Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)

1.4.1 Tác động của các yếu tố môi trường vi mơ

Trên cơ sở mơ hình “5 lực lượng cạnh tranh” của Micheal E. Porter, 5 lực lượng cơ bản quyết định mức độ cạnh tranh, sức hấp dẫn của thị trường ngân hàng bao gồm:

Mối đe doạ của các đối thủ mới gia nhập Sức mạnh của nhà cung cấp Sức mạnh của người mua Sự đe doạcủa

hàng hoá, dịch vụ thay thế Hàng hoá, dịch vụthay thế Nhà cung cấp Những người gia nhậptiềm năng Người mua Cạnh tranh giữa các đối thủhiện tại trong ngành

Mối đe doạ của các đối thủ mới gia nhập Sức mạnh của nhà cung cấp Sức mạnh của người mua Sự đe doạcủa

hàng hoá, dịch vụ thay thế

Mối đe doạ của các đối thủ mới gia nhập Sức mạnh của nhà cung cấp Sức mạnh của người mua Sự đe doạcủa

hàng hoá, dịch vụ thay thế Hàng hoá, dịch vụthay thế Nhà cung cấp Những người gia nhậptiềm năng Người mua Cạnh tranh giữa các đối thủhiện tại trong ngành Hàng hoá, dịch vụthay thế Nhà cung cấp Những người gia nhậptiềm năng Người mua Cạnh tranh giữa các đối thủhiện tại trong ngành

Hình 1.1: Mơ hình Năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

Thứ nhất, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại: Có hay khơng sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đối thủ hiện tại? Có những đối thủ vượt trội hay tất cả tương đương nhau?

Lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại sự ganh đua

quyết liệt dưới nhiều hình thức. Một số nhân tố thể hiện mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại:

- Ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường bán lẻ, coi bán lẻ là định hướng phát triển.

- Sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng khơng q khác biệt do tính chất chuẩn hố của các sản phẩm bán lẻ. Đồng thời, hiện nay các ngân hàng đều cung cấp gần như đầy đủ một danh mục các sản phẩm tài chính cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Tương ứng với sự đa dạng của các loại dịch vụ, hình thức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ cũng rất đa dạng. Bên cạnh việc cạnh tranh bằng giá, các ngân hàng tìm nhiều phương thức để cạnh tranh với đối thủ như tạo sự khác biệt cho sản phẩm, phát triển các dịch vụ gia tăng kèm theo, đổi mới, cải tiến công nghệ, đẩy mạnh quảng cáo, cải tiến phương thức bán hàng, chú trọng quản trị thông tin khách hàng… Biện pháp cạnh tranh bằng giá không được đánh giá cao trong chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, sự sẵn có của sản phẩm thay thế: Đó là khả năng khách hàng chuyển đổi sang sử dụng các dịch vụ có tính năng tương tự khác. Nếu chi phí chuyển đổi thấp và dịch vụ thay thế có giá rẻ hơn thì đây thực sự là mối đe doạ nghiêm trọng.

Với sự hấp dẫn của thị trường tài chính cá nhân thì ngày càng có nhiều tổ chức, khơng chỉ có ngân hàng mà cả các tổ chức phi ngân hàng tham gia cung ứng các dịch vụ bán lẻ như công ty bảo hiểm, bưu điện, các quỹ, các cơng ty tài chính,… Điều này làm gia tăng sự sẵn có của các sản phẩm thay thế. Để sinh lợi, một cá nhân có thể lựa chọn gửi tiết kiệm hay dùng tiền để đầu tư cho chứng khoán, vàng, bất động sản… Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nhân tố khiến cho sản phẩm thay thế trở thành mối đe doạ đối với hoạt động bán lẻ của ngân hàng: Mức giá tương đương của dịch vụ thay thế; chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp; khách hàng không nhận thức rõ về độ khác biệt sản phẩm; thói quen tiêu dùng của khách hàng; sự thay thế công nghệ và cải tiến sản phẩm.

Thực tế, tại Việt Nam dịch vụ thay thế có tính tương tự như dịch vụ bán lẻ của ngân hàng là có, nhưng mức độ đa dạng và chun biệt khơng thể ngang bằng các ngân hàng thương mại. Vì thế lực lượng này chưa đủ mạnh để ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng.

Thứ ba, sự đe doạ từ các đối thủ mới gia nhập thị trường: Các đối thủ mới khi

gia nhập thị trường có gặp phải cản trở nào không? Sự gia nhập của các đối thủ mới là một mối đe doạ đối với các doanh nghiệp hiện tại.

Trong một thị trường mà sự gia nhập của các doanh nghiệp mới càng dễ dàng thì sự cạnh tranh càng gay gắt. Lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung, ngân hàng bán lẻ nói riêng, việc gia nhập mặc dù phải đảm bảo những điều kiện tương đối nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà nước như yêu cầu về vốn, đội ngũ quản lý, hệ thống quản trị rủi ro,… nhưng trong điều kiện hội nhập quốc tế với cam kết mở cửa thị trường tài chính thì việc gia nhập là hồn tồn có thể.

Thứ tư, sức mạnh của nhà cung cấp: Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân

hàng khá đa dạng. Họ có thể là những cổ đơng cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, các nhà cung ứng cơ sở hạ tầng làm việc (như các nhà cung cấp viễn thơng, phần cứng vi tính, phần mềm quản lý, hoặc là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM). Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện.

Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ khơng muốn thay đổi nhà cung cấp vì q tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu.

Quyền lực của các cổ đơng trong ngành ngân hàng thì như thế nào? Không nhắc đến những cổ đông đầu tư nhỏ lẻ thơng qua thị trường chứng khốn mà chỉ nói đến những đại cổ đơng có thể có tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một ngân hàng. Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận đầu tư của một ngân hàng khác.

Quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ có đủ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra. Ở một khía cạnh khác, ngân hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến ngân hàng được đầu tư.

Thứ năm, sức mạnh của khách hàng: Đó là việc khách hàng có thể gây sức ép

đến doanh nghiệp. Nếu khách hàng có tác động đủ lớn làm ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp thì họ nắm giữ quyền lực đáng kể.

Ngoài năm lực lượng trên, theo các nhà kinh tế, lực lượng thứ sáu tác động đến mức độ cạnh tranh của một ngành là Chính phủ. Việc Chính phủ quy định các cơ quan nhà nước phải trả lương cho nhân viên qua tài khoản làm phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân, trả lương tự động,…hay các quy định với việc thành lập mới ngân hàng, phát triển mạng lưới chi nhánh giao dịch làm thay đổi số lượng và quy mô các đối thủ cạnh tranh,…

1.4.2 Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô

Tác động của mơi trường chính trị - pháp luật: mơi trường chính trị và pháp

luật có thể làm tăng hoặc cũng có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của bất kỳ NHTM nào. Là một ngành chịu sự kiểm sốt chặt chẽ bởi Chính phủ, các NHTM ln chịu tác động mạnh mẽ từ mơi trường chính trị và pháp luật. Các yếu tố cần xem xét của mơi trường này gồm quan điểm của Đảng, tính ổn định của mơi trường chính trị, tác động của hệ thống pháp luật.

Tác động của môi trường kinh tế : nếu nền kinh tế phát triển cao, lạm phát ổn

định sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Ngược lại, khi môi trường kinh tế bất ổn, khách hàng sẽ giảm quy mô hoạt động kinh doanh và làm giảm tốc độ phát triển của ngành ngân hàng. Mối quan hệ giữa môi trường kinh tế vĩ mơ và ngành ngân hàng thường có mối quan hệ thuận chiều. Các yếu tố trong môi trường kinh tế bao gồm trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển thương mại điện tử...

Tác động của môi trường khoa học cơng nghệ: mơi trường cơng nghệ có tác

động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng do thế mạnh của các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào mức độ ứng dụng khoa học công nghệ. Những yếu tố chính của mơi trường khoa học cơng nghệ tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng là trình độ phát triển công

nghệ thông tin, nguồn nhân lực của ngành cơng nghệ thơng tin và chính sách của Nhà nước.

Tác động của mơi trường văn hóa xã hội

Về đặc điểm của khách hàng: khách hàng của NHTM không phải là khách hàng luôn “trung thành” mà rất dễ bị lôi kéo và thay đổi quan hệ giao dịch. Mức độ trung thành của khách hàng phụ thuộc vào sự đối xử của NHTM với họ, mà cao nhất là lợi ích trực tiếp thu được từ quan hệ giao dịch với ngân hàng. khách hàng có thể ngay lập tức thay đổi quan hệ với ngân hàng để tìm mối lợi lớn hơn nếu họ biết rằng mức lãi mà họ nhận được cao (nếu là sản phẩm bán) và mức lãi suất thấp (nếu là sản phẩm mua) so với ngân hàng họ quan hệ. Như vậy, sự cạnh tranh của ngân hàng cũng được nhân lên do đặc điểm khách hàng rất dễ thay đổi quan hệ với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)