Lựa chọn, bố trí giáo viên chủ nhiệm hợp lí

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên yên lạc (Trang 38)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.3. Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Giám đốc trung tâm

7.3.2. Lựa chọn, bố trí giáo viên chủ nhiệm hợp lí

* Mục tiêu của biện pháp:

lượng và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. Việc lựa chọn và cử GVCN là công việc rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học. Nếu người Giám đốc quan tâm, chỉ đạo sát sao và xây dựng được đội ngũ GVCN đủ mạnh và có chất lượng thì các hoạt động giáo dục của trung tâm sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Lựa chọn, bố trí, phân cơng GVCN phù hợp với nhiệm vụ năm học. Do vị trí, vai trị, nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng của GVCN trong việc quản lý và giáo dục học sinh nên việc lựa chọn và cử GVCN phải được quan tâm đặc biệt. Khi phân công GVCN cần tính đến các tiêu chí sau:

+ Năng lực trình độ của giáo viên.

+ Năng lực hiểu biết học sinh về tâm lý lứa tuổi.

+ Năng lực giao tiếp với học sinh và cha mẹ học sinh. + Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể của học sinh.

+ Năng lực phán đốn, cảm hóa, thuyết phục theo từng cá tính học sinh. + Điều kiện, hoàn cảnh của từng giáo viên.

+ Yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và lợi ích của học sinh.

+ Đảm bảo tính kế thừa, khoa học, phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường và chương trình dạy học đang được áp dụng.

Lựa chọn cách phân công hay phối hợp các cách phân công GVCN phù hợp với điều kiện từng năm học, có thể phân cơng bám theo lớp hoặc chuyên sâu, phân công ưu tiên, đổi chéo hoặc phân công ngẫu nhiên…

Việc lựa chọn và phân cơng GVCN có thể thực hiện heo các phương án sau đây:

Phương án 1: Chọn GVCN ở đầu cấp đồng thời theo đến hết cấp học. Khi

chọn và cử như vậy sẽ có thuận lợi cho giáo viên, học sinh cũng như nhà trường trong việc giáo dục, quản lý học sinh. Qua đó giúp GVCN nắm vững học sinh về mọi mặt, theo dõi sự hình thành và phát triển nhân cách của từng học sinh cũng như sự phát triển của tập thể học sinh. Tình cảm thầy trị ngày càng gắn bó mật thiết là điều kiện cần thiết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh.

Ảnh 3: Cô giáo Dương Thị Minh Thắng giáo viên chủ nhiệm 3 năm liên tục lớp HS niên khóa 2017 – 2020 – lớp học đạt được thành tích xuất sắc

trong mọi hoạt động của trung tâm

Việc chọn và cử GVCN theo cách này địi hỏi phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa phân công GVCN và việc phân công giảng dạy trong năm học. Cần ưu tiên phân công chuyên môn sao cho GVCN có làm cơng tác chủ nhiệm lớp không dạy bộ môn ở quá nhiều khối lớp, để họ có thời gian quan tâm tới lớp chủ nhiệm. Phương án tối ưu là phân công giáo viên làm chủ nhiệm lớp và giảng dạy bộ mơn ở một khối trong đó có lớp mình chủ nhiệm.

Tuy nhiên, phương án này cịn có nhược điểm là nếu GVCN có hạn chế về năng lực và phương pháp quản lý sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của tập thể lớp và học sinh. Đối với những GVCN thiếu sáng tạo trong công tác sẽ gây hiện tượng đơn điệu trong giáo dục. Việc đánh giá xếp loại học sinh có khả năng thiếu chính xác nếu GVCN có những định kiến khơng tốt về học sinh.

Giải pháp hạn chế các nhược điểm nói trên đó là: Ban Giám đốc trung tâm, tổ trưởng chuyên môn thường xun kiểm tra, đơn đốc, nắm bắt tình hình lớp chủ nhiệm thông qua GVCN, phản ánh của giáo viên bộ môn, học sinh, phản hồi của cha mẹ học sinh, kết quả xếp loại thi đua hàng tuần, hàng tháng để từ đó có

kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Ngồi ra, Giám đốc trung tâm có thể cử các giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, có nhiều giải pháp hiệu quả trong cơng tác chủ nhiệm lớp hỗ trợ, tư vấn cho các GVCN chưa có nhiều kinh nghiệm, lớp chủ nhiệm khơng tiến bộ…

Phương án 2: Phân công GVCN chuyên theo khối lớp, cách phân cơng này

có thuận lợi là học sinh được tiếp thu giáo dục từ nhiều phương pháp khác nhau. Chính sự chun mơn hóa này sẽ giúp người GVCN tích lũy được nhiều kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm lớp qua nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Tuy nhiên phương án này có hạn chế là: mối quan hệ giữa GVCN với học sinh thiếu gắn bó chặt chẽ, việc theo dõi về học tập và phát triển nhân cách học sinh không được liên tục…

Giải pháp hạn chế các nhược điểm nói trên đó là: Trường hợp cần phải phân công giáo viên khác làm chủ nhiệm tạm thời thay thế cho GVCN đó nghỉ thì cần chọn các GVBM dạy ở lớp đó làm thay. Khi tiến hành giao, nhận công tác chủ nhiệm lớp phải bàn giao hồ sơ, sổ sách, thông tin chi tiết về từng em học sinh trong lớp; thường xuyên phối hợp với GVCN trước đó để có biện pháp quản lý phù hợp.

Mỗi cách phân cơng đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, Giám đốc trung tâm vận dụng sao cho linh hoạt, có thể kết hợp các phương án với nhau để phù hợp với tình hình đặc điểm của trung tâm mới đạt hiệu quả tốt. Trong đó dù theo phương án nào thì yếu tố năng lực của người GVCN vẫn luôn là yếu tố quan trọng và then chốt.

Phương án 3: Chọn cử, luân chuyển GVCN có kinh nghiệm các lớp có nền

nếp tốt, nhiều tiến bộ sang chủ nhiệm lớp, ý thức tổ chức kỷ luật yếu, chậm tiến bộ. Phân công GVCN theo cách này thuận lợi cho việc duy trì nền nếp giữa tất cả các lớp trong trung tâm, các lớp chậm tiến bộ, ý thức tổ chức kỷ luật yếu sẽ được các GVCN có kinh nghiệm, có phương pháp phù hợp theo dõi, quản lý, đơn đốc, giúp tập thể thể lớp tiến bộ. Tuy nhiên, cách phân cơng này khó khăn trong việc lựa chọn GVCN, phân công GVCN phải là GVBM giảng dạy tại lớp đó, giáo viên có kinh nghiệm.

Ảnh 4: Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Lan – tham gia một hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng HS lớp 12A4 khóa 2018 - 2021

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Muốn lựa chọn và cử GVCN có chất lượng và đạt yêu cầu, Giám đốc trung tâm cần phải tranh thủ ý kiến đóng góp xây dựng của các tổ chức đồn thể trong trung tâm như: tổ chuyên mơn, GVCN và các giáo viên có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý và giáo dục học sinh; hòm thư ý kiến của học sinh, phản hồi của cha mẹ học sinh...

Sự quan tâm sát sao của Giám đốc, cán bộ quản lý, GVCN và các tổ chức Đồn thể trong trung tâm để phân cơng GVCN cho phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Chất lượng đội ngũ GVCN tương đối đồng đều, có năng lực và tâm huyết với cơng việc.

7.3.3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm

* Mục tiêu của biện pháp:

Quản lý là một khoa học nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật, giáo viên chủ nhiệm thay mặt Giám đốc trung tâm, quản lý một lớp thực chất là giáo viên chủ nhiệm làm công tác quản lý. Khoa học và nghệ thuật trong quản lý giáo

dục của người giáo viên chủ nhiệm là có được những quyết định đúng đắn về chủ trương, đường lối hoạt động công tác chủ nhiệm lớp, về việc sử dụng đội ngũ cán bộ lớp nhằm tổ chức tốt nhất các hoạt động của lớp, có những mối liên hệ chặt chẽ với các giáo viên trong trường, với phụ huynh học sinh, với các lực lượng giáo dục khác để thực hiện giáo dục đạo đức học sinh, thực hiện nâng cao thành tích học tập của học sinh. Vì vậy, việc thực hiện khơng ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cơng tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm là điều vơ cùng cần thiết. Đó chính là cách đáp ứng u cầu đổi mới nâng cao công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Giám đốc trung tâm kết hợp với các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch chiến lược về công tác bồi dưỡng, đào tạo GVCN; khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng…

Công khai kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong trung tâm để các bộ phận, các cá nhân chủ động sắp xếp cơng việc tham gia vào khố đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, hiệu quả.

Vận dụng các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ phù hợp với khả năng của trung tâm; đề xuất, kiến nghị với Sở Giáo dục - Đào tạo, UBND huyên hỗ trợ kinh phí cho giáo viên chủ nhiệm tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

Các trung tâm thông qua các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục về nghiệp vụ quản lý công tác chủ nhiệm lớp để bồi dưỡng lý luận quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong các nhà trường.

Việc bồi dưỡng cho GVCN bằng nhiều con đường khác nhau, song biện pháp có hiệu quả hơn cả là mở các lớp tập huấn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm; tổ chức các cuộc thi tại trung tâm; tổ chức giao lưu giữa các đơn vị trường học trong cùng hệ thống để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, quản lý theo các chủ đề nhất định thông qua các cuộc hội thảo.

Ảnh 5: CBQL, GVCN trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc tham gia

lớp tập huấn về tổ chức các hoạt động giáo dục tích cực do Sở GD&ĐT tổ chức vào tháng 11/2020 của diễn giả Tô Thị Diễm Quyên

Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cơng tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để làm tròn được nhiệm vụ này, người giáo viên chủ nhiệm cần phải phát huy năng lực tự học, tự nâng cao trình độ. Giám đốc trung tâm cần tạo điều kiện, xây dựng phong trào để các giáo viên chủ nhiệm tích cực, chủ động, sáng tạo trong cơng tác tự học, tự nghiên cứu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.

Giám đốc trung tâm chủ động tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp, các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm chủ nhiệm lớp thực tế tại các nhà trường, chọn cử giáo viên cốt cán tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn cấp Bộ.

Tổ chức toạ đàm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tốt của chính các giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm giỏi trong trung tâm, trong các trường điển hình tiên tiến, qua đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của những đơn vị làm tốt để vận dụng xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trung tâm.

Ảnh 6: Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm

Với vai trị quản lý của mình, Giám đốc trung tâm cần kết hợp việc đào tạo với tự đào tạo, bồi dưỡng theo các phương thức:

+ Cung cấp nội dung, tài liệu và yêu cầu để giáo viên chủ nhiệm tự học, tự nghiên cứu và tự tiến hành đào tạo, bồi dưỡng.

+ Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu, kết hợp với việc kiểm tra định kỳ kiến thức và nghiệp vụ đối với đội ngũ GVCN.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả các chương trình bồi dưỡng. Nội dung cần cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo khó thực hiện.

Sử dụng nguồn tài chính phù hợp có ý nghĩa khuyến khích, động viên, khen thưởng, nhắc nhở, kỷ luật kịp thời đối với giáo viên chủ nhiệm khi học tập nâng cao trình độ, năng lực.

7.3.4. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm

* Mục tiêu của biện pháp:

nắm bắt kịp thời mọi diễn biến, tình hình cơng tác dạy và học của các lớp trong trung tâm từ đó có biện pháp chỉ đạo, tư vấn, thúc đẩy kịp thời, đưa ra phương án giải quyết tối ưu những vấn đề nảy sinh, giúp GVCN nhận ra các ưu khuyết điểm, hạn chế của bản thân để phát huy, khắc phục và hướng đến các hoạt động giáo dục có hiệu quả hơn.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp bao gồm:

- Kiểm tra việc thực hiện nền nếp của lớp hàng ngày như: Đi học đúng giờ, trực nhật, vệ sinh, trang trí lớp, bảo vệ của cơng.

+ Căn cứ vào những quy định cụ thể của trung tâm trong từng năm học; kế hoạch hằng tuần, tháng, học kỳ.

+ Đánh giá cho điểm theo các tiêu chí đã được thông qua hội đồng sư phạm, cha mẹ học sinh, thông báo cho học sinh biết để thực hiện.

+ Công bố cơng khai trước tồn trường.

+ Những quy định của trung tâm về cách đánh giá cho điểm được bàn bạc công khai, dân chủ.

- Kiểm tra việc nhập dữ liệu thông tin học sinh trên Hệ thống thông tin Quản lý giáo dục, ghi vào trang đầu của học bạ học sinh, ghi sổ đầu bài, ghi nhận xét... Nhận xét đánh giá của Giám đốc được ghi vào trang sau của học bạ, sổ điểm hoặc Hệ thống thông tin quản lý giáo dục.

+ Căn cứ vào kế hoạch được giao GVCN phải ghi đầy đủ thông tin của học sinh theo quy định.

+ Nghe GVCN báo cáo về tình hình lớp chủ nhiệm: Học sinh thuộc diện con thương binh liệt sĩ, thương bệnh binh, hộ nghèo, cận nghèo, những em có hồn cảnh đặc biệt, các em có khả năng nổi trội...; nghe giải pháp của GVCN trong việc giúp đỡ học sinh cá biệt, học sinh có hồn cảnh khó khăn...

- Kiểm tra việc thực hiện sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm:

+ Việc tổng hợp, thống kê thông tin cơ bản lớp chủ nhiệm: Giới tính, học sinh diện chính sách, đồn viên...

+ Ghi chép các thông tin cần thiết về Ban cán sự lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh.

+ Quá trình nhận xét, đánh giá hàng tuần của lớp chủ nhiệm. + Kết quả xếp loại lớp chủ nhiệm về nền nếp, học tập hàng tuần. + Kế hoạch hoạt động hàng tháng, sơ kết, tổng kết lớp chủ nhiệm.

+ Theo dõi việc thu nộp các khoản đóng góp của học sinh theo quy định, việc họp PHHS theo kế hoạch của nhà trường, theo kế hoạch riêng của GVCN.

+ Giám đốc kiểm tra, nhận xét và đánh giá ở cuối sổ công tác chủ nhiệm theo định kỳ hàng tháng hoặc theo đợt.

- Theo dõi, kiểm tra việc tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua, các cuộc thi, các phong trào tập thể do Đoàn trường, tổ chức trong và ngoài nhà trường phát động: văn nghệ, thể dục, thể thao, hướng nghiệp, hiến máu nhân đạo, thi khoa học kỹ thuật cấp trường, cấp tỉnh...

- Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực, bình xét thi đua học sinh cuối học kỳ, cuối năm học:

+ Căn cứ Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những quy định cụ thể của trung tâm về xếp loại hạnh kiểm, học lực, xếp loại thi đua của học sinh.

+ Căn cứ kết quả theo dõi học sinh của GVCN; kết quả học tập cuối kỳ, năm học của học sinh.

+ Tổ chức hội nghị xếp loại hạnh kiểm, bình xét thi đua học sinh cuối kỳ. + Căn cứ vào yêu cầu nội dung các môn học, kiểm tra việc đánh giá của giáo viên chủ nhiệm có đúng khơng.

- Kiểm tra đột xuất: Dự các giờ sinh hoạt lớp để đánh giá việc GVCN đánh giá, triển khai kế hoạch của nhà trường, của lớp trong giờ sinh hoạt lớp.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên yên lạc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)