Tổng quan về các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 44)

1.2 .Tính tất yếu khách quan tổ chức hạch toán kế toán

1.4. Tổng quan về các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

1.4.1. Bản chất đơn vị hành chính sự nghiệp có thu:

Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp tồn bộ hay cấp một phần và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo ngun tắc khơng bồi hồn trực tiếp.

Đơn vị hành chính sự nghiệp là tổ chức được thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, những hoạt động này nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội, mang tính chất phục vụ là chủ yếu, khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Những đơn vị sự nghiệp trong quá trình hoạt động sự nghiệp được phép thu phí để bù đắp một phần hay tồn bộ chi phí hoạt động được gọi là đơn vị sự nghiệp có thu.

Kế toán đơn vị cấp trên Kế toán trưởng Kế toán các hoạt động tại cấp trên Kế toán các đơn vị trực thuộc hạch toán tập trung Bộ phận tổng hợp báo cáo từ các đơn vị trực thuộc Bộ phận kiểm tra kế toán Đơn vị kinh tế trực thuộc Đơn vị kế toán phân tán tại đơn vị

trực thuộc Nhân viên hạch

toán ban đầu từ các cơ sở trực thuộc

Những đơn vị sự nghiệp được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và được nhà nước cho phép thu các loại phí như học phí, viện phí,… để bù đắp một phần hay tồn bộ chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị gọi là đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập.

1.4.2. Đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu: a. Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu: a. Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu:

Đơn vị sự nghiệp có thu được xác định bởi các đặc điểm cơ bản sau:

- Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập mà trong đó chủ yếu do cơ quan hành chính Nhà nước thành lập. Căn cứ vào vị trí và phạm vi hoạt động mà các đơn vị sự nghiệp có thu có thể do Thủ tướng chính phủ, hoặc Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp ra Quyết định thành lập.

- Trong quá trình hoạt động được Nhà nước cho phép thu các loại phí để bù đắp một phần hay tồn bộ chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.

- Nhằm cung cấp dịch vụ công cho xã hội (thực hiện hoạt động sự nghiệp được Nhà nước uỷ quyền), khơng nhằm mục đích sinh lợi. Dịch vụ cơng là những hoạt động vì lợi ích chung.

- Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

b. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu:

Dựa vào các tiêu thức khác nhau đơn vị sự nghiệp có thu cũng được phân thành nhiều loại khác nhau.

- Căn cứ vào vị trí, đơn vị sự nghiệp có thu gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp có thu ở trung ương như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh và truyền hình Việt Nam, các bệnh viện, trường học do các Bộ, ngành, cơ quan ở trung ương quản lý, …

+ Đơn vị sự nghiệp có thu ở địa phương như Đài phát thanh và truyền hình ở các địa phương, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý, …

- Căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp cụ thể, đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo;

+ Đơn vị sự nghiệp y tế (bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân); + Đợn vị sự nghiệp văn hố, thơng tin;

+ Đơn vị sự nghiệp phát thanh, truyền hình;

+ Đơn vị sự nghiệp dân số- trẻ em, kế hoạch hố gia đình; + Đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao;

+ Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trường;

+ Đơn vị sự nghiệp kinh tế (duy tu, sửa chữa đê điều, trạm trại); + Đơn vị sự nghiệp có thu khác;

- Căn cứ vào chủ thể thành lập thì đơn vị sự nghiệp gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập.

+ Đơn vị sự nghiệp có thu ngồi cơng lập như bán cơng, dân lập, tư nhân: được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.

+ Đơn vị sự nghiệp có thu của các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội: do các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội thành lập.

+ Đơn vị sự nghiệp có thu của các tổ chức xã hội, xã hội- nghề nghiệp. + Đơn vị sự nghiệp có thu do các Tổng cơng ty thành lập.

- Căn cứ khả năng thu của đơn vị, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:

+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động) là đơn vị sự nghiệp có ngiồn thu đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xun, NSNN hkơng phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị;

+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chí phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động): là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải tồn bộ chi phí hoạt động thuờng xuyên, NSNN vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị;

+ Đơn vị sự nghiệp do NSNN cấp bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị khơng có nguồn thu. Kinh phí hoạt động thường xuyên

do NSNN bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động);

- Cách xác định để phân loại sự nghiệp là căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị theo công thức sau:

Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị (%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x 100% Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Trong đó: Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt đông thường xuyên tính theo dự tốn thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.

Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên được xác định theo hướng dẫn trên, đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau:

Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động:

- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.

- Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đặt hàng.

Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:

Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên được xác định theo công thức trên, từ ttên 10% đến dưới 100%.

Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động:

Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.

1.5. Cơ chế quản lý tài chính Nhà nước ở đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay:

Các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện tổ chức cơng tác kế tốn tại đơn vị theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của BTC về việc ban hành Chế độ kế tốn Hành chính sự nghiệp.

Thực hiện quản lý tài chính tại đơn vị theo hướng dẫn tại Quyết định số 938/QĐ- BTC ngày 07/3/2007 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành Quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc BTC.

Một số nội dung chính trong cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị này cụ thể như sau:

- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc BTC quản lý trực tiếp; Thủ trưởng đơn vị xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trình Bộ trưởng BTC xem xét, quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc hệ thống, cơ quan thuộc BTC: Thủ trưởng đơn vị xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trình Thủ trưởng cơ quan quản lý tài chính cấp trên trực tiếp xem xét, thẩm định. Thủ trưởng hệ thống, cơ quan quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của BTC (Vụ Tài vụ Quản trị).

- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu được thành lập trực thuộc đơn vị sự nghiệp: Thủ trưởng đơn vị xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trình Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp cấp trên xem xét, thẩm định.

Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu cấp trên quyết định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý tài chính cấp trên. Sau khi quyết định phải báo cáo BTC (Vụ Tài vụ Quản trị).

Xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ:

- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu tự chịu trách nhiệm xây dựng và quyết định ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp.

- Trường hợp đơn vị xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có quy định cơ chế đặc thù và vượt thẩm quyền quyết định, Thủ trưởng đơn vị phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, có ý kiến thống nhất trước khi ban hành.

Quy định về quản lý nguồn thu đối với các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu:

Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo.

+ Nguồn được để lại từ số thu phí, lệ phí: Đơn vị phải dành tối thiểu 25% để đầu tư mua sắm tài sản, tăng cường cơ sở vật chất; đơn vị xây dựng kế hoạch bảo đảm phù hợp với định hướng, quy hoạch, dự án được phê duyệt và phải báo cáo BTC phê duyệt trước khi thực hiện;

+ Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ: Thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước, thu từ các hợp đồng dịch vụ Khoa học và Cơng nghệ, thu theo chế độ khốn

nộp của cán bộ, Giảng viên của trường tham gia giảng dạy với bên ngoài, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

+ Đối với hoạt động liên kết, hoạt động đào tạo, đơn vị phải phản ánh vào nguồn kinh phí hoạt động tồn bộ số thu được phân chia theo hợp đồng đào tạo;

+ Đối với hoạt động dịch vụ đơn vị phải theo dõi chi tiết thu, chi, hạch toán riêng từng hoạt động dịch vụ, phần chênh lệch thu lớn hơn chi phải hạch toán bổ sung nguồn kinh phí hoạt động;

Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp có thu:

- Chi thường xuyên:

+ Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành, dịch vụ cơng cộng, văn phịng phẩm, các khoản chi nghiệp vụ, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định;

+ Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cơng tác thu phí và lệ phí gồm: Tiền lương, tiền cơng, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ cơng tác thu phí và lệ phí, các khoản chi nghiệp vụ chun mơn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho cơng tác thu phí và lệ phí;

- Chi cho các hoạt động dịch vụ gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành, nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định, chi trả lãi tiền vay, tiền lãi và tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức, chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác.

Quy định về quản lý tài sản nhà nước:

Thực hiện theo Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 203/2009/QĐ-BTC quy định chế độ trích khấu hao tài sản cố định.

Một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp có thu phải thực hiện theo quy định của nhà nước:

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe tô tô; Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; Tiêu chuẩn, định mức trạng bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; Chế độ cơng tác phí nước ngồi; Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế tại Việt Nam; Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Chế độ thực hiện tinh giảm biên chế; Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối với dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chế độ báo cáo hàng năm:

Định kỳ hàng năm Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp về kết quả thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trước ngày 31/01 năm sau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương thứ nhất, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về tổ chức hạch tốn nói chung. Những lý luận này xuất phát từ bản chất, đặc điểm, vai trị của cơng tác tổ chức hạch toán kế tốn tại đơn vị, tiếp đó là nội dung của cơng tác tổ chức hạch tốn kế toán tại một đơn vị kế toán gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức CTKT, tổ chức hệ thống TKKT, tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho chương thứ hai khi tác giả đi vào phân tích thực trạng cơng tác tổ chức hạch tốn kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Phú Yên.

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG CÁC ĐƠN VỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Phú Yên.

2.1.1. Nội dung tổ chức cơng tác kế tốn

2.1.1.1. Tổ chức chứng từ kế toán (CTKT)

Hệ thống CTKT tại các đơn vị sự nghiệp có thu tại các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Phú Yên áp dụng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BTC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 44)