Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của MHB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 55)

27.42 59,1% 59% 56% 56% 32% 30% 31% 13,5 13% 9% 14% 2008 2009 2010 2011 Nợ dài hạn Nợ trung hạn Nợ ngắn hạn

Nguồn: Báo cáo thường niên của MHB

Ngày 18/3/2009, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của MHB, xây dựng theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN đã hoàn chỉnh và được Thống đốc NHNN chấp thuận phê duyệt. Tỉ lệ nợ xấu của MHB thấp hơn so với AGRI, BIDV, VCB do khách hàng truyền thống của các ngân hàng này là các Tổng công ty nhà nước nên việc cho vay các doanh nghiệp quốc doanh tiềm tàng nguy cơ nợ xấu cao hơn. Trong khi đó, phần lớn các khoản vay của MHB đều có quy mơ nhỏ nên rủi ro không bị quá tập trung. Tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu của MHB còn thua ACB, STB, EAB do tiền thân là một NHTMQD, chính sách tín dụng của MHB kém linh hoạt, bị khống chế tăng trưởng dư nợ, một số chi nhánh có nợ xấu cao; trong khi các NHTMCP này thì năng động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, linh hoạt trong cho vay, đa dạng hoạt động tín dụng tiêu dùng, đổi mới quản trị điều hành tín dụng,….

Bảng 2.4: Tỉ lệ nợ xấu của MHB và một số ngân hàng (%)

AGRI BIDV VCB CTG MHB ACB STB EAB

2007 2,5 4,8 3,87 1,02 2,05 0,08 0,24 0,44 2008 2,68 2,75 4,61 1,81 2,14 0,89 0,62 2,55 2009 2,6 2,82 2,47 0,61 2,03 0,41 0,69 1,32 2010 3,71 2,92 2,83 0,66 1,94 0,37 0,52 1,59 2011 6 2,84 2,03 0,75 2,31 0,89 0,56 1,69

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của MHB và một số ngân hàng.

Bảng 2.5: Tỉ lệ cho vay/tổng tài sản của MHB và một số ngân hàng (%)

AGRI BIDV VCB CTG MHB ACB STB EAB

2007 75,3 62,8 48,3 61,5 50,6 37,2 54,0 65,9 2008 73,5 63,6 50,7 62,3 45,8 33,0 50,0 73,6 2009 73,6 68,1 55,4 66,9 50,2 37,1 56,0 81,5 2010 74,5 69,4 57,5 63,6 44,1 42,5 54,6 68,7

2011 77,8 72,4 57,1 63,7 48,5 36,6 56,0 67,1

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của MHB và một số ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản càng lớn tức sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao. Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản của MHB thấp hơn các AGRI, BIDV, VCB, CTG, STB, EAB do quy mơ và thị phần tín dụng của MHB thua các ngân hàng này.

Đối với nhóm khách hàng SME, tỷ lệ cho vay SME của MHB tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, so với khối NHTMCP thì tỷ lệ này vẫn cịn thấp (tỷ lệ này của MHB trung bình là 31%, trong khi các NHTMCP trung bình là 70%-80%). Các ngân hàng như VCB, STB và ACB là những ngân hàng đã tập trung vào hai đối tượng này và đã có biên lãi cao hơn mức trung bình và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng rất cao.

2.2.1.3 Lợi nhuận

Theo kết quả khảo sát, yếu tố năng lực cạnh tranh về lợi nhuận của MHB chỉ đạt 2,4 điểm, đây là số điểm rất thấp. Lợi nhuận của MHB trong những năm qua thấp do tăng trưởng tín dụng chậm cộng với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) thấp làm cho hiệu quả hoạt động MHB thấp, và một nguyên nhân nữa là do MHB không

tập trung nhiều vào lợi nhuận mà tập trung vào việc tăng cường năng lực tài chính cũng như quản lý chất lượng tín dụng để chuẩn bị cho q trình cổ phần hóa.

Bảng 2.6: Lợi nhuận trước thuế của MHB và một số ngân hàng (tỷ đồng).

AGRI BIDV VCB CTG MHB ACB STB EAB

2007 2.296 2.103 3.149 1.529 194 2.126 1.452 454 2008 2.788 2.142 3.590 2.436 64 2.561 1.091 703 2009 2.793 3.196 5.004 3.373 74 2.838 1.901 788 2010 3.480 4.625 5.479 4.598 110 3.105 2.426 858

2011 4.219 5.697 8.392 114 4.202 2.740 1.255

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của MHB và một số ngân hàng.

Do lợi nhuận thấp dẫn đến tỷ lệ ROE và ROA của MHB cũng thấp. Riêng năm 2010, do việc MHB tăng vốn điều lệ từ 823 tỷ đồng lên 3.006 tỷ đồng dẫn đến hai chỉ số này thấp.

Bảng 2.7: ROE của MHB và một số ngân hàng (%)

AGRI BIDV VCB CTG MHB ACB STB EAB

2007 12,9 16,0 19,23 14,12 16,03 53,8 25,64 20,8

2008 19,9 19,38 19,74 15,7 3,1 36,7 13,14 18,0

2009 24,0 21,04 25,58 20,6 4,6 31,8 16,56 18,06

2010 14,1 17,96 22,55 22,1 2,9 21,54 15,04 18,5 2011 17,3 17,08 26,74 3,6 35,1 14,6 19,58

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của MHB và một số ngân hàng.

Bảng 2.8: ROA của MHB và một số ngân hàng (%)

AGRI BIDV VCB CTG MHB ACB STB EAB

2007 0,6 0,8 1,31 1,01 0,6 3,3 2,91 2,05

2008 0,7 0,8 1,29 1,35 0,1 2,6 1,49 1,69

2009 0,6 0,94 1,64 1,54 0,1 2,1 1,79 1,49

2010 0,66 1,13 1,5 1,5 0,1 1,2 1,5 1,4

2011 1,7 1,25 2,03 0,2 3,5 1,4 1,53

Quản lý chi phí kinh doanh

Khả năng kiểm sốt chi phí của MHB cịn hạn chế làm cho tỷ lệ chi phí/thu nhập hoạt động của MHB bình quân qua các năm cao hơn gấp 2 lần so với mức bình quân của 8 ngân hàng đã niêm yết.

2.2.1.4 Thanh khoản

Kết quả khảo sát cho thấy điểm của yếu tố thanh khoản của MHB là thấp, 2,9 điểm, điều này có thể được giải thích qua từng tiêu chí thanh khoản dưới đây của MHB.

Bảng 2.9: Các hệ số thanh khoản của MHB(thời điểm 31/12/2011)

H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8

7,4% 6,7% 5,6% 48,5% 100,9% 17,7% 0,73 7,9%

Nguồn: Báo cáo tài chính của MHB và kết quả tính tốn của học viên.

Đối với hai hệ số H1 (Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động) và H2 (Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”), tiêu chuẩn chung là lớn hơn 5%. H1 và H2 của MHB là tương đối tốt do vốn điều lệ của MHB được bổ sung tăng từ 823 tỷ đồng năm 2009 lên 3.006 tỷ đồng năm 2010.

Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 ((Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”; hoặc (Tiền mặt+Tiền gửi thanh tốn tại NHNN+Tiền gửi khơng kỳ hạn tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”) của MHB khá thấp (5,6%, nhỏ hơn 10%), cho thấy khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn MHB buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao.

Chỉ số năng lực cho vay H4: Dư nợ/Tổng tài sản “Có” của MHB năm 2011 là 48,5%, nhưng bình quân các năm là trên 50% cho thấy, hoạt động chủ yếu của MHB vẫn là hoạt động tín dụng.

Bảng 2.10: Tỷ lệ cho vay/tiền gửi của MHB và một số ngân hàng (%)

AGRI BIDV VCB CTG MHB ACB STB EAB

2007 94,0 87,3 67,4 88,0 87,2 47,5 69,4 117,3

2008 94,7 83,5 70,5 96,5 106,4 43,0 62,6 98,4

2009 102,4 96,9 83,5 103,8 128,5 54,9 70,7 109,5

2010 101,8 100,9 84,8 108,1 95,2 59,5 74,6 90,0

2011 107,6 120,1 91,4 109,3 100,9 53,3 84,9 91,4

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của MHB và một số ngân hàng.

Chỉ số H5 (Dư nợ/Tiền gửi khách hàng) của MHB bình quân là trên 100% cho thấy, toàn bộ tiền gửi khách hàng của MHB được sử dụng cho vay, thậm chí cho vay vượt mức huy động khá cao buộc MHB phải tập trung hơn vào việc huy động vốn, hạn chế cho vay ra hoặc vay TCTD khác để đưa tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi trở về mức an toàn hơn cũng như đảm bảo dự trữ bắt buộc, đảm bảo khả năng thanh khoản. Chỉ số này của MHB thấp hơn AGRI, BIDV, CTG do quy mơ và thị phần tín dụng của MHB thấp hơn, nhưng chỉ số này của MHB cao hơn ACB, VCB, STB, EAB do lãi suất tiền gửi MHB kém cạnh tranh, công tác huy động vốn, marketing của MHB còn yếu kém.

Chỉ số H7 (Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD) của MHB là 0,73 (nhỏ hơn 1), nghĩa là MHB đã đi vay nhiều hơn gửi lại đối với TCTD khác, buộc phải vay lại từ những ngân hàng trên nhằm khắc phục tình trạng căng thẳng thanh khoản.

Chỉ số H8:(Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng; hoặc, H8: (Tiền mặt+Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD)/Tiền gửi của khách hàng. Chỉ số H8 của MHB là 7,9% (nhỏ hơn 10%), nghĩa là MHB đã dự trữ chưa đầy 10% trên tiền gửi khách hàng để đảm bảo nhu cầu thanh khoản.

Tóm lại, năng lực tài chính của MHB đặc biệt là vốn tự có cịn thấp nên khả năng thanh khoản và tính bền vững của hệ thống chưa cao.

2.2.2 Năng lực cơng nghệ

Năm 2005, MHB đã có Ban hiện đại hóa ngân hàng bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm cơng nghệ thơng tin (có nhiệm vụ là xây dựng các công cụ hiệu quả nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động kinh doanh như: Hệ thống xếp hạng tín dụng, Website nguồn vốn, chương trình quản lý tài sản, phân loại nợ...). Năm 2007, MHB đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với VNPT và Viettel nhằm phục vụ cho việc phát triển hệ thống thẻ của MHB và nâng cao chất lượng cũng như dung lượng đường truyền kết nối từ hội sở tới các đơn vị chi nhánh, phòng giao dịch. Năm 2008, MHB mua phần mềm quản trị Core Banking - ngân hàng lõi. Phần mềm quản trị dựa vào công nghệ tin học hiện đại được xây dựng trên nền tảng lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng tất cả các nghiệp vụ như quản lý quan hệ khách hàng, quản lý thông tin, ngân hàng điện tử, Internet Banking, tài trợ thương mại…Core banking hiện đại giúp khách hàng chỉ cần có một mã số duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm, ở bất cứ điểm giao dịch trên toàn quốc của hệ thống MHB. Khách hàng chỉ cần mở tài khoản một nơi, nhưng giao dịch mọi nơi với hệ thống thơng tin khách hàng được chia sẻ trên tồn hệ thống. Ngoài ra, MHB đã thực hiện dự án mua sắm thiết bị hạ tầng CNTT phục vụ hệ thống Core Banking; xây dựng các dự án Core Network, dự án Data Center, dự án hệ thống Payroll và HSMs.

Các ngân hàng có sức cạnh tranh mạnh về công nghệ phải kể đến là VCB, EAB, TCB, STB..., trong đó dẫn đầu là VCB. VCB là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử.

Nhìn chung MHB có chiến lược phát triển công nghệ thông tin tốt, tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, yếu tố công nghệ của MHB vẫn chỉ được đánh giá ở mức trung bình, 3 điểm, do:

- Đối với phần mềm Core banking: công tác triển khai chậm và khi triển khai xong, một số bộ phận lại chưa tạo được một cơ chế nhằm khai thác hiệu quả cơng nghệ. Chương trình chưa hồn thiện và ổn định, các sự cố kỹ thuật chưa

được khắc phục kịp thời, nhiều lúc giao dịch bị gián đoạn kéo dài, khách hàng than phiền nhiều.

- Tính năng của máy ATM vẫn chưa được phát huy triệt để. Dịch vụ thẻ ATM của MHB chỉ mới dùng để rút tiền và tra cứu số dư, giao dịch....việc nạp tiền vẫn cịn hạn chế, có những lúc khách hàng đã nạp tiền nhưng tài khoản của khách hàng khơng có tiền, hoặc khi rút tiền, tài khoản khách hàng đã giảm nhưng tiền vẫn không ra, khách hàng phải lên ngân hàng truy soát. Hay trong việc chuyển khoản, thẻ của MHB chỉ có thể chuyển khoản trong nội bộ MHB, muốn chuyển ra ngoài hệ thống vẫn phải đến liên hệ trực tiếp ngân hàng.

- Dịch vụ internet banking, mobile banking, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại v.v…mới chỉ trong thời gian đầu triển khai vẫn còn chậm và hạn chế trong khả năng phục vụ của ngân hàng.

- MHB vẫn chưa tạo dựng được một hệ thống thơng tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

2.2.3 Năng lực quản lý 2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức Ngân hàng Phát triển ĐBSCL bao gồm Hội sở, 1 Sở giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh, 40 Chi nhánh và các phòng giao dịch tại 30 tỉnh thành khắp cả nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 55)