Đặc điểm học sinh trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên yên lạc (Trang 31 - 36)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.2. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDNN – GDT

7.2.3. Đặc điểm học sinh trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

Học sinh trong các cơ sở GDTX nói chung, trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc nói riêng thường đa dạng về độ tuổi (ngoài HS vừa tốt nghiệp trung học cơ sở cịn có những người lớn tuổi, đã đi làm), về hồn cảnh gia đình và điều kiện học tập, về trình độ, về hiểu biết xã hội và vốn kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, phần lớn các em có một số đặc điểm chung sau đây:

- HS trong các cơ sở GDTX có lịng tự trọng cao, dễ tự ái. Vì vậy, trong q trình dạy học, GV cần phải tơn trọng, tránh xúc phạm, chê bai.

- HS thường có tính bảo thủ cao. Do đó, cần phải tìm hiểu quan niệm, kinh nghiệm đã có của người học để phân tích cho người học tự thấy được cái sai, cái chưa đúng, chưa đầy đủ trong nhận thức và hiểu biết trước đây của mình (thường thơng qua ý kiến của nhóm, của lớp).

- HS thường tự ti, mặc cảm do học kém, GV cần phải thường xuyên khen thưởng, động viên kịp thời để khuyến khích người học.

- HS khơng có nhiều thời gian học trên lớp cũng như ở nhà nên nội dung dạy học phải thiết thực.

- HS thường mệt mỏi, tư tưởng dễ bị phân tán. Vì vậy, GV cần chú ý tạo khơng khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái; học - vui, vui - học.

Vì những đặc điểm trên mà HS GDTX chỉ học tốt nhất khi: - Cảm thấy được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.

- Thấy ý kiến của mình được đề cao, chú ý lắng nghe.

- Được tham gia, được phát biểu, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.

- Tự mình phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và tự rút ra kết luận, không bị áp đặt. HS chỉ nhớ:

+ 20% những điều được nghe. + 40% những điều nghe và thấy.

+ 80% những điều tự phát hiện, khám phá ra.

- Tự mình thấy được cái chưa đúng, chưa chính xác, chưa đầy đủ trong nhận thức, kinh nghiệm trước đây của mình.

- Cảm thấy tự tin, khơng cịn cảm giác sợ sệt, ngại ngùng, xấu hổ. - Được động viên, khen thưởng kịp thời.

- Được học trong khơng khí vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái.

- Nội dung học thiết thực, phù hợp và có thể vận dụng được ngay. - GV nhiệt tình, thơng cảm, gần gũi.

- Phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ hiểu, hấp dẫn.

- Được trực quan, được thực hành, được củng cố thường xuyên.

Như vậy, HS trong các cơ sở GDTX có một số đặc điểm khác so với HS phổ thơng. Vì vậy, phương pháp giáo dục khơng thể giống hồn tồn với cách dạy ở trường phổ thơng chính quy. Nhìn chung, HS trong các cơ sở GDTX có nhiều khó khăn hơn trong học tập, ngồi những khó khăn khách quan, có thật, cũng có nhiều khó khăn do người học tự ti, mặc cảm hoặc do GV có những nhận định, đánh giá sai lầm. HS trong các cơ sở GDTX vẫn có khả năng học tốt nếu

phương pháp giảng dạy phù hợp, nếu GV biết phát huy thế mạnh của họ và biết giúp họ khắc phục dần những nhược điểm, hạn chế đến mức khơng cịn là những trở ngại đáng kể.

Ngoài ra, trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc đặt trên địa bàn huyện Yên Lạc là một huyện thuần nơng, có truyền thống hiếu học nên học sinh của trung tâm so với các đơn vị khối GDTX khác có chất lượng đầu vào cao hơn, học sinh thuần, sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học của con em mình cũng ngày càng tăng. Vì vậy, đây là những thuận lợi trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là với công tác chủ nhiệm lớp của trung tâm.

7.2.4. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc GDTX Yên Lạc

Xuất phát từ thực tế về quản lý công tác GVCN ở trung tâm GDNN - GDTX n Lạc tơi nhận thấy có đặc điểm sau:

Thứ nhất: Đội ngũ GVCN của trung tâm có trình độ chun mơn nghiệp

vụ vững vàng, có năng lực tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ hai: Các GVCN đều hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm của GVCN, quan

tâm, thực hiện đủ các nội dung, chương trình giáo dục.

Thứ ba: GVCN biết kết hợp với các lực lượng giáo dục trong công tác

quản lý, giáo dục học sinh trong lớp và học sinh toàn trường, phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý, giáo dục học sinh thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh. Cuối mỗi kỳ, GVCN thơng báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và tình hình chung của lớp cho cha mẹ, gia đình học sinh và nhận được những thơng tin cần thiết của học sinh từ gia đình.

Thứ tư: Về mặt quản lý, Ban Giám đốc trung tâm nhận thức đầy đủ về vị trí,

vai trị và tầm quan trọng của cơng tác chủ nhiệm lớp, lựa chọn và phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp tương đối hợp lý, xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lý khoa học phù hợp với đặc thù của trung tâm và địa phương.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần giải quyết đó là:

Ban Giám đốc trung tâm đã xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và quản lý việc thực hiện kế hoạch, tuy nhiên nội dung còn chung chung. Nhiều GVCN còn lúng túng trong việc lập kế hoạch, số giáo viên đã lập được kế hoạch thì việc đưa ra giải pháp thường chưa thiết thực, chưa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động học sinh chưa cụ thể. Công tác kế hoạch hóa cịn tồn tại bất cập.

Thứ hai: Về việc bố trí, lựa chọn và phân cơng giáo viên chủ nhiệm lớp

Ban Giám đốc trung tâm đã chú ý đến việc lựa chọn những giáo viên có năng lực, hồn thành tốt cơng tác chủ nhiệm và một giáo viên chủ nhiệm học sinh trong suốt 3 năm để làm công tác chủ nhiệm nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong cơng tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, thực tế tình trạng phân cơng lao động theo lối “cào bằng”, nhằm hạn chế việc trả chế độ thừa giờ cho những giáo viên có năng lực lại làm nhiều việc nên việc phân công cho những giáo viên thiếu giờ làm công tác chủ nhiệm mà chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả vẫn còn và khá phổ biến trong trung tâm. Đây cũng là một trong những nội dung cần được điều chỉnh và thay đổi kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm.

Thứ ba: Về bồi dưỡng đội ngũ GVCN

Thực tế cho thấy, kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm của đội ngũ GVCN chưa nhiều. Đội ngũ GVCN cần phải được bồi dưỡng về kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp mới có thể đáp ứng được u cầu cơng việc.

Một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp nên trong cơng tác chủ nhiệm cịn lúng túng.

Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN đã được thực hiện. Nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bồi dưỡng còn hạn chế về thời lượng, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN.

Việc tổ chức trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm chưa được quan tâm và làm thường xuyên, hình thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chưa phong phú, đa dạng nên hiệu quả chưa cao.

các kĩ năng về giáo dục học sinh cá biệt và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất quan trọng. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng cho GVCN các năng lực này còn hạn chế dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp.

Thứ tư: Về công tác kiểm tra, đánh giá

Công tác kiểm tra đánh giá chưa được tiến hành đồng bộ và thường xuyên. Việc kiểm tra chủ yếu bằng hình thức kiểm tra gián tiếp thông qua các kênh báo cáo hoặc phản ánh của GVCN và các thành phần khác trong trung tâm.

Việc đánh giá chưa khoa học, chưa phù hợp, chưa động viên được các GVCN tích cực, chưa chỉ ra được điểm yếu, điểm cần khắc phục của các GVCN còn yếu kém.

Thứ năm: Về công tác thi đua - khen thưởng động viên

Do việc đánh giá còn hạn chế, nên kết quả xếp loại thi đua còn chưa thật chuẩn xác, chưa động viên, khích lệ GVCN của các lớp chậm tiến bộ cố gắng vươn lên.

Về chế độ chính sách đối với GVCN chưa hợp lý so với nhiệm vụ họ đảm nhận. Do đó, dẫn tới tình trạng nhiều giáo viên không muốn làm công tác chủ nhiệm lớp vì quyền lợi khơng hơn gì giáo viên bộ mơn mà trách nhiệm lại nặng nề, đầu tư thời gian nhiều hơn. Nhiều GVCN muốn đầu tư vào giảng dạy, nâng cao năng lực chuyên môn phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi hơn là GVCN giỏi.

Ngoài các vấn đề nêu trên, thực tế hiện nay còn tồn tại các vấn đề khách quan đó là:

Do xu thế chung của xã hội, nhiều thầy, cô, học sinh, cha mẹ học sinh chỉ quan tâm đến dạy học văn hóa, ít chú ý tới việc giáo dục toàn diện.

Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, học sinh tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau nên rất dễ bị lơi kéo, kích động và dễ bị nhiễm tư tưởng lười lao động, lười học tập; nhiều tệ nạn xã hội tác động, xâm nhập vào nhà trường như: nghiện trò chơi điện tử, sử dụng thuốc lá điện tử, chia bè phái gây gổ đánh nhau, văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc...

quản lý những em học sinh cá biệt. Đặc biệt ở trung tâm GDNN - GDTX số lượng học sinh cá biệt khơng phải là ít.

Trung tâm nằm trên địa bàn huyện thuần nông, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình dẫn đến thiếu sự quan tâm hợp tác trong công tác giáo dục.

Mặt khác, đối với cơng tác giảng dạy thì GVBM được đào tạo bài bản tại trường Đại học với thời gian là 4 năm nhưng với cơng tác chủ nhiệm lớp thì lại khơng như vậy, phần nhiều những kiến thức về công tác này có được là do GV tham dự các lớp tập huấn của ngành, tự trau dồi, trao đổi với đồng nghiệp và tích lũy kinh nghiệm của bản thân. GV khi giảng dạy có thể rất giỏi về chun mơn nhưng nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là nghiệp vụ làm cơng tác chủ nhiệm lớp cịn hạn chế. Hơn nữa những tình huống xảy ra khi làm chủ nhiệm lớp thường bất ngờ, khó dự báo trước, do vậy, việc xử lý tình huống phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của GVCN.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên yên lạc (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)