Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa lai hai dòng có triển vọng cho năng suất cao trong vụ đông xuân 2007 2008 tại trạm khảo nghiệm giống cây trồng yên thành nghệ an (Trang 35 - 50)

IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.Phương pháp thực nghiệm

2.4.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại, được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên.

Diện tích mỗi ô thí nghiệm là: 10m2 (2m x 5 m)

Diện tích mỗi công thức thí nghiệm là: 3 x 10m2 = 30m2 - Diện tích đất thí nghiệm là:

- Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 40cm, xung quanh cấy lúa bảo vệ - Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảo vệ TH 3-2 Việt Lai 20 (đ/c) TH 6-2 TH 3-5 TH 7-2 TH 3-6 TH 6-2 TH 3-6 TH 7-2 Việt Lai 20 (đ/c) TH 3-2 TH 3-5 TH 7-2 TH 3-2 TH 3-5 TH 3-6 TH 6-2 Việt Lai 20 (đ/c) Bảo vệ 2.4.2. Quy trình kỹ thuật 2.4.2.1. Kỹ thuật làm mạ: _ Kỹ thuật làm mạ:

Đất làm mạ được cày bừa kỹ, nhuyễn, làm sạch cỏ, chia luống và san luống. Luống hơi dốc về hai bên để thoát nước, mỗi luống dài 100 - 120cm, rộng 70 - 80cm, rãnh rộng từ 15 - 20cm, độ cao của luống từ 10 - 20cm.

_ Chuẩn bị giống để gieo: Lượng giống: 200g/giống

Ngâm ủ hạt giống: Mỗi giống đựng trong một túi vải riêng, ngâm trong khoảng 24 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch sau đó ủ cho tói khi giống nảy mầm.

_ Phân bón: Lượng phân tính cho một ha. Phân chuồng: 6 tấn

Đạm: 40kg P2O5: 60kg K2O: 40kg Cách bón:

- Bón lót:100% phân chuồng + 100% P2O5 + 100% K2O + 50-60% đạm. - Bón thúc: Khi mạ được 2.5 lá thì bón số đạm còn lại.

Sau khi bón xong phân bón lót, tiến hành san phẳng lại mặt luống, không lấp phân sâu quá, để hơi se mặt luống rồi tiến hành gieo hạt.

_ Chế độ nước: Mạ sau khi gieo phải đảm bảo luôn có nước để mạ sinh trưởng và phát triển tốt. tuyệt đối không để mặt luống khô và nứt nẻ.

2.4.2.2. Kỹ thuật làm đất ruộng cấy

Đất thí nghiệm : Đất thịt nhẹ, cấy 2 vụ lúa/năm, hệ thống tưới tiêu nước chủ động. _ Làm đất: Đất thí nghiệm được cày bừa kỹ, san phẳng đảm bảo độ đồng đều theo yêu cầu của ruộng thí nghiệm.

_ Thời vụ, mật độ và kỹ thuật cấy: - Thờ vụ: Đông Xuân Ngày gieo: 25/12/2007 Ngày cấy: 24/01/2008

- Mật độ: 40 khóm/m2, 1 dảnh/khóm.

- Kỹ thuật cấy: Cấy xuôi gió, cấy mỗi khóm một dảnh theo hàng (hàng được dăng dây và mật độ cấy đảm bảo).

_ Lượng phân bón và phương pháp bón: + Lượng bón tính cho một ha - Phân chuồng: 10 tấn

- Đạm: 240 kg, loại Urê - Lân: 400 kg, loại Super - Kaly: 160 kg, loại KCL - Vôi: 300 kg, loại CaO + Cách bón:

- Bón lót: 100% phần chuồng + 100% lân + 100% vôi + 30% đạm. 10 – 15 ngày sau cấy nhưng do thời tiết rét đậm nên 30 – 35 ngày sau cấy

- Bón thúc: Đợt 1: Sau cấy 10 - 15 ngày với lượng bón là: 40% đạm + 50% Kaly.

Đợt 2: Bón lót đòng vời lượng bón: 30% đạm + 50% Kaly. _ Chăm sóc:

- Tiến hành dặm nếu lúa bị chết sau khi lúa ben rễ hồi xanh.

- Làm cỏ: Tiến hành làm cỏ hai đợt bằng tay: đợt 1 sau cấy 15 ngày nhưng thời tiết không thuân lợi nên 30 ngày mới bón, đợt 2 sau đợt 1 từ 15 - 20 ngày.

- Chế đọ nước: Tuỳ vào từng giai đoạn sinh trưởng mà điều chỉnh mức đọ nước cho phù hợp như sau:

Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trong ruộng 3 - 5cm, sau đó rút cạn nước khoảng một tuần để ngăn sự đẻ nhánh vô hiệu, rồi giữ mực nước 5 - 7cm cho đến trước thu hoạch một tuần thì rautscạn nước.

- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh trên ruộng thí nghiệm, đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của cá giống. Khi sâu bệnh gây hại

nặng ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất thì mới nên phun thuốc hoá học, còn nếu chưa đến mức ngưỡng gây hại kinh tế thì không phun thuốc.

Thu hoạch khi lúa trên bông chín từ 80% trở lên. Thu riêng tưng ô thí nghiệm rồi phơi đến đọ ẩm 13 - 14% thì tiến hành cân khối lượng khô.

2.4.3. Thực nghiệm trên đồng ruộng

_ Lúa giống được ngâm, ủ và tiến hành gieo mạ theo từng luống cho mỗi giống đều đảm bảo kĩ thuật

_ Lam đất theo các bước đảm bảo kỹ thuật.

_ Cấy lúa theo các ô thí nghiệm cho các lần nhắc lại của mỗi giống tương ứng , theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên.

_ Tiến hành các kỹ thuật chăm sóc lúa: làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh,… đồng thời theo dõi các chỉ tiêu đặt ra của đề tài.

_ Thu hoạch, đồng thời theo dõi các chỉ tiêu năng suất, các đặc điểm liên quan tới năng suất của mỗi giống.

2.4.4. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Theo dõi các chỉ tiêu chất lượng hạt

gạo của các giống.

_ Đo chiều dài, chiều rộng hạt gạo.

_ Tính tỷ lệ gạo xay, gạo giã, tỷ lệ tấm của các giống ti nghiệm _ Xác định tỷ lệ bạc bụng, màu sắc hạt gạo.

2.4.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

_ Các chỉ tiêu về mạ:

- Chiều cao mạ khi nhổ cấy (cm): Đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất. - Bề rộng gan mạ (mm): Đo nơi rộng nhất của thân chính.

- Số lá mạ: Được tính từ lá thứ nhất trở đi, trừ lá bao và lá không hoàn toàn. Tất cả các chỉ tiêu trên đều tiến hành theo dõi trên 30 cây cố định trước. - Màu sắc lá mạ

- Sức sống mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy và đánh giá theo thang điểm sau:

1_ Mạnh: Cây sinh trưởng tốt

5_ Trung bình: Cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có một dảnh 9_ Yếu: Cây mảnh, yếu hoặc còi cọc, lá vàng.

_ Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống - Tuổi mạ

- Từ cấy đến bén rễ hồi xanh

- Từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu để nhánh (10% số cây đẻ nhánh) - Từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh

- Từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ (5 - 10% số cây trổ) - Từ bắt đầu trổ đến kết thúc trổ (80% số cây trổ)

- Từ kết thúc trổ đến chín hoàn toàn (85 - 90% số hạt trên bông chín)

- Tổng thời gian sinh trưởng: Tổng thời gian tất cả các giai đoạn sinh trương, phát triển của giống.

_ Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Động thái sinh trưởng chiều cao cây: Cắm cọc theo dõi 10 cây/ô thí nghiệm, có thể theo dõi theo đường chéo để có đọ chính xác cao hơn, định kỳ 7 ngày đo một lần. Đo từ mặt đất đến mút lá cao nhất. Chiều cao cuối cùng đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất, không tính râu).

- Động thái ra lá: Tiến hành đếm số lá trên cây cùng lúc với đo chiều cao và đếm số nhánh.

- Động thái và khả năng đẻ nhánh

+ Động thái đẻ nhánh: Tiến hành theo dõi từ khi bắt đầu đẻ nhánh cho tới khi kết thúc đẻ nhánh, định kỳ 7 ngày theo dõi một lần.

+ Khả năng đẻ nhánh: Đếm số nhánh hiện có/khóm, một nhánh được tính khi đỉnh của nó nhô ra khỏi lá 1cm, cứ 7 ngày theo dõi một lần, theo dõi 10 khóm/ô thí nghiệm.

+ Số nhánh hữu hiệu: Đếm số nhánh hữu hiệu (nhánh có sô hạt/bông >10 hạt) + xác định số nahnhs tối đa

Số nhánh hữu hiệu

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) = x 100

Số nhánh tối đa Theo dõi 10 khóm/1 lần nhắc lại

Số nhánh tối đa + Hệ số đẻ nhánh (lần) =

Số nhánh ban đầu _ Một số đặc trưng hình thái của các giống

- Dạng cây

- Đo độ thoát cổ bông: Quan sát độ dài đoạn trổ bông sau đó đánh giá cho điểm (Theo thang điểm khảo nghiệm giống 2005)

+ 1_ Thoát tốt

+ 3_ Thoát trung bình + 5_ Thoát vừa đúng cổ + 9_ Không thoát được

- Chiều dài bông: Đo từ dưới cổ bông đén đỉnh bông - Dạng bông: Quan sát bằng mắt

- Diện tích lá đòng (cm2) = Chiều dài (D) x Chiều rộng (R) x 0.8 + Đo chiều dài lá đòng: D (cm) đo từ cổ lá đến mút lá. + Đo chiều rộng lá đòng: R (cm) đo chỗ rộng nhất của lá. - Góc độ lá đòng: Đo góc giữa trục bông chính với lá đòng. - Màu sắc lá đòng: Quan sát bằng mắt

- Chiều cao cuối cùng: Đo từ gốc cây lúa tới mút mút bông lúa.

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn xếp loại hình dạng, kích thước hạt gao.

Chiều dài hạt gạo Tỷ lệ dài/rộng

Xếp hạng chiều dài hạt gạo Kích thước (mm) Thang điểm Xếp loại hạt gạo Tỷ lệ dài/rộng Điểm Rất dài 7.50+ 1 Thon 3.0+ 1 Dài 6.61 - 7.50 3 TB 2.1 - 3.0 3 Trung bình 5.51 - 6.60 5 TB 1.1 - 2 5 Ngắn 5.50 7 Mập <1.1 9 Rất ngắn <5.50 9 Tròn

(Nguồn: Viện lúa quốc tế IRRI) - Tỷ lệ gạo xay, gạo giã, tỷ lệ tấm

+ Gạo xay: Bóc 50g thóc nguyên vẹn, lấy gạo cân lên rồi tính theo công thức: Khối lượng gạo xay

Tỷ lệ gạo xay (%) = x 100 Khối lượng thóc

+ Tỷ lệ gạo giã: Lấy 50g gạo thóc cho vào cối giã nhẹ, làm sạch, lấy lượng gạo đem cân rồi tính theo công thức:

Khối lượng gạo giã

Tỷ lệ gạo giã (%) = x 100 Khối lượng thóc

+ Tỷ lệ tấm: lấy 50g gạo giã sàng qua rây 2mm để tách tấm rồi tính

_ Độ bạc bụng: Hạt bạc bụng là hạt có phần tinh bột màu trắng chiếm >1/mhạt, đếm ngẫu nhiên 100 - 200 hạt gạo nguyên, xác định số hạt bạc bụng rồi tính

Số hạt bạc bụng Tỷ lệ tấm (%) =

_ Độ trong hạt gạo: Phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của từng giống. Mặt khac điều kiện ngoại cảnh cũng ít nhiều chi phối đến độ trong của hạt gạo. Dựa vào mức độ trong của hạt gạo chia ra:

+ Hạt đục: Cắt ngang hạt gạo, phần bạc bụng chiếm > 1/2 hạt + Hạt nửa trong: Cắt ngang hạt gạo, phần bạc bụng chiếm < 1/2 hạt + Hạt trong: Cắt ngang hạt gạo, phần bạc bụng chiếm rất ít ở giữa hạt.

Cách làm: Lấy 100 hạt gạo xay dùng dao cắt ngang rồi quan sát tiết diện cắt ngang, xác định từng loại và để riêng.

Độ trong (%) = A + 0.5 B

Trong đó : A: Số hạt trong, B: Số hạt nửa đục.

Số % còn lại khi đã xác định độ trong cua hạt chính là độ bạc bụng. _ Sai số thí nghiệm, sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa của một số tính trạng

+ Chiều cao cay cuối cùng + Khả năng đẻ nhánh + Số bông/m2

+ Số hạt chắc trên bông. + Trọng lluwowngj 1000 hạt.

+ Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo chương trình Excel, xử lý sơ bộ bằng máy tính cầm tay và phần mềm IRRISTAT trên máy vi tính.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm khí hậu ở Huyện Yên Thành trong vụ Đông Xuân 2007 - 2008 Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm

Tháng Nhiệt độ không khí (0C) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (h) Ẩm độ (%) Số ngày mưa

Min Max Trung

bình Min Trung bình 1 9.5 32.2 17.1 141.1 72.2 44 88 15 2 9.1 26.1 13.6 54.9 24.1 59 88 16 3 10.9 34 21 44.4 106 41 87 14 4 18.4 38.2 25 95.2 116.3 54 87 13 5 24.5 34.3 28.1 65.2 40.6 82

Trong sản xuất nông nghiệp, thời tiết là một nhân tố rất quan trọng và quyết định thắng thua của một vụ mùa sản xuất nông nghiệp, mỗi loại cây trồng thích thợp với mỗi điều kiện thời tiết khác nhau. Vụ Đông Xuân 2007 - 2008 gặp phải điều kiện thời tiết rét đậm nhất trong mấy năm gần đây, cho nên ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm.

Tháng 1: Qua bảng khí tượng ta thấy rằng thời tiết có nhiệt đọ xuống thấp (9.50C), lượng mưa lại lớn nhất (141.1mm), kèm theo ẩm đọ không khí cũng tương đối cao (88%) đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự bén rễ hồi xanh của cây lúa mới được cấy. Làm cho nhiều giống thí nghiệm bị chết rất nhiều.

Tháng 2: Là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong thời gian thí nghiệm, 9.10C là nhiệt đọ thấp nhất trong tháng, nhiệt độ cao nhất là 26.10C, nhiệt độ trung bình tháng là 13.60C là rấ thấp nó gây anh hưởng rất lớn đến quá trình đẻ nhánh cua lúa, kéo dài thời gian sinh trưởng. Còn lượng mưa chime 54.9mm là lượng mưa trung binh, nhưng số ngày mưa lại chiếm cao nhất là 16 ngày, ẩm độ cung tương đối cao 88%. Số giờ nắng rất thấp (24.1h) làm cho hiệu quả quang hợp của lúa giảm.

Tháng 3: Nhiệt độ có xu hướng tăng hơn so với 2 tháng trước nhưng vẫn ở mức độ thấp, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đẻ nhánh hữu hiệu của cây lúa. Nhiệt

độ cao nhất đã tăng lên là 340C tuy nhiên nhiệt độ thấp nhất là 10.90C. Nhiệt độ trung bình tháng là 210C là ở mức trung bình, ở những ngày nhiệt độ cao thì thuận lợi cho cây lúa, nhưng ở những ngày có nhiệt độ thấp thì rất nguy hiểm cho cây lúa sinh trưởng. Số giờ nắng cao 106h, cho nên cây co đủ điều kiện để quang hợp.

Tháng 4: Nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ cao nhất của tháng cũng đã tăng lên (thấp nhất la 18.40C, cao nhất là 38.20C). Nhiệt độ trung bình tháng là 250C thuận lợi cho quá trình làm đòng, trổ bông và phơi mao. Số giờ nắng cao 116h thuận lợi cho cây lúa quang hợp tíc luỹ chất khô.

Tháng 5: Lúc này nhiệt độ đã cao, nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ cao nhất của tháng đã tăng lên rõ rệt (nhiệt độ thấp nhất là 24.50C, còn nhiệt độ cao nhất là 340C, tuy nhiệt độ cao nhất có thấp hơn ở tháng 4), số giờ nắng cao rất phù hợp để cho cây lúa quang hợp tích trữ chất khô ở giai đoạn cuối cùng và phù hợp cho quá trình thu hái khi lúa chín.

Nhìn chung, năm nay có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với mọi năm đã làm ảnh hwngr đến quá trình sinh trưởng của cây lúa. Kéo dài thời gian sinh trưởng cua lua, làm chết lúa ở giai đoạn mới cấy và ở giai đoạn bắt đầ đẻ nhánh.

3.2. Những đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống thí nghiệm3.2.1. Khả năng sinh trưởng của mạ 3.2.1. Khả năng sinh trưởng của mạ

Mạ là giai đoạn đầu tiên đầu tiên của cây lúa. Giai đoạn này tuy thời gian không dài nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa. Mạ là tiền đề cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, mạ có tốt thì lúa mới sinh trưởng phát triển nhanh. Một cây mạ tốt thì có các tiêu chuẩn sau: Cứng cây, đanh dảnh, lá xanh đứng, không bị sâu bênh hại. Một số chỉ tiêu về mạ được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về mạ của các giống

Chỉ tiêu Giống Tuổi mạ Chiều cao mạ Số lá mạ Bề rộng gan mạ Màu sắc lá Sức sống của

(ngày) (cm) (lá) (mm) mạ mạ TH 7-2 30 19.03 4.01 3.47 Xanh đậm 5 TH 3-2 30 17.77 3.62 2.8 Xanh nhạt 5 TH 3-5 30 19.13 3.67 2.69 Xanh nhạt 5 TH 3-6 30 17.24 3.77 2.81 Xanh nhạt 5 TH 6-2 30 17.83 4.12 3.01 Xanh nhạt 5 Việt lai 20 (Đ/C) 30 18.48 3.95 2.93 Xanh đậm 5 5

+ Bề rộng gan mạ: Đây là chỉ tiêu quan trọnh quyết định đén phẩm chất cây mạ trước khi cấy. Bề rộng gan mạ lớn, cứng cây chứng tỏ cây mạ khoẻ, gan mạ nhỏ mềm cây thì cây mạ không tốt. Bề dày gan mạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ảnh hưởng của giống, mật độ gieo trồng, điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc trong quá trình sinh trưởng của mạ. Trong các giống thí nghiệm thì giống Th 7-2 có bề rộng gan mạ lớn

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa lai hai dòng có triển vọng cho năng suất cao trong vụ đông xuân 2007 2008 tại trạm khảo nghiệm giống cây trồng yên thành nghệ an (Trang 35 - 50)