệu quả để họ có thể tự tạo dựng công ăn việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo và tiến tới làm giàu như cho vay làm nhà ở vùng ngập lũ, hỗ trợ nhu cầu vốn đối với người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài,…
Cung cấp vốn, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động và phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Hệ thống ngân hàng thơng qua hoạt động tín dụng của mình đã cung cấp nguồn vốn giúp cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động. Đặc biệt, trong thời điểm khủng hoảng kinh tế cho thấy, nguồn vốn này đã có tác động tích cực giúp các doanh nghiệp có thể vượt qua thời điểm khó khăn, khôi phục và mở rộng sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Các dịch vụ ngân hàng dành cho khối doanh nghiệp ngày càng đa dạng, bên cạnh các dịch vụ truyền thống như dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán, cho vay, bảo lãnh,…. Nhiều dịch vụ mới ra đời như tư vấn bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, … hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong kiểm soát vốn, nắm bắt được cơ hội để mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, các hoạt động hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp, các ngành có lợi nhuận thấp, rủi ro cao hoặc tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận cao, ngành kinh tế mũi nhọn. Đã góp phần vào thay đổi và lành mạnh hóa cơ cấu kinh tế quốc gia.
Bản thân ngân hàng cũng tạo ra lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc:Hệ thống ngân hàng cũng là một cấu phần của nền kinh tế tổng thể. Do
đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng đóng góp vai trị quan trọng trong tăng trưởng chung của tồn bộ nền kinh tế và đóng góp vào nguồn thu thuế của ngân sách quốc gia đồng thời góp phần tạo ra công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động.( Nguyễn Thị Kim Thanh và Nguyễn Thùy Linh)
Thơng qua phân tích vai trị của ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, ta thấy sự phát triển của ngân hàng khơng chỉ tạo ra lợi ích cho cổ đơng, nhân viên mà có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước, một tỉnh.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Qua chương 1, chúng ta có được cái nhìn bao qt về ngân hàng thương mại, phát triển, biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại gồm các yếu tố nội bộ như hoạt động Marketing, hoạt động nhân sự, hoạt động tài
chính, hoạt động nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin, hoạt động kiểm tra- giám sát và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng như môi trường vĩ mô(môi trường kinh tế, môi trường pháp luật - chính trị, mơi trường văn
hố - xã hội, mơi trường tự nhiên, môi trường công nghệ), môi trường vi mô(đối thủ cạnh tranh, người mua- nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế). Chúng ta cũng biết được biết được các công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp ma trận nội bộ(IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi(EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận SWOT, tầm quan trọng của ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIETCOMBANK CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG THỜI GIAN QUA