7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.3. Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Giám đốc trung tâm
7.3.5. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường
* Mục tiêu của biện pháp:
Công tác chủ nhiệm lớp bao gồm nhiều hoạt động phức tạp. Để có thể đạt được hiệu quả cao, một mình người giáo viên chủ nhiệm hay người Giám đốc không thể quản lý, tác động tới tập thể học sinh. Muốn xây dựng và phát triển nhân cách học sinh tồn diện cần có sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục như Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh, GVBM… Có như vậy, chúng ta mới tạo được một môi trường đồng nhất trong giáo dục học sinh. Sự phối kết hợp này phải được xuất phát từ một mục tiêu chung tới tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá.
Giám đốc cần có kế hoạch kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường với đội ngũ GVCN để làm tốt công tác giáo dục. Kết hợp giữa cơng đồn, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, GVBM với GVCN để làm tốt công tác tổ chức thực hiện nền nếp, thi đua dạy tốt, học tốt trong trung tâm.
Giám đốc có kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục để GVCN lớp phối hợp với các lực lượng ngoài trung tâm như việc tổ chức họp phụ huynh học sinh, tổ chức giáo dục truyền thống và những nét văn hố q hương, làm tốt cơng tác an ninh, trật tự trong trung tâm, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thơng; tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp, trải nghiệm thực tế…
Ảnh 8: Trung tâm tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm, học sinh thăm quan, trải nghiệm thực tế tại khu di tích lịch sử K9 Đá Chơng
GVCN cùng với các GVBM và Đoàn thanh niên để phối hợp, thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm:
+ Phối hợp kiểm tra, đôn đốc các hoạt động hàng ngày của học sinh trong lớp học, giúp đỡ và tạo các điều kiện hợp lý các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí.
+ Đảm bảo sự học tập chuyên cần của học sinh, phát hiện kịp thời những học sinh đi muộn, bỏ giờ, trốn tiết.
+ Đảm bảo và tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động dạy học và giáo dục theo đúng nội quy, quy chế của trung tâm.
+ Xây dựng lớp thành một tập thể lớp vững mạnh, giúp đỡ và tạo điều kiện cho Ban chấp hành các chi đoàn của lớp hoạt động, phát huy ý thức tự chủ, tính tự giác và chủ động của học sinh trong các hoạt động giáo dục.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong cơng tác giáo dục học sinh. Nhiệm vụ cơ bản của việc phối hợp giữa GVCN với gia đình học sinh là cùng nhau làm tốt công tác giáo dục tồn diện học sinh. Thường xun thơng báo tình hình học tập và tu dưỡng của học sinh về gia đình, thống nhất với gia đình các biện pháp quản lý giáo dục học sinh. Ở các trung tâm có nhiều học sinh cá biệt, GVCN cần phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp.
Ảnh 9: Ban Giám đốc, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh
Phối hợp với các GVBM, Đồn thanh niên, gia đình học sinh trong việc tổ chức, nhận xét, đánh giá và xếp loại hạnh kiểm, thi đua học sinh vào cuối học kỳ, cuối năm học theo quy định.
mọi mặt của lớp chủ nhiệm. Khi có sự thay đổi về GVCN hoặc học sinh thì GVCN cũ phải bàn giao cụ thể tình hình mọi mặt của lớp cho GVCN mới.
Việc phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phải đưa vào nội quy, quy định của trung tâm, tạo sự khuyến khích các lực lượng tham gia cơng tác chủ nhiệm lớp.
Ảnh 10: GVCN phối hợp BCH Đoàn trung tâm, các đơn vị liên kết thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hồn cảnh khó khăn
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Trung tâm xây dựng nội quy, quy chế quy định các lực lượng có trách nhiệm tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp tạo công cụ pháp lý rõ ràng giúp Giám đốc quản lý, GVCN và các lực lượng trong trung tâm tổ chức thực hiện.
Phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng lực lượng trong công tác chủ nhiệm lớp.