Tình hình sản xuất lúa ở Yên Thành

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa lai hai dòng có triển vọng cho năng suất cao trong vụ đông xuân 2007 2008 tại trạm khảo nghiệm giống cây trồng yên thành nghệ an (Trang 30 - 33)

IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3.Tình hình sản xuất lúa ở Yên Thành

Ở vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An là một vựa lúa lớn trong vùng, chiếm đa số sản lượng lúa của vùng này. Với những cánh đồng lúa rộng hàng ngàn ha, có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với cây lúa nên là nơi có điều kiện tốt để sản xuất và khảo nghiệm các giống lúa mới.

Huyện Yên Thành là một địa phương nằm ở phía bắc tỉnh Nghệ An, nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa. Vùng đồng bằng của huyện thì đất trồng lúa chủ yếu là đất thịt nhẹ, ít chua, nhiều mùn và giàu chất dinh dưỡng. Hệ thống tưới tiêu rất chủ động. Trên địa bàn huyện có con sông Nông Giang (còn gọi là

sông Đào) chảy qua, đây là một con sông lớn cung cấp nước tưới cho 4 huyện: Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Từ nguồn nước chính này huyện đã xây các hệ thống kênh mương dẫn nước về tận các làng xã, tận các cánh đồng để cung cấp nước khi thiếu nước. Ngoài ra Yên Thành còn có các con sông tiêu nước: Sông Dinh, sông Bà, sông Dền… chính vì thế mà Yên thành ít khi xẩy ra hạn hán hay lũ lụt.

Điều kiện thiên nhiên của Yên Thành thuận lợi để phát triển cây lúa, ngoài điều kiện đó nghề sản xuất lúa của Yên Thành còn có các điều kiện thuận lợi như: huyện có nguồn nhân lực dồi dào, luôn được sự quan tâm của huyện nhà cũng như của tỉnh. Tỉnh đã xây dựng Trạm khảo nghiệm giống cây trồng trên địa bàn huyện , tại đây hàng năm có hàng trăm giống lúa mới được đưa vào để khảo nghiệm, đánh giá, tuyển chọn để đưa ra sản xuất đại trà. Những năm gần đây, huyện không ngừng phát triển diện tích trồng lúa mới nhất là các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương đã được đưa vào sản xuất. Để khai thác được các tiềm năng sẵn có của huyện, huyện đã đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, kè đập, đường giao thông đảm bảo tưới tiêu hợp lý và đi lại thuận tiện để thuận tiện trong công việc sản xuất lúa của huyện. Diện tích lúa đã được phát huy tăng hệ số sử dụng, được sự đầu tư đầy đủ và có sự quan tâm chăm sóc chu đáo của người dân nên năng suất lúa tăng lên rõ rệt, sản lượng lúa không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong huyện mà còn có dư thừa lượng lúa hàng hoá lớn cung cấp cho thị trường. Từ đó làm tăng thêm thu nhập cho người dân đồng thời góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của huỵên nhà. Tình hình sản xuất lúa của huyện Yên Thành được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa của huyện Yên Thành 1996 – 2006

Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1996 25710 37.30 95.780

1997 25945 42.80 111.126 1998 25957 40.06 105.409 1999 24423 47.12 105.313 2000 26226 47.13 123.606 2001 25911 46.24 119.818 2002 26127 51.51 134.568 2003 25785 50.57 130.382 2004 25087 54.40 136.496 2005 24914 50.80 126.659 2006 25762 55.68 134.450 2007 25737 53.48 137.467

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Thành 2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng năng suất và sản lượng lúa của Yên Thành có lúc giảm nhưng nhìn chung là năng suất và sản lượng lúa tăng qua các năm. Hai năm 2005 và 2006 thì thấy rằng ở năm 2006 thì diện tích trồng và năng suất lúa đều nên sản lượng lúa năm 2006 tăng lên rất nhiều so với năm 2005. Diện tích lúa năm 2006 là 25762.3 ha chiếm 81.98% tổng diện tích trồng cây lương thực của toàn huyện (31424.8ha). Trong đó diện tích lúa lai khải phong 1 là 5724.7 ha, năng suất bình quân là 75tạ/ha, diện tíc các giống lúa lai khác là 3026.6ha, với năng suất bình quân là 68.1tạ/ha, Khang dân 18, Bắc Thơm chiếm 2953.6ha, năng suất bình quân là 59.5tạ/ha.

Vụ Đông Xuân 2006 - 2007 huyện chỉ đạo cấy 12500 ha lúa, trong đó có 9000 ha lúa lai (6000 ha Khải phong 1, 100ha Nhị ưu 986, 200 ha Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Q ưu số 1), 500 ha chất lượng và 3000 ha lúa thuần.

+ Những vấn đề còn tồn tại cần được giai quyết: Tuy nền nông nghiệp thế

giới và lẫn nền nông nghiệp trong nước đã có nhiều buứơc đi tiến bộ, tạo ra nhiều loại giống mới. Nhưng bên cạnh đó còn tồn tạ vấn đề là những giống mới rất ít giống phù hợp với điều kiện sản xuất đại trà, có hiện tượng nhanh thoái hoá giống. Những giống mới có năng suất cao nhưng ít giống có khả năng giữ được các tính trạng tốt của giống địa phương như tính trạng phẩm chất gạo, tính chống chịu với điều kiện ngoại

cảnh... Bởi trong giai đoạn hiện nay nhà chọn tạo, nghiên cứu giống lúa cần phải tìm cách giải quyết được các vấn đề đó.

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa lai hai dòng có triển vọng cho năng suất cao trong vụ đông xuân 2007 2008 tại trạm khảo nghiệm giống cây trồng yên thành nghệ an (Trang 30 - 33)