IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.2.3. Thành tựu về nghiên cứu và phát triển lúa lai của Việt Nam
Việt Nam chúng ta là nước đứng thứ hai (sau trung Quốc) thế giới trong việc sản xuất lúa lai đại trà trên diện rộng. Tất cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều cơ cấu lúa lai vào trong các vụ sản xuất và với tỷ lệ diện tích mà lúa lai chiếm là rất cao. Qua đó cho chúng ta thấy được rằng việc nghiên cứu và phát triển lúa lai của nước ta đã đạt
được những kết quả tốt. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhưng mãi đến năm 1992 thì chương trình nghiên cứu lúa lai mới thực sự được hình thành.
Thông qua dự án TCP/VIE/2251 và TCP/VIE/6614 do FAO tài trợ, Việt Nam đã nhaapjvào các dòng A, B và R để tạo ra tổ hợp lúa lai Sán Ưu 63, tiến hành đánh giá 24 dòng CMS (BoA-B, V20A-B, VLD93/1, IR58025A-B, IR52929A-B, CP7A-B, PS10A-B) và 8 dòng phục hồi R là: Minh Hiu 63, Quế99, Minh Hiu 67, Trắc 64, Minh Dương 46, IR544742, IR9761, Quảng 12. Sau một thời gian ngắn thực hiện chương trình nghiên cứu lúa lai, khoảng 2000 tổ hợp lai đã được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai - Viện Nghiên Cứu KHKTNNVN. Viện bảo vệ thực vật đã tiến hành lai tạo được hai tổ hợp mang gen chống rầy nâu biotype. Đó là C95-1(L) có mẹ là Kim 23A và C95-2(L) có mẹ là BoA (Lê Văn Thuyết và cộng sự, 1995). Nhiều tổ hợp lai năng suất cao cũng được tạo ra. Tiêu biểu là tổ hợp BoA/DT12 cho năng suất 7.5 – 10 tấn/ha.có tính thích ứng cao và đã được lựa chọn để đưa ra sản xuất thử[3].
Từ những dòng bố mẹ nhập nội, các nhà lai tạo giống trong nước đẫ sản xuất ra được các hạt giống F1, đã tiến hành lai tạo được nhiều tổ hợp lai 3 dòng và 2 dòng đáp ứng được một phần hạt giống lúa lai của cả nước.
Giống lúa lai Việt lai 20 là một tổ hợp lúa được lai tạo trong nước. Tổ hợp lúa lai 2 dòng Việt lai 20 được chọn tạo trên cơ sở dòng bất dục đực kiểu TGMS ký hiệu 103s. Qua khảo sát cho thấy, Việt lai 20 có thời gian sinh trưởng ngắn (110-115 ngày vụ xuân), tiềm năng năng suất cao (80-10,0 tấn/ha), chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ tốt, chất lượng dinh dưỡng cao. Có thể bố trí Việt lai 20 vào cơ cấu 3-4 vụ trong hệ thống canh tác nhiều vụ trong năm ở các tỉnh phía Bắc. Việt lai 20 có tính thích ứng rộng, ưu thế trong vụ xuân cực muộn ở miền núi, trung du, ven biển Bắc bộ, Bắc và Trung Trung bộ và gieo cấy ở trà mùa sớm trên các chân đất làm cây vụ đông ở các
tỉnh phía Bắc. Trong sản xuất đại trà,Việt lai 20 cho năng suất bình quân 7-8 tấn/ha vụ xuân, 6-7 tấn/ha vụ mùa[15].
Vụ Xuân năm 1999 – 2000 cả nước 1000 ruộng sản xuất hạt lúa F1 với năng suất trung bình là 2.5 tấn/ha đã cung cấp được gần 25% nhu cầu về giống lúa lai trong cả nước[3].
Hiện nay giống lúa lai được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Tây nguyên là Nhị ưu 838 của Trung Quốc. Vụ Đông Xuân 2004, tại Quãng Ngãi đã sản xuất thử thành công tổ lai Nhị ưu 838, với năng suất trung bình là 26.9 tạ/ha, ruộng thâm canh có thể đạt 35,8 tạ/ha, chất lượng lô hạt giống đạt yêu cầu, đã đưa lô giống 9 tấn ra trình diễn vụ Hè Thu 2004 tại Quãng Ngãi, năng suất đạt 65 – 71 tạ/ha.(2)
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quãng Ngãi đã phối hợp với Trạm Khuyến nông Bình Sơn triển khai mô hình sản xuất lúa lai B-TE1, với 57 hộ tham gia, trên quy mô 10ha. Lúa lai B-TE1 (là giống lúa lai F1 do công ty Bayer CropScience sản xuất và được Công nhận tại Việt Nam từ tháng 6/2006). Với hình dạng gọn, cứng cây, sức sinh trưởng mạnh, đẻ khoẻ, trổ tập trung, lúa lai B-TE1 có chất lượng gạo cao, cơm mềm, thơm nhẹ. Lúa có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt, yêu cầu thâm canh cao. Lúa có năng suất trung bình là 63,7tạ/ha cao hơn so với giống lúa thuần khác trong cùng điều kiện sản xuất của vùng là 6,7 tạ/ha. [16].
Vụ Mùa 2004, tại trạm khảo nghiệm Văn Lâm (Hưng Yên) đã tiến hành khảo sát và đánh giá 8 tổ hợp lúa lai hai dòng được sản xuất trong nước: VL1, VL2, VL3, VL4, VL5, VL6, VL7, VL8. Nguồn bố mệ của các tổ hợp trên là: 103S, T29S, Peiai 74S, TGVN1, T1S-96 (dòng mẹ), R2, R5-1, R6-2 (dòng bố). Giống đối chứng la Bồi Tạp Sơn Thanh được nhập nội từ Trung Quốc. Kết quả khảo nghiệm cho thấy năng suất của các tổ hợp: VL1 (82.2 tạ/ha), VL3 (83.5 tạ/ha), VL4 (86 tạ/ha), VL5 (83.2 tạ/ha) cao hơn Bồi Tạp Sơn Thanh (76 tạ/ha). Các tổ hợp VL1, VL2, VL3, VL4 có khả năng chống chịu sâu bênh khá[2].
Ở Bình Định bắt đầu từ vụ Đông Xuân 1998, một số DT lúa lai đã được khảo nghiệm trong phạm vi hẹp, với các giống Bồi tạp Sơn thanh, Bắc ưu, Nhị ưu, Trang nông… đã cho kết quả bước đầu khả quan, năng suất (NS) đạt 60-65 tạ/ha/ vụ, có mô hình đạt 70 tạ/ha/vụ. Năm 1999-2000, các mô hình sản xuất lúa lai được thực hiện ở nhiều vùng sinh thái khác nhau như vùng ven biển, vùng đồng bằng, vùng trung du nhằm rút kinh nghiệm về tính thích nghi và các biện pháp kinh tế kỹ thuật cần ứng dụng. Dần dần, DT lúa lai được mở rộng. Nhiều điểm khảo nghiệm khác được thực hiện ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, đều đạt kết quả khả quan[17].
Từ năm 1997 đến vụ Xuân 2005, có 53 giống lúa lai chọn tạo trong nước được khảo nghiệm quốc gia. Trong đó có VL20 được công nhận chính thức năm 2004, các giống được công nhận tạm thời là: HR1 (1998), HYT57 (1999), TM4 (2002), HYT8 và TH3-3 (2004), giống có nhiều triển vọng trong khảo nghiệm và sản xuất thử là: HYT100, HYT92.
Giống TH3-3 là lúa lai hai dòng THS96/R3 (ĐH96), có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ Xuân muộin 115 - 120 ngày trong vụ mùa; tỷ lệ gạo nguyên 86.79%, tỷ lệ trắng trong 53.18%, hàm lượng amylase 21.43%, hàm lượng protein, cơm mềm, ngon, vị đậm đà.Năng suất bình quân 55 - 60 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 70 - 75 tạ/ha.
Giống HYT100 là giống lúa lai 3 dòng (25A/R86), có thời gian sinh trưởn vụ Xuân là 120 - 125 ngày, vụ mùa là 110 - 115 ngày, hạt thon, dài, năng suất trung bình 60 - 70 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 70 - 75 tạ/ha. Gạo trong, ít bạc bụng, cơm mềm có mùi thơm nhẹ[2].
Công tác chọn giống lúa lai trong nước đã đạt được những thành công nhất định. Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất hiện nay là chúng ta chưa có nhiều dòng bất dục ổn định, có ưu thế lai cao và dẽ sản xuất hạt giống. Các giống trong nước hiện nay chủ yếu lai tạo từ dòng mẹ IR58025A (Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai, T1S96 và 103S (ĐHNN 1). Con lai của các dòng này ngắn ngày, chất lượng gạo khá tốt nhưng ưư thế lai chưa thật cao, năng suất khó vượt qua các giống Trung Quốc. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là phải tạo được các dòng bất dục đực mới của Việt Nam, công việc này không phải là đơn giản, đòi hỏi phải có đầu tư, người nghiên cứu phải nhiệt, có kiến thức chuyên môn cao và phải có thời gian nghiên cứu.
Nhưng trong thực tế hiện nay thì chúng ta có nhiều cơ hội thuận lợi do hội nhập với thế giới nên có điều kiện để chúng ta tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật và cho phép chúng ta tiết kiệm chi phí nhân lực và rút ngắn được thời gian chọn tạo giống mới. Thông qua hợp tác quốc tế, chúng ta có thể tiếp nhận được các thông tin, vật liệu và các phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống có hiệu quả hơn, đông thời có điều kiện thu thập những giống lúa chất lượng cao ở các vùng sinh thái tương tự để khảo nghiệm sản xuất đánh giá khả năng thích ứng, giá trị canh tác và sử dụng để xác định được sớm hơn những giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái nước ta. Đây là điều kiện thuận lợi của chúng ta , chúng ta nên biết nắm lấy cơ hội để tiến lên. Được thừa hưởng những công nghệ mới của thế giới là một điều kiện không có gì thuận lợi hơn nữa, nhưng điều quan trọng là chúng ta có biết cách đón đầu, biết cách để nắm bắt được các cơ hội đó hay không, có biết cách tận dụng sự giúp đỡ của các quốc gia khác hay không. Nhưng với năng lực và điều kiện của chúng ta bây giờ thì chúng ta có thể làm được và làm rất tốt để tạo ra những giống lúa mới có hiệu quả cao hơn để phục vụ cho đất nước.