2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động Marketing-mix của ngân
2.2.1. Yếu tố môi trường vĩ mô
2.2.1.1. Các yếu tối kinh tế
Trong năm 2011 Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách quạn trọng và kịp thời giúp nền kinh tế hoàn thành hai mục tiêu: chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát. Năm qua kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5,98%- thấp hơn mục tiêu đề ra 7,5%. Tuy nhiên lạm phát gần 19%- cao hơn mục tiêu ban đầu Quốc hội thơng qua là 7%. Về tài chính, tiền tệ, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2011 ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự tốn năm và tăng 20,6% so với năm 2010 (vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ là tăng 7-8%). Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2011 ước tính 796 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước khoảng bằng 4,9% GDP (thấp hơn kế hoạch đề ra, là 5,3%). (tham khảo phụ lục 2- Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP (2006-2011)).
Theo NHNN mức tăng trưởng dư nợ tín dụng tồn ngành ngân hàng năm 2010 là 27,65%. Do tác động của các giải pháp kích thích kinh tế, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất tăng cao kéo theo tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức
cao. Huy động vốn của các TCTD đã gặp nhiều khó khăn trong năm qua, ảnh hưởng đến khả năng cân đối vốn của các TCTD. (tham khảo phụ lục 2-hình 2.3: Biểu đồ tốc độ tăng
tổng phương tiện thanh tốn và dư nợ tín dụng 2008-2011 ).
NHNN tiếp tục khẳng định quan điểm sẽ tập trung tín dụng và tạo điều kiện hỗ trợ cho các nhu cầu vay vốn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và phát triển nơng thơn, hạn chế tín dụng đối với các nhu cầu vốn ở các lĩnh vực phi sản xuất
Như vậy, sau những năm tăng trưởng tín dụng khá cao thì sang năm 2011 thực hiện nghị quyết 11 của chính phủ, theo hướng thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát, kết quả đạt được là tín dụng tăng trưởng 12%, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát lại tăng mạnh 18,58%. Trong năm 2012 NHNN vẫn kiểm sốt tăng trưởng tín dụng kiểm chế lạm phát đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. (tham khảo phụ lục 2-Hình 2.4: Biểu đồ tốc độ tăng CPI (2001- 2011))
Trên thị trường ngoại hối, năm 2011 chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử NHNN điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất từ 18.932 đồng đổi 1 USD lên 20.693 đồng (tăng 9.3%) và thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống còn 1% vào ngày 11/02/2011. Việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã giúp thu hẹp tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường chợ đen vốn đã duy trì khoảng cách từ 7%-8% trong vịng hai tháng trước đó. Để đảm bảo ổn định tỷ giá, Chính phủ ban hành nghị định 95, phạt hành chính tới 500 triệu đồng cho vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Nhiều đơn vị, tổ chức cá nhân đã bị bắt vi phạm, thu giữ và phạt hành chính. Trong tháng 12/2011 NHNN bất ngờ điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên mức cao nhất 20.828 đồng. (tham khảo phụ lục 2-hình 2.5: Diễn
biến tỷ giá USD/VND từ 2010-2011).
Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng tỷ giá:
VND đã chịu sức ép giảm giá so với USD trong một thời gian dài. Vào đầu tháng 12/2010, tỷ giá có lúc đã tiến sát mốc 22.000 VND/USD. Đầu năm 2011, tỷ giá trên thị trường tự do được giao dịch khá bình ổn quanh mốc 21.000 VND/USD, cao hơn gần 8% so với tỷ giá niêm yết.
cường giao dịch và tích trữ ngoại tệ. Bằng chứng dễ thấy nhất là tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế tăng khá mạnh và tăng trưởng dư nợ tín dụng bằng USD trong năm 2010 vượt trội so với tín dụng đồng nội tệ.
Nguyên nhân quan trọng khác là năm 2010, Việt Nam tiếp tục bị thâm hụt cán cân thanh tốn. Mức thâm hụt này ước tính vào khoảng 2,5 tỷ USD, tuy thấp hơn dự tính ban đầu là 4,5 tỷ USD, dẫn đến việc điều chỉnh tỷ giá vào 2/2011, sau đó tỷ giá khá ổn định do tình hình cán cân thanh tốn cải thiện đáng kể thặng dư ở mức 3,1 tỷ USD.
2.2.1.2. Các yếu tố chính trị pháp luật
Đây là yếu tố hết sức quan trọng để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sự ổn định về chính trị là một thế manh tạo niềm tin cho việc đầu tư lâu dài vào Việt Nam, Song song với việc giữ gìn ổn định về chính trị, Việt Nam cam kết xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính phủ cam kết tạo một sân chơi bình đẳng và một mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, NHNN đã xây dựng một kế hoạch cụ thểt ập trung vào các nội dung cơ bản như sau:
- Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch, công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống. Trọng tâm là triển khai các luật đã ban hành: Luật NHNN, luật các TCTD, luật bảo hiểm tiền gửi và sẽ ban hành luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng theo hướng áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu hướng phát triển
- Từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN; nâng cao năng lực xây dựng và điều hành CSTT; tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của NHNN.
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế về tài chính ngân hàng theo lộ trình và bước đi thích hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống.
- Phát triển hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có quy mơ hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh. Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại các NHTM và tiến độ hiện đại hóa cơng nghệ.
- Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời.
Như vậy, NHNN củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng trong nước bao gồm cả việc cổ phần hóa các NHTM quốc doanh, cải tạo và phát triển các NHTMCP theo hướng tăng cường khả năng cạnh tranh, qui mô hoạt động, năng lực tài chính và quản lý, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém.
2.2.1.3. Các yếu tố về dân số, văn hóa, xã hội
Bảng 2.4: Tỷ lệ dân số theo độ tuổi của VN qua các thời kỳ Độ tuổi
Tỷ lệ dân số theo độ tuổi (%)
Năm 1999 Năm 2004 Năm 2009
Dưới 18 47,30 39,60 35,00 19-24 9,00 10,00 10,40 25-34 16,40 16,40 17,30 35-55 19,80 23,00 25,20 Trên 55 11,10 11,00 12,10 (Nguồn: Tổng Cục thống kê VN) Qua phân tích điều tra, các nhà dân số học đưa ra một số nhận xét sau:
Dân số Việt Nam năm 2011 là 87,8 triệu người. Dân số tương đối đồng nhất về tính chất theo độ tuổi: từ 18 tuổi trở xuống Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới. Dự báo sẽ xuất hiện một tầng lớp mới có thu nhập cao vào năm 2016, chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân. Tầng lớp này sẽ là lực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ phẩm.
Trình độ dân trí ngày một nâng cao giúp người dân Việt Nam có hiểu biết tốt hơn về vai trò và hoạt động ngân hàng, làm tăng khả năng đón nhận SP DV mới của ngân
Mỗi năm cả nước có hàng triệu sinh viên đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, hàng chục nghìn du học sinh… đây sẽ là thị trường tiềm năng để các ngân hàng thương mại phát triển DV bán lẻ. Trong báo cáo về phát triển con người 2011, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam là 0,728 xếp hạng 128/187. Chỉ số này đã tăng 11% so với mức 0,651 được công bố 10 năm trước đây nhưng không thay đổi so với năm 2010.
Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm liền, nhưng từ năm 2008 trở lại đây có dấu hiệu chậm lại nhưng duy trình ở mức gần 6% trở lên, khơng chỉ giúp thu hút vốn đầu tư nước ngồi cả trực tiếp lẫn gián tiếp mà còn cải thiện mức sống người dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ mức 423 USD năm 2001 lên 722 USD năm 2006, 835 USD năm 2007, 960 USD vào năm 2008, khoảng 1.100 USD vào năm 2009 và 1.300 USD năm 2011. Chất lượng cuộc sống của người dân khơng ngừng được cải thiện, người tiêu dùng khó tính hơn và có nhu cầu cho cuộc sống cao hơn, đặc biệt là nhu cầu bức xúc về nhà ở, và họ sẵn sàng vay để sắm sửa nghĩa là họ đã có tâm lý thống hơn trong việc “xài trước, trả sau”. Do đó, DV cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, nhất là cho vay trung – dài hạn.
Đến tháng 3/2012, Việt Nam mới chỉ có khoảng 14% phương tiện thanh tốn là khơng dùng tiền mặt. 42 triệu thẻ đã được phát hành, trong đó 94% là thẻ nội địa, 6% là thẻ quốc tế, có 13.500 máy ATM và trên 50.000 ví điện tử đang được sử dụng ở Việt Nam. Cuối tháng 12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, nhằm đa dạng hóa dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thanh tốn điện tử và chú trọng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Theo đó đến cuối năm 2015 là tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%, đồng thời tăng mạnh số người dân được tiếp cận dịch vụ thanh tốn, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35- 40%.
Bên cạnh đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam khơng ngừng gia tăng, trong đó có một phần khơng nhỏ khách tạm trú dài hạn và làm việc ở Việt Nam. Đây cũng là một thị trường tiềm năng để phát triển các hoạt động ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là các SP thẻ, tài khoản thanh toán nhưng đồng thời cũng đặt ra các thách thức lớn về việc phát triển và hoàn thiện SP DV cũng như mạng lưới phân phối các NHTM.
2.2.1.4. Các yếu tố công nghệ, kỹ thuật
Theo Báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới về cơng nghệ thơng tin 2012 thì chỉ số sẵn sàng kết nối mạng của Việt Nam xếp hạng 83/142. Theo thống kê của Bộ thông tin và truyển thông số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 11/2012 ước tính đạt 135,9 triệu thuê bao, bao gồm: 14,9 triệu thuê bao cố định và 120,9 triệu thuê bao di động, số thuê bao internet cả nước tính đến cuối tháng 11/2012 ước tính đạt 4,4 triệu thuê bao.
Trong những năm qua, CNTT-truyền thông trở thành một trong những ngành có khả năng hội nhập và cạnh tranh với các nước khác trên thế giới. Năm 2011, giá trị gia tăng toàn ngành đã chiếm khoảng 17% GDP, Việt Nam đã đứng vào top 10 nước gia công phần mềm hấp dẫn nhất thế giới. Chính phủ điện tử Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á và tăng 7 bậc trong bảng xếp hạng thế giới so với năm 2010. Tính đến cuối tháng 6/2012, Việt Nam có khoảng 32,4 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số, sử dụng internet, tăng 10% so với cùng thời điểm năm 2011.
Tính đến thời điểm hiện tại thì hầu hết các ngân hàng đã triển khai hệ thống core banking, đây là một nỗ lực lớn của các ngân hàng để triển khai thêm các ứng dụng ngân hàng. Tuy nhiên cũng chỉ mới chỉ bước đầu vì chưa tích hợp được nhiều tiện ích, các giao dịch chủ yếu vẫn là thực hiện trực tiếp tại quầy, chứ các giao dịch từ xa dựa trên nền tảng CNTT và điện tử chưa phổ biến hoặc đang hoạt động ở mức độ thấp.
Đến tháng 3/2012, Việt Nam có khoảng 14% phương tiện thanh tốn là khơng dùng tiền mặt. 42 triệu thẻ đã được phát hành, trong đó 94% là thẻ nội địa, 6% là thẻ quốc tế, có 13.500 máy ATM và gần 70.000 máy POS. Số lượng máy ATM ở Việt Nam cịn ít, chỉ 155 máy trên 1 triệu người dân, nguyên do ở VN hiện mạng lưới ATM chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, chi phí đầu tư mạng lưới ATM rất tốn kém khiến các ngân hàng còn hạn chế đầu tư, hệ thống ATM chủ yếu nằm ở các ngân hàng lớn, phần lớn các ngân hàng quy mơ nhỏ có hệ thống ATM rất hạn chế. Ngồi ra, do thiếu sự phân phối giữa các NHTM trong việc lắp đặt và ứng dụng cơng nghệ thanh tốn này vào thực tiễn nên tiện ích của thẻ ATM chưa cao. DV thẻ tín dụng quốc tế hay một số DV thẻ hiện đại khác vẫn chưa được ngân hàng áp dụng rộng rãi. DV mua bán trực tuyến khá phổ biến ở các nước
tiên tiến trên thế giới nhưng chưa phát triển mạnh ở Việt Nam do thói quen của người dân là phải nhìn tận mắt mặt hàng định mua và trình độ cơng nghệ ngân hàng chưa cho phép triển khai mạnh mẽ loại hình DV này. Theo thống kê của Hội Thẻ Việt Nam năm 2010, hơn 83,2% các giao dịch qua thẻ ATM là rút tiền mặt; 16,3% chuyển khoản và chỉ 0,5% dùng thẻ để thanh toán.
Theo đánh giá của các chuyên gia và cả người tiêu dùng, DV giao dịch ngân hàng trực tuyến của hệ thống ngân hàng chưa đạt tiêu chuẩn và chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường, cũng như thiếu đầu tư chiều sâu về cơng nghệ nên dẫn đến mất lịng tin ở người tiêu dùng.
2.2.2. Yếu tố môi trường vi mô (môi trường tác nghiệp ngân hàng) 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6-2011, tại Việt Nam có 5 NHTM nhà nước; 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam; 37 NHTM cổ phần tư nhân; 48 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 5 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phịng đại diện ngân hàng nước ngồi; 17 Cty tài chính; 13 Cty cho thuê tài chính.
Căn cứ theo phạm vi hoạt động, quy mô vốn – tài sản, thị phần, tác giả đưa ra nhận định 10 NH quan tâm của TCB bao gồm: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, ACB, Eximbank, Sacombank, MBB, MSB, VPB, VIB đây có thể là những đối thủ cạnh tranh của TCB trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới (tham khảo phụ lục 3- Bảng 2.5:
Số liệu so sánh 10 ngân hàng quan tâm của TCB).
Trong các đối thủ cạnh tranh trên, một số NH đạt hiệu quả kinh doanh khá cao là Ngân hàng TMCP Á Châu (ROE = 27,5%), ngân hàng Quân Đội (ROE=28,34%), Eximbank (ROE=20,39%) và Sacombank (ROE=14,6%). Đây là những NH đối thủ chính của Techcombank, có tiềm lực tài chính cao, lượng khách hàng lớn, thị trường hoạt động tương đối ổn định và có khả năng mở rộng, sức cạnh tranh ở mức khá cao (tham khảo Phụ
Phân tích so sánh 4 ngân hàng là đối thủ cạnh tranh chính của TCB: bao gồm ACB, Sacombank, Eximbank, MBB ( tham khảo Phụ lục 4 – Hình 2.5: Các biểu đồ so sánh quy mô hoạt động của TCB so với 4 ngân hàng đối thủ cạnh tranh).