Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa lai hai dòng có triển vọng cho năng suất cao trong vụ đông xuân 2007 2008 tại trạm khảo nghiệm giống cây trồng yên thành nghệ an (Trang 46 - 49)

IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2.Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Quá trình sinh lý của cây được gọi là quá trình sinh trưởng và phát triển. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả của toàn bộ chức năng và hoạt động sinh lý của cây, nó có lien quan chặt chẽ với nhau và ảnh hương đến năng suất cuối cùng. Quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm các quá trình như: tăng chiều cao cây, số lá, số nhánh, hình thành bông và tích luỹ chất khô. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng không cố đinh mà thay đổi tuỳ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái, trình độ thâm canh…

Quá trình sinh trưởng và phát triển được chia thành hai thời kỳ chính. Đó là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng là giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan sinh dưỡng như các cơ quan: thân, rễ, lá, nhánh... giai đoạn này được tính từ khi gieo cho đến khi làm đòng. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực là giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan sinh thực, giai đoạn này bắt đầu từ khi làm đòng cho đné khi chin hoàn toàn.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng tuy không phân rõ ràng ra từng giai đoạn một nhưng ở các giai đoạn đó thì có các đặc trưng khác nhau trong cùng một cây, cùng một giống. Giữa các giống khác nhau thì lại có những đặc điểm khác nhau hơn nữa. Trong các giai đoạn khac nhau thì áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau để cho phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu thời gian hoàn thành của từng giai đoạn và đặc điểm của từng giai đoạn là một công việc rất quan trọng để từ đó có thể bbos trí được mùa vụ tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất. Qua việc nghiên cứu tìm hiểu thời gian, đặc điểm của các giai đoạn sinh trưởng phát

triển để đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tạo ra năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 3.3. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng

GĐ Giống Gieo - Cấy Cấy - BRHX BRHX- BĐĐN BĐĐN- KTĐN KTĐN- BĐT BĐT - KTT KTT - CHT Tổng TGST TH 7-2 30 7 22 20 40 6 29 156 TH 3-2 30 8 22 24 39 4 30 157 TH 3-5 30 7 22 23 40 5 28 155 TH 3-6 30 8 21 25 40 5 30 158 TH 6-2 30 6 20 19 37 4 28 154 Việt lai 20(đ/c) 30 6 21 20 39 5 27 148

Qua thời gian theo dõi, có những nhận xét, đánh giá về thời gian sinh trưởng của các giống như sau:

Vụ Xuân 2008 thời tiết rét đậm, rét hại kéo dai (38) ngày là cho lúa ở giai đoạn mới cấy bị chết đi rất nhiều. Thời gian sinh trưởng cảu các giống kéo dài.

_ Thời gian từ khi gieo đến cấy: Là giai đoạn mạ, giai đoạn này gặp thời tiết mưa, nhưng nhiệt đọ vẫn cao, số giờ nắng cao, đồng thời được sự chăm sóc đúng cách nên mạ sinh trưởng tốt. Trước khi đem ra cấy mạ đạt tiêu chuẩn về chiều cao, số lá, bề rộng gan mạ. Các giống thí nghiệm có thời gian từ gieo đến cấy là 30 ngày.

_ Thời gian từ cấy đến bén rẽ hồi xanh: Thời gian này gặp rét đậm, rét hại cho nên thời gian bén rễ hồi xanh của các giống kéo dài hơn so với bình thường (nhiêt độ trung bình thnag là 17.10). Thời gian này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Thời gian này càng rút ngắn thì quá trình đẻ nhánh sẽ diễn ra sớm, đẻ tập trung và tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao. Nhưng trong vụ này thời tiết không thuận lợi

nên thời gian này kéo dài hơn ở tất cả cá giống. Giống TH 6-2 và đối chứng kéo dài 6 ngày, thấp nhất, còn giống TH 3-2 và TH 3-6 là 8 ngày, dài hơn đối chứng 2 ngày

_ Thời gian từ bén rẽ hồi xanh đến bắt đàu đẻ nhánh: Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất của các giống vì nó liên quan đến quá trình đẻ nhánh và hình thành bông sau này của các giống. Hiểu biết được các đặc điểm của giai đoạn này, biết được giống đẻ sớm hay muộn để có những biện pháp kỹ thuật như bón phân, điều tiết nước để thúc đẩy lúa đẻ nhánh sớm hơn và tập trung hơn, tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu. Tuy nhiên ở vụ này do thời tiết rét đậm, rét hại (nhiệt độ trung binh tháng 13.6 0C còn nhiệt độ thấp nhất xuống đến 9.10C) nên đã kéo dài thời gian ở giai đoạn nay. Các giống co thòi gian ngang nhau, giống Th 6-2 ngắn nhất (20 ngày) ít hơn đối chứng 1 ngày (21ngày)

_ Thời gian bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh: Giai đoạn này rất quan trọng trong cả quá trình sinh trưởng, phát triển của giống. Là giai đoạn quyết đinh số bông trên một đơn vị diện tích là một trong những yếu tố cấu thành năng suất . Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống, biện pháp kỹ thuật. Vì là giai đoạn quyết định số bông trên khóm nên nghiên cứu giai đoạn này để giúp lúa đẻ nhánh tập trung, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Vào giai đoạn này thì thời tiiết vẫn còn lạnh (nhiệt độ thấp nhất có lúc xuống đến 10.90C) ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh hữu hiệu. Giông có thời gian ngắn nhất là giống TH 6-2 (19 ngày) thua đối chứng 1 ngày, giống có thời gian dài nhất là giống TH 3-6 (25 ngày) hơn đối chứng 5 ngày. _ Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ bông: Giai đoạn này là giai đoạn chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Khi lúa đạt số nhánh tối đa thì quá trình làm đốt, làm đòng bắt đầu. Cây lúa ở giai đoạn này có những thay đổi rất rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, cũng như thay đổi về hoạt động sinh lý và khả năng chống chịu ngoại cảnh. Tìm hiểu nghiên cứu rõ giai đoạn này để chúng ta có chế độ bón phân, cung cấp nước đầy đủ để giúp lóng vươn dài đẩy bông lúa thoát khỏi bẹ lá đòng, cho bông trổ thoát tránh sâu bệnh.

_ Thời gian bắt đầu trổ đến kết thúc trổ: Ở giai đoạn này cây lúa rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp là từ khoảng 25 - 33oC, nhiệt độ cao trên 35oC hoặc thấp hơn 22oC làm ảnh hưởng đến quá trình nở hoa của lúa cho nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Bởi vậy phải bố trí thời vụ hợp lý để tránh được điều kiện bất lợi cho cây lúa.

_ Tổng thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của mỗi giống lúa là rất khác nhau. Nó là cơ sở để cho chúng ta xác định được thời vụ và bố trí cây trồng hợp lý. Là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác lai tạo, chọn lọc và nhập nội giống.

Tổng thời gian sinh trưởng của mỗi giống lúa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quyết định nhất là tổng tích ôn. Lúa từ khi gieo đến khi chin hoàn toàn của cây lúa cần khoảng 2000 - 40000C. Tuỳ thuộc vào giống, giống chín sớm cần tổng tích ôn thấp hơn giống chín muộn. Giống thuộc vùng ôn đới cần tổng tích ôn ít hơn các giống ở vùng nhiệt đới.

Trước hết chúng ta thấy, qua bảng số liệu trên thi các giống trong thí nghiệm có thời gian sinh trưởng không chênh lệch nhau mấy, chennh nhau từ 1 - 4 ngày chỉ có giống Việt lai 20 là có sự chênh lệch lớn nhất về thời gian sinh trưởng. Trong đó giống có thời gian sinh tưởng ngắn nhất là Việt lai 20 (đ/c) là 148 ngày, giống Th 3-6 có thời gian sinh trưởng dài nhất (158 ngày) dài hơn đối chứng 12 ngày, còn giống TH 6-2 thời gian sinh trưởng 154 ngày dài hơn đối chứng là 6 ngày. Trong vụ Đông Xuân 2007 - 2008 gặp điều kiện bất lợi là thời tiết lạnh nhiệt độ thấp cho nên đã kéo dài thời gian sinh trưởng của các giống. Trên bảng là tổng thời gian sinh trưởng trong vụ Đông Xuân 2007 - 2008 trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Cho nên thời gian sinh trưởng của các giống không được chính xác.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa lai hai dòng có triển vọng cho năng suất cao trong vụ đông xuân 2007 2008 tại trạm khảo nghiệm giống cây trồng yên thành nghệ an (Trang 46 - 49)