Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 72)

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của MHB

2.3.1.1 Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng vào năm 2007. Tính đến cuối năm 2010, thị trường Việt Nam có 101 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm NHTM trong nước, ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Cụ thể, có 5 NHTM quốc doanh (bao gồm cả VCB và CTG), 38 NHTM cổ phần, 53 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHNNg và 5 ngân hàng liên doanh. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngồi có văn phịng đại diện tại

Việt Nam và các ngân hàng nước ngồi có vốn cổ phần trong các NHTM nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngồi nhất định sẽ cịn tăng lên trong tương lai. Điều này đã làm cho cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam trở nên khốc liệt, khách hàng sẽ có nhiều quyền lợi ưu đãi và nhiều sự lựa chọn khác nhau, đòi hỏi ngân hàng nào có cách kinh doanh thật chuyên nghiệp mới vượt qua thử thách và mở rộng thị phần.

Hình 2.9: Thị phần huy động vốn

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên ngân hàng nhà nước năm 2007-2010

Hình 2.10: Thị phần cho vay

Trong những năm gần đây, thị phần giữa các khối ngân hàng có sự chuyển dịch mạnh từ khối NHTMQD sang khối NHTMCP, đặc biệt là hai năm 2006 và 2007. Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng của khối NHTMQD chậm hơn khá nhiều so với các NHTMCP. Nguyên nhân là do khối này tập trung vào việc tái cấu trúc và xử lý nợ xấu nhằm mục tiêu lành mạnh hóa tài chính để chuẩn bị cho q trình cổ phần hóa.

Khối NHTMQD: Hầu hết các NH trong khối này đều có lợi thế hơn MHB về:

- Qui mô vốn (với tổng vốn điều lệ của 4 NH lớn tại 31/12/2010 là 64.037 tỷ đồng, dẫn đầu là VBARD với 21.042 tỷ đồng)

- Thị phần.

- Mạng lưới hoạt động. Mạng lưới hoạt động của MHB tuy rộng nhưng vẫn đứng thứ 7 trong hệ thống. Nổi bật là hệ thống chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (có mặt đến từng xã trên các địa bàn). Thương hiệu lớn cũng là lợi thế cạnh tranh của nhóm này.

Tuy nhiên, do khách hàng truyền thống của khối này là các Tổng công ty nhà nước nên việc cho vay các doanh nghiệp quốc doanh tiềm tàng nguy cơ nợ xấu. So với MHB, phần lớn các khoản vay đều có quy mơ nhỏ và do đó, rủi ro không bị quá tập trung.

Thị phần của khối này nói chung, của MHB nói riêng đang có xu hướng thu hẹp do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khối NHTMCP và NHNNg&LD. Trong 2 năm 2006 - 2007, thị phần của khối này giảm mạnh là do các NHTMQD không tập trung nhiều vào tăng trưởng hoạt động mà tập trung vào việc tăng cường năng lực tài chính cũng như quản lý chất lượng tín dụng để chuẩn bị cho q trình cổ phần hóa.

Khối NHTMCP: có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị phần của khối NHTMQD. Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, nhóm có ưu điểm hơn MHB:

- Tập trung vào hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động ngân hàng bán lẻ.

- Có sự năng động và khả năng quản trị tốt.

- Hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi bởi sự tăng trưởng nhanh chóng và khả năng sinh lời cao. Một số ngân hàng cổ phần đã thực hiện bán cổ phần cho đối tác chiến lược là các Ngân hàng lớn trên thế giới nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính và quản trị.

- Thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây, chiếm 37,1% thị phần tín dụng của tồn ngành trong năm 2010 với tổng số vốn điều lệ lên tới 151.590 tỷ đồng.

- Đang nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới, đặc biệt là các ngân hàng đứng đầu như ACB, STB, TCB,… Tốc độ phát triển mạng lưới của các ngân hàng này rất nhanh và có trọng điểm. Mạng lưới tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, các khu đơ thị có mức sống cao do đó các chi nhánh này thường có hiệu quả tốt ngay từ khi đi vào hoạt động.

Ngân hàng TMCP nhóm 1 (ACB, STB, TCB, EIB): thương hiệu của nhóm ngân

hàng này đã được khẳng định với quá trình xây dựng lâu năm, sản phẩm dịch vụ đa dạng, mạng lưới rộng, công nghệ hiện đại, hệ thống quản trị rủi ro và quản trị nói chung khá tốt so với mặt bằng chung các ngân hàng hiện nay. Khả năng duy trì năng lực kinh doanh và mở rộng thị phần của nhóm ngân hàng này là ổn định.

Ngân hàng TMCP nhóm 2 (MB, SCB, VIB, EAB, MSB, SEAB, PNB, VPBank):

nhóm ngân hàng này chia thành 2 tốp, tốp 1 gồm: MB, SCB, VIB, EAB, MSB và tốp 2: SHB, SEAB, PNB, VPBank. Tốp 1 đang có những bước tăng trưởng vượt bậc và hiện đang cạnh tranh quyết liệt với nhau và với các ngân hàng thuộc nhóm 1 về mọi mặt. Tốp 2 cũng đang phát triển mạnh, nhưng quy mơ, trình độ, cách thức tư duy kinh doanh, và đội ngũ quản lý của những ngân hàng này thua xa tốp 1 và các NHTMCP nhóm 1.

MHB có lợi thế hơn các ngân hàng tốp 2 về quy mô tổng tài sản, mạng

thức tư duy kinh doanh, và đội ngũ quản lý (các yếu tố Năng lực quản lý, Cho vay/tổng tài sản , Nợ xấu, KPP tự động, Năng lực công nghệ, vốn điều lệ đều

thua tốp này). Và điểm yếu nhất của MHB là nằm tại các yếu tố: KPP điện tử,

Mơ hình tổ chức, Sự đa dạng của sản phẩm, Hình ảnh thương hiệu, Chi phí kinh doanh (thua cả 3 ngân hàng nhóm 3 là ABB, OCB, và HDB).

Ngân hàng TMCP nhóm 3 (ABB, OCB, HDB, NASB, NAB, DAB, KLB,…..):

đây là nhóm ngân hàng có quy mơ tổng tài sản và thị phần huy động nhỏ nhất trong hệ thống đồng thời là nhóm ngân hàng có trình độ quản trị điều hành kém nhất. Tuy nhiên đây là nhóm có hệ số an toàn vốn khá cao so với các nhóm NH khác. Bên cạnh đó việc cơng bố thơng tin của nhóm này cũng rất chậm và kém minh bạch.

Khối NHNNg&LD: đây là khối có sự tăng trưởng nhanh và khá đều đặn về số

lượng ngân hàng. So với MHB, nhóm này có một số lợi thế cạnh tranh như sau: - Các ngân hàng nước ngồi có mặt tại Việt Nam hiện tại đều là những tên

tuổi nằm trong Top 100 ngân hàng lớn nhất thế giới như Citibank, HSBC, ANZ,…

- Có chiến lược tập trung vào đối tượng khách hàng đặc thù là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, cơng ty liên doanh, các doanh nghiệp Quốc doanh lớn và các khách hàng cá nhân nước ngoài.

- Một số ngân hàng lớn đã có mặt tại Việt Nam từ lâu như HSBC, ANZ, Citibank cũng hướng đến các đối tượng khách hàng cá nhân có thu nhập cao. Các ngân hàng này đã triển khai nhiều sản phẩm ngân hàng bán lẻ hiện đại nhằm thu hút khách hàng như dịch vụ cho vay qua mạng, qua điện thoại di động, tài trợ mua nhà và các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, khối này chịu quy định hạn chế đối với việc huy động vốn bằng đồng VND từ khách hàng cá nhân và khả năng mở rộng thị phần bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)