Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa lai hai dòng có triển vọng cho năng suất cao trong vụ đông xuân 2007 2008 tại trạm khảo nghiệm giống cây trồng yên thành nghệ an (Trang 38 - 42)

IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.5.Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

_ Các chỉ tiêu về mạ:

- Chiều cao mạ khi nhổ cấy (cm): Đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất. - Bề rộng gan mạ (mm): Đo nơi rộng nhất của thân chính.

- Số lá mạ: Được tính từ lá thứ nhất trở đi, trừ lá bao và lá không hoàn toàn. Tất cả các chỉ tiêu trên đều tiến hành theo dõi trên 30 cây cố định trước. - Màu sắc lá mạ

- Sức sống mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy và đánh giá theo thang điểm sau:

1_ Mạnh: Cây sinh trưởng tốt

5_ Trung bình: Cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có một dảnh 9_ Yếu: Cây mảnh, yếu hoặc còi cọc, lá vàng.

_ Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống - Tuổi mạ

- Từ cấy đến bén rễ hồi xanh

- Từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu để nhánh (10% số cây đẻ nhánh) - Từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh

- Từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ (5 - 10% số cây trổ) - Từ bắt đầu trổ đến kết thúc trổ (80% số cây trổ)

- Từ kết thúc trổ đến chín hoàn toàn (85 - 90% số hạt trên bông chín)

- Tổng thời gian sinh trưởng: Tổng thời gian tất cả các giai đoạn sinh trương, phát triển của giống.

_ Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Động thái sinh trưởng chiều cao cây: Cắm cọc theo dõi 10 cây/ô thí nghiệm, có thể theo dõi theo đường chéo để có đọ chính xác cao hơn, định kỳ 7 ngày đo một lần. Đo từ mặt đất đến mút lá cao nhất. Chiều cao cuối cùng đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất, không tính râu).

- Động thái ra lá: Tiến hành đếm số lá trên cây cùng lúc với đo chiều cao và đếm số nhánh.

- Động thái và khả năng đẻ nhánh

+ Động thái đẻ nhánh: Tiến hành theo dõi từ khi bắt đầu đẻ nhánh cho tới khi kết thúc đẻ nhánh, định kỳ 7 ngày theo dõi một lần.

+ Khả năng đẻ nhánh: Đếm số nhánh hiện có/khóm, một nhánh được tính khi đỉnh của nó nhô ra khỏi lá 1cm, cứ 7 ngày theo dõi một lần, theo dõi 10 khóm/ô thí nghiệm.

+ Số nhánh hữu hiệu: Đếm số nhánh hữu hiệu (nhánh có sô hạt/bông >10 hạt) + xác định số nahnhs tối đa

Số nhánh hữu hiệu

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) = x 100

Số nhánh tối đa Theo dõi 10 khóm/1 lần nhắc lại

Số nhánh tối đa + Hệ số đẻ nhánh (lần) =

Số nhánh ban đầu _ Một số đặc trưng hình thái của các giống

- Dạng cây

- Đo độ thoát cổ bông: Quan sát độ dài đoạn trổ bông sau đó đánh giá cho điểm (Theo thang điểm khảo nghiệm giống 2005)

+ 1_ Thoát tốt

+ 3_ Thoát trung bình + 5_ Thoát vừa đúng cổ + 9_ Không thoát được

- Chiều dài bông: Đo từ dưới cổ bông đén đỉnh bông - Dạng bông: Quan sát bằng mắt

- Diện tích lá đòng (cm2) = Chiều dài (D) x Chiều rộng (R) x 0.8 + Đo chiều dài lá đòng: D (cm) đo từ cổ lá đến mút lá. + Đo chiều rộng lá đòng: R (cm) đo chỗ rộng nhất của lá. - Góc độ lá đòng: Đo góc giữa trục bông chính với lá đòng. - Màu sắc lá đòng: Quan sát bằng mắt

- Chiều cao cuối cùng: Đo từ gốc cây lúa tới mút mút bông lúa.

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn xếp loại hình dạng, kích thước hạt gao.

Chiều dài hạt gạo Tỷ lệ dài/rộng

Xếp hạng chiều dài hạt gạo Kích thước (mm) Thang điểm Xếp loại hạt gạo Tỷ lệ dài/rộng Điểm Rất dài 7.50+ 1 Thon 3.0+ 1 Dài 6.61 - 7.50 3 TB 2.1 - 3.0 3 Trung bình 5.51 - 6.60 5 TB 1.1 - 2 5 Ngắn 5.50 7 Mập <1.1 9 Rất ngắn <5.50 9 Tròn

(Nguồn: Viện lúa quốc tế IRRI) - Tỷ lệ gạo xay, gạo giã, tỷ lệ tấm

+ Gạo xay: Bóc 50g thóc nguyên vẹn, lấy gạo cân lên rồi tính theo công thức: Khối lượng gạo xay

Tỷ lệ gạo xay (%) = x 100 Khối lượng thóc

+ Tỷ lệ gạo giã: Lấy 50g gạo thóc cho vào cối giã nhẹ, làm sạch, lấy lượng gạo đem cân rồi tính theo công thức:

Khối lượng gạo giã

Tỷ lệ gạo giã (%) = x 100 Khối lượng thóc

+ Tỷ lệ tấm: lấy 50g gạo giã sàng qua rây 2mm để tách tấm rồi tính

_ Độ bạc bụng: Hạt bạc bụng là hạt có phần tinh bột màu trắng chiếm >1/mhạt, đếm ngẫu nhiên 100 - 200 hạt gạo nguyên, xác định số hạt bạc bụng rồi tính

Số hạt bạc bụng Tỷ lệ tấm (%) =

_ Độ trong hạt gạo: Phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của từng giống. Mặt khac điều kiện ngoại cảnh cũng ít nhiều chi phối đến độ trong của hạt gạo. Dựa vào mức độ trong của hạt gạo chia ra:

+ Hạt đục: Cắt ngang hạt gạo, phần bạc bụng chiếm > 1/2 hạt + Hạt nửa trong: Cắt ngang hạt gạo, phần bạc bụng chiếm < 1/2 hạt + Hạt trong: Cắt ngang hạt gạo, phần bạc bụng chiếm rất ít ở giữa hạt.

Cách làm: Lấy 100 hạt gạo xay dùng dao cắt ngang rồi quan sát tiết diện cắt ngang, xác định từng loại và để riêng.

Độ trong (%) = A + 0.5 B

Trong đó : A: Số hạt trong, B: Số hạt nửa đục.

Số % còn lại khi đã xác định độ trong cua hạt chính là độ bạc bụng. _ Sai số thí nghiệm, sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa của một số tính trạng

+ Chiều cao cay cuối cùng + Khả năng đẻ nhánh + Số bông/m2

+ Số hạt chắc trên bông. + Trọng lluwowngj 1000 hạt.

+ Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa lai hai dòng có triển vọng cho năng suất cao trong vụ đông xuân 2007 2008 tại trạm khảo nghiệm giống cây trồng yên thành nghệ an (Trang 38 - 42)