1.3. Nội dung xây dựng Marketing Mix cho ngân hàng
1.3.4.4. Chiến lược chiêu thị
Chiêu thị là những hoạt động nhằm làm thay đổi lượng cầu bằng những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý hoặc thị hiếu của khách hàng.
Các công cụ được sử dụng để chiêu thị cho kinh doanh ngân hàng:
- Quảng cáo: Là các hình thức giới thiệu về thơng tin sản phẩm, dịch vụ, công ty hay
một ý tưởng…Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động đến hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng, khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp theo cách thuyết phục về sản phẩm, dịch vụ cần bán.
- Khuyến mại (xúc tiến bán): Là một loạt các biện pháp để kích thích nhu cầu của thị
trường trong ngắn hạn.
- Tuyên truyền, quan hệ với công chúng: Là việc tạo ra các kích thích gián tiếp, làm
tăng uy tín của sản phẩm hay bằng cách đưa ra những thông tin về sản phẩm hay về doanh nghiệp theo hướng tích cực làm cho nhiều người biết đến và chú ý.
- Bán hàng trực tiếp: Là quá trình giao tiếp trực tiếp giữa người bán và khách hàng,
thông tin trong bán hàng cá nhân khác với ba hình thức trên, thơng tin trong bán hàng cá nhân là thông tin hai chiều.
Mục đích của chiến lược khuyếch trương chiêu thị là tạo ra những nhận thức tốt hơn về hình ảnh ngân hàng dưới cái nhìn của khách hàng, giúp ngân hàng tạo ra những mối quan hệ rộng lớn để từng bước mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong kinh doanh.
Ngân hàng khuyếch trương chiêu thị nhằm:
- Làm tăng nhanh số lượng người biết đến ngân hàng trong thời gian ngắn - Làm cho hoạt động ngân hàng mau chóng đi vào cuộc sống
- Làm tăng số lượng sản phẩm được tiêu thụ
- Tạo ra hình ảnh, biểu tượng đẹp của ngân hàng dưới con mắt của công chúng - Quảng cáo thông qua ưu thế của các sản phẩm riêng của ngân hàng
- Quảng cáo gây ấn tượng, khó quên
- Quảng cáo trực tiếp, quảng cáo qua người khác theo phương pháp “truyền miệng”
- Quảng cáo thông qua chất lượng và ấn tượng về sản phẩm
Như vậy, thông qua khuyếch trương chiêu thị các ngân hàng nhanh chóng thâm nhập và mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí mang lại lợi ích tối đa cho bản thân ngân hàng mình.
Tóm tắt chương 1
Trong phần này, luận văn giới thiệu tổng quát về ngân hàng thương mại, về Marketing ngân hàng, vai trò và sự cần thiết của Marketing trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, dựa trên những ý kiến, quan điểm khác nhau của các tổ chức, chuyên gia đầu ngành về Marketing trên thế giới, làm cơ sở lý luận để mở rộng nghiên cứu phân tích sâu hơn nhằm cải thiện hoạt động Marketing của các NHTM Việt Nam, trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài quốc doanh, sự thâm nhập của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhu cầu và thị trường thay đổi, và những tác động do khủng khoảng kinh tế ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Việc thực hiện tốt các hoạt động Marketing ngân hàng sẽ giúp ngân hàng đẩy mạnh lợi thế hiện có, phát huy tiềm lực của ngân hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm tối đa các chi phí trong hoạt động nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, chương 1 của luận văn cũng khái quát thêm các khái niệm NHTM, bản chất kinh doanh và những đặc thù kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng chiến lược Marketing của ngân hàng và các bước trong tiến trình xây dựng một chiến lược Marketing cho ngân hàng. Khái quát các lý thuyết cơ bản về Marketing- mix của ngân hàng: tập trung vào 4P, bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị
Những vấn đề được nêu ra ở chương 1 sẽ là cơ sở để đánh giá thực tiễn hoạt động kinh doanh và chiến lược Marketing- mix của ngân hàng Techcombank ở chương 2.
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX Ở NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng Techcombank