Dinh dưỡng của ấu trùng và giống cá biển

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương, công thức thức ăn đến tỷ lệ tăng trưởng của cá chẽm (lates calcarifer bloch 1790) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 34 - 104)

3. Nội dung nghiên cứu

1.5.Dinh dưỡng của ấu trùng và giống cá biển

Dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá biển. Thức ăn cho cá biển giai đoạn ấu trùng là các loài tảo đơn bào Isochrysis galbana, Tetraselmis, Nannochloropsis; Luân trùng: Brachionus plicatilis, Brachionus rotundiformis; Artemia; Thức ăn tổng hợp (NRD) và cá tạp. Tuy nhiên, để ấu trùng cá tăng trưởng và đủ dinh dưỡng để vượt qua các giai đoạn biến thái thì các acid béo không no như ARA, EPA, DHA là không thể thiếu. Thiếu EPA có thể gây những rối loạn như: Thối loét vẩy, vây, tăng tỷ lệ tử vong, viêm cơ tim, giảm sinh trưởng và giảm khả năng sinh sản. Theo Faulk and Holt (2005): Hàm lượng DHA tỷ lệ thuận với hàm lượng DHA có trong Artemia (P<0.05), ấu trùng cá biển làm giàu bằng tảo đơn bào có chiều dài và tỷ lệ sống thấp hơn so với các sản phẩm làm giàu công nghiệp.

Theo Takeuchi et al.(1978): Sinh trưởng của cá hồi vân không bị ảnh hưởng khi Protein khẩu phần giảm từ 48% xuống 35% nếu Lipid tăng từ 15% lên 20%.

Bảng 1.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sống trước và sau làm giàu (Rimer M.A et al 1994)

Loại thức ăn Thành phần (%) Rotifer Artemia Bình thường Làm giàu Ấu trùng Trưởng thành Làm giàu Protein 51,3 52,2 49,4 50,2 50,5 Lipid 7,7 9,4 16,4 14,3 14,4 Cacbohydrat 15,2 14,2 16,6 12,9 9,3 DA(20: 4n -6) 2,7 2,3 - - - EPA(20:5n-3) 11,5 13,0 0,9 2,1 7,7 DHA(22:6n-3) - 2,5 - - 1,4 1.6. Bệnh cá và phương pháp phòng trị bệnh tổng hợp

Theo Carmen Lopez: Bệnh là sự sai khác không bình thường so với trạng thái sức khoẻ bình thường của động vật thuỷ sản (hay tổ chức sống). Sự sai khác có thể là: Chức năng hay cấu trúc do vậy bệnh không chỉ là yếu tố lây nhiễm mà còn gồm cả vấn đề về dinh dưỡng và môi trường ảnh hưởng đến năng suất. Tác hại của bệnh đối với cá nuôi là: Cá chậm lớn.,Giảm tỷ lệ sống, Gia tăng hệ số thức ăn, Làm cá thay đổi màu sắc, hình dạng,Giảm chất lượng thịt cá dẫn đến giảm năng xuất và hiệu quả kinh tế. Theo Snieszko (1974) Bệnh trên động vật thuỷ sản xảy ra khi kết hợp đồng thời các yếu tố như: Mầm bệnh( virus, vi khuẩn, nấm. ký sinh trùng), Vật nuôi ( tôm, cá) và yếu tố môi trường (Nhiệt độ, pH, khí độc…). Trong nuôi thuỷ sản khi đối tượng nuôi bị bệnh thì hiệu quả chữa bệnh thấp,chi phí cao. Do đó, nên áp dụng quy tắc phòng bệnh tổng hợp [14], [15].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2011 đến 10/2011

- Địa điểm nghiên cứu: Trại sản xuất giống thuỷ sản Mặn, lợ Quỳnh Liên - Trung tâm giống thuỷ sản Nghệ An

Địa chỉ: Xóm 5 - xã Quỳnh Liên - huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

2.2.1. Vật liệu thí nghiệm

Ấu trùng cá Chẽm thí nghiệm giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi được sinh sản nhân tạo năm 2011 tại Trại sản xuất giống thuỷ sản mặn lợ Quỳnh Liên từ dự án phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi đến năm 2010: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhân rộng mô hình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chẽm (Lates calcarifer

Bloch) tại Nghệ An”.

Hình 2.1. Cá Chẽm thí nghiệm giai đoạn 30 ngày tuổi

2.2.2. Thức ăn, bể và các dụng cụ thí nghiệm khác- Thức ăn thí nghiệm: - Thức ăn thí nghiệm:

+ Thức ăn tươi sống

- Tảo đơn bào: Isochrysisgalbana, Tetraselmis, Nannochloropsis. - Luân trùng: Brachionus plicatilis, Brachionus rotundiformis

- Artemia: Nauplius Artemai Cần Thơ, Thái Lan, Mỹ...

- Thức ăn tổng hợp: NRD 1/2; 2/3; 3/5; 5/8; 8/12 nguồn gốc từ Thái Lan được phân phối tại Việt Nam bởi công ty TNHH TM& DV Ngọc Trai.

- Làm giàu luân trùng, artemia: DHA selco Protein, vitamin tổng hợp. Nguồn nước mặn đưa vào thí nghiệm được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Nguồn nước bơm từ biển (Độ mặn 20-30 ppt) Hệ thống bể lọc thô 1

Bể chứa 100m3

(Xử lý Chlorin A 30ppm + sục khí mạnh) Chứa vào bể trong nhà

Bơm lên bể lọc

Kiểm soát các yếu tố môi trường Đưa nước vào hệ thống bể ương nuôi

Hình 2.2. Sơ đồ xử lý nước trước khi đưa nước vào bể ương

- Bố trí bể thí nghiệm:

+ Thùng xốp (40x50x40cm): Thí nghiệm giai đoạn cá 1đến 10 ngày tuổi. 20

+ Bể Composite: 0,5 - 5m3: Thí nghiệm giai đoạn ấu trùng 1đến 30 ngày. + Bể xi măng: 6 - 8m3: Bố trí thí nghiệm giai đoạn cá 30 đến 60 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các dụng cụ khác: Cân, thước, máy đo môi trường, máy bơm nước, máy sục khí, kính hiển vi và các vật dụng phòng thí nghiệm cần thiết khác.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.1.1. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng cúa mật độ ương đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá Chẽm.

Mật độ ương

Giai đoạn (ngày) M Đ I M Đ II M Đ III

Giai đoạn I: 0 đến 30 ngày 20 30 40 Giai đoạn II: 30 đến 60 ngày 10 12 14

Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mật độ ương đến tỉ lệ sống của ấu trùng và giống cá Chẽm được tiến hành ở 2 giai đoạn ương ở 3 mật độ khác nhau trong bể composite 1,0m3. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần theo sơ đồ.

Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ

2.3.1.2. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá Chẽm

21 B1 B2 B3 MĐ I B4 B5 B6 MĐ II B7 B8 B9 MĐ III Cá thí nghiệm Chăm sóc và quản lý bể ương Thu thập số liệu 5 ngày/lần Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và đề xuất ý kiến

Công thức thức ăn Giai đoạn (ngày) CT I CT II CT III Giai đoạn I: Ấu trùng 0-30 ngày

Tảo đơn bào + Luân trùng + Artemia (Làm giàu bằng

DHA)

Tảo đơn bào + Luân trùng + Artemia ( Không làm giàu DHA) Luân trùng + Artemia (Không làm giàu DHA) Giai đoạn II: Cá

giống 30 đến 60 ngày

Nau. Artemia (làm giàu DHA) + Artemia sinh khối.

Artemia (không làm giàu DHA) + TATH. +Thức ăn tổng hợp (NRD:1/2). Quản lý chăm sóc:

Quản lý môi trường bể ương:

- Nguồn nước mặn đưa vào thí nghiệm được bơm từ biển có độ mặn 20 đến 30‰, Xử lý bằng Chlorine 30ppm, Qua hệ thống lọc thô, lọc tinh trước khi cấp vào bể thí nghiệm.

- Thay nước: Lượng nước thay tuỳ vào tuổi ấu trùng cá. Khi mới nở cho nước chảy tràn khoảng 50% đến 100% lượng nước trong bể/ngày để loại bỏ vỏ trứng, chất nhầy. Giai đoạn 3 đến 10 ngày tuổi thay 10 đến 15% lượng nước; 10 đến 30 ngày tuổi thay 20 đến 40%; 30 đến 60 ngày tuổi thay: 40 đến 100%. Trước khi thay nước tiến hành xi phong loại bỏ các phân, tạp chất ra ngoài. Thời gian thay nước vào 6 vào 8 giờ sáng trước khi cho ăn.

Quản lý thức ăn:

- Tảo đơn bào: Isochrysisgalbana, Tetraselmis, Nannochloropsis. Tảo đơn bào được nhân giống và nuôi sinh khối trong túi ni lông 40 đến 80 lít/túi. Sử dựng môi trường Conway (Walne,1974) để nhân sinh khối.

- Luân trùng: Brachionus plicatilis, Brachionus rotundiformis: Luân trùng được nhân giống và nuôi sinh khối trong bể composite và bể xi măng,

thức ăn cho luân trùng là tảo đơn bào, men bánh mì, vitamine tổng hợp. Sau 4 đến 5 ngày mật độ đạt 200 đến 400 ct/ml thì thu san thưa hoặc cho cá ăn. Luân trùng được làm giàu bằng DHA selco Protein, tảo đơn bào 6 giờ trước khi cho ấu trùng ăn.

- Artemia: Nauplius Artemai Cần Thơ, Thái Lan, Mỹ...: Artemia được ấp nở từ trứng bào xác nghỉ, cho ấu trùng cá ăn ở giai đoạn Nauplius, làm giàu DHA selco trước khi cho ăn.

Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ khối ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi công thức được bố trí lặp lại 3 lần (Hình 2.4).

Hình 2.4. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của công thức thức ăn

23 B1 B2 B3 CT I B4 B5 B6 CT II B7 B8 B9 CT III Cá Chẽm thí nghiệm Chăm sóc và quản lý bể ương Thu thập số liệu 5 ngày/lần Kết quả nghiên cứu và thảo luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận và đề xuất ý kiến

2.3.2. Phương pháp thu mẫu và các chỉ tiêu đánh giá thí nghiệm

+ Phương pháp thu mẫu: Mẫu ấu trùng và giống cá Chẽm được thu hoàn toàn ngẫu nhiên từ các bể ương vào thời điểm trước khi cho ăn. Số lượng mẫu 30 đến 35 mẫu/bể tuỳ thuộc vào chỉ tiêu đánh giá.

Các chỉ tiêu đánh giá mẫu thí nghiệm:

- Tỷ lệ sống: Tỷ lệ cá sống thu được của cá thí nghiệm.

- Tăng trưởng: Xác định tốc độ tăng trưởng trung bình, tăng trưởngtuyệt đối và tăng trưởng tương đối của chiều dài, khối lượng toàn phần. tuyệt đối và tăng trưởng tương đối của chiều dài, khối lượng toàn phần.

2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu2.3.3.1. Xác định các chỉ tiêu về môi trường 2.3.3.1. Xác định các chỉ tiêu về môi trường

+ Nhiệt độ: Xác định nhiệt độ theo TCVN 4557-1998. Dùng nhiệt kế thuỷ ngân, chia vạch 0,2. Đo 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều.

+ pH: Xác định độ pH theo TCVN 6492-1999. Dùng máy đo pH của Hanna: Đo pH 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều.

+ Hàm lượng oxy hoà tan(DO): Xác định nồng độ oxi hòa tan theo TCVN 7324-1999. Dùng máy đo đa chức năng hiệu Walk LAB cầm tay, độ phân giải 0.1 ± 0.4mg/l do Hàn Quốc sản xuất. Theo dõi 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều.

2.3.2.2. Xác định các chỉ tiêu về tỷ lệ sống

+ Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm được xác định theo công thức: SR(%) = 100 * n/N

Trong đó: n là tổng số các thu được sau thí nghiệm + số cá làm mẫu. N là tổng số cá đưa vào thí nghiệm.

2.3.2.3. Xác định các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng

Trong thời gian thí nghiệm, chế độ chăm sóc quản lý tương tự nhau. Định kỳ 5-10 ngày/lần thu mẫu kiểm tra tỷ lệ sống, tăng trưởng của ấu trùng, cá giống.

Các công thức tính toán và phương pháp xử lý số liệu:

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (daily weight gain) DWG: DWG (g/ngày) = (Wf – Wi)/( t2 - t1)

Tốc độ tăng trưởng tương đối (specific growth rate) SGR: SGR(%/ngày) =100*( LnWf – LnWi)/( t2 - t1) Trong đó: Ln: là Loganepe

Wf: Khối lượng cá sau thí nghiệm. Wi: Khối lượng cá trước thí nghiệm t2: Thời gian kết thúc (ngày)

t1: Thời gian bắt đầu (ngày)

2.3.4. Hiệu quả kinh tế

Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm SPSS 16.0 qua các phép kiểm định Turkey, Duncan với α = 0,05.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đối tượngnghiên cứu nghiên cứu

Nghệ An nằm trong khoảng 18033’10” đến 19024’43” vĩ độ Bắc 103052’53” đến 10045’50” kinh độ Đông, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Đông Bắc thịnh hành làm nhiệt độ giảm thấp. Từ tháng 4 đến tháng 10 có gió Tây Nam thịnh hành, nhiệt độ trung bình cao hơn nhưng cũng là thời kỳ chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nghệ An là 22 đến 24 0C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 6 đến tháng 10 là 29,6 đến 30,4 0C có nhiều ngày lên đến 38 đến 39 0C và kéo dài nhiều giờ trong ngày. Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1,500 đến 1,800 giờ, trung bình tháng cao nhất 180 đến 220 giờ, trung bình tháng thấp nhất 38 - 50 giờ, số ngày sương mù 12 đến 40 ngày/năm. Bức xạ mặt trời hàng năm khá lớn: 74,6 Kcal/cm2.

- Độ mặn: Ngoài khơi độ mặn vùng ven biển Nghệ An vào loại khá cao ở độ sâu 6 mét nước vào bờ biển giao động từ 23,1 đến 28,5‰, rất thuận lợi cho việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng cá biển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.572 mm ở miền núi và 1.767 mm ở đồng bằng ven biển, 80% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10). Độ ẩm trung bình hàng năm là 81 đến 85%.

- Chế độ thuỷ triều và bão: Chế độ thuỷ triều vùng biển và ven biển khá phức tạp. Ngoài khơi là chế độ nhật triều, trong lộng là bán nhật triều không đều. Hàng tháng có một nửa số ngày thuỷ triều lên xuống 2 lần, trong đó triều dâng trong ngày từ 9 đến 10 giờ, triều rút từ 15 đến 16 giờ. Biên độ thuỷ triều giao động từ 0 đến 3,5m.

Kết quả thu thập trong quá trình nghiên cứu sản xuất đối tượng cá Chẽm tại Nghệ An cho thấy: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ nước trung bình đạt thấp 17 đến 18oC, nên không thích hợp cho việc nuôi vỗ đàn cá bố mẹ. Năm 2007 - 2008, đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày, nhiệt độ nước chỉ đạt 13 đến 150C nên đàn cá bố mẹ nuôi vỗ tại Trung tâm bị chết 100% (45con). Năm 2009, nhiệt độ nước tháng 1 đến tháng 2 chỉ đạt 16 đến 170C nên đàn cá bố mẹ bị hao hụt 30% (12/36 con). Năm 2011, rét kéo dài đến ngày 10 tháng 4 làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi vỗ đàn cá bố mẹ. Để nâng cao nhiệt độ nước, chúng tôi dùng bạt che, chắn rét, thay nước mới 100%/ngày kết hợp nâng nhiệt độ cho bể nuôi vỗ, kết quả tỉ lệ sống của đàn cá bố mẹ đạt 100%. Thời gian nuôi vỗ bắt đầu từ 15 tháng 4 năm 2011. Theo Nguyễn Duy Hoà [13]. Để nuôi đàn cá Chẽm bố mẹ thành thục sinh dục, Nhiệt độ nước để nuôi vỗ đàn cá bố mẹ từ 28 ÷ 32oC, độ mặn 26 ÷ 32‰.

3.2. Kết quả nghiên cứu các yếu tố môi trường nước trong ương ấu trùng cá Chẽm giai đoạn thí nghiệm

Trong quá trình thí nghiệm, tất các nghiệm thức được bố trí trong nhà có mái che diện tích 300m2, xung quanh có tường bao. Nguồn nước mặn bơm từ biển được xử lý bằng chlorine 30ppm, qua hệ thống bể lọc thô, lọc tinh, nâng nhiệt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: Độ mặn: 30‰, pH: 7,5 ÷ 8,0, Oxy hoà tan: 5,5 – 6,5 mg/l, Hàm lượng khí NH3, H2S < 0,01mg/l; nhiệt độ nước: 28 đến 30oC. Trong bể thí nghiệm, lượng oxy hoà tan được cung cấp liên tục 24/24 giờ bằng máy sục khí. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về môi trường trong thời gian nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương, công thức thức ăn đến tỷ lệ tăng trưởng của cá chẽm (lates calcarifer bloch 1790) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 34 - 104)