Tăng trưởng: Xác định tốc độ tăng trưởng trung bình, tăng trưởng tuyệt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương, công thức thức ăn đến tỷ lệ tăng trưởng của cá chẽm (lates calcarifer bloch 1790) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 41 - 44)

tuyệt đối và tăng trưởng tương đối của chiều dài, khối lượng toàn phần.

2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu2.3.3.1. Xác định các chỉ tiêu về môi trường 2.3.3.1. Xác định các chỉ tiêu về môi trường

+ Nhiệt độ: Xác định nhiệt độ theo TCVN 4557-1998. Dùng nhiệt kế thuỷ ngân, chia vạch 0,2. Đo 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều.

+ pH: Xác định độ pH theo TCVN 6492-1999. Dùng máy đo pH của Hanna: Đo pH 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều.

+ Hàm lượng oxy hoà tan(DO): Xác định nồng độ oxi hòa tan theo TCVN 7324-1999. Dùng máy đo đa chức năng hiệu Walk LAB cầm tay, độ phân giải 0.1 ± 0.4mg/l do Hàn Quốc sản xuất. Theo dõi 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều.

2.3.2.2. Xác định các chỉ tiêu về tỷ lệ sống

+ Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm được xác định theo công thức: SR(%) = 100 * n/N

Trong đó: n là tổng số các thu được sau thí nghiệm + số cá làm mẫu. N là tổng số cá đưa vào thí nghiệm.

2.3.2.3. Xác định các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng

Trong thời gian thí nghiệm, chế độ chăm sóc quản lý tương tự nhau. Định kỳ 5-10 ngày/lần thu mẫu kiểm tra tỷ lệ sống, tăng trưởng của ấu trùng, cá giống.

Các công thức tính toán và phương pháp xử lý số liệu:

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (daily weight gain) DWG: DWG (g/ngày) = (Wf – Wi)/( t2 - t1)

Tốc độ tăng trưởng tương đối (specific growth rate) SGR: SGR(%/ngày) =100*( LnWf – LnWi)/( t2 - t1) Trong đó: Ln: là Loganepe

Wf: Khối lượng cá sau thí nghiệm. Wi: Khối lượng cá trước thí nghiệm t2: Thời gian kết thúc (ngày)

t1: Thời gian bắt đầu (ngày)

2.3.4. Hiệu quả kinh tế

Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm SPSS 16.0 qua các phép kiểm định Turkey, Duncan với α = 0,05.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đối tượngnghiên cứu nghiên cứu

Nghệ An nằm trong khoảng 18033’10” đến 19024’43” vĩ độ Bắc 103052’53” đến 10045’50” kinh độ Đông, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Đông Bắc thịnh hành làm nhiệt độ giảm thấp. Từ tháng 4 đến tháng 10 có gió Tây Nam thịnh hành, nhiệt độ trung bình cao hơn nhưng cũng là thời kỳ chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nghệ An là 22 đến 24 0C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 6 đến tháng 10 là 29,6 đến 30,4 0C có nhiều ngày lên đến 38 đến 39 0C và kéo dài nhiều giờ trong ngày. Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1,500 đến 1,800 giờ, trung bình tháng cao nhất 180 đến 220 giờ, trung bình tháng thấp nhất 38 - 50 giờ, số ngày sương mù 12 đến 40 ngày/năm. Bức xạ mặt trời hàng năm khá lớn: 74,6 Kcal/cm2.

- Độ mặn: Ngoài khơi độ mặn vùng ven biển Nghệ An vào loại khá cao ở độ sâu 6 mét nước vào bờ biển giao động từ 23,1 đến 28,5‰, rất thuận lợi cho việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng cá biển.

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.572 mm ở miền núi và 1.767 mm ở đồng bằng ven biển, 80% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10). Độ ẩm trung bình hàng năm là 81 đến 85%.

- Chế độ thuỷ triều và bão: Chế độ thuỷ triều vùng biển và ven biển khá phức tạp. Ngoài khơi là chế độ nhật triều, trong lộng là bán nhật triều không đều. Hàng tháng có một nửa số ngày thuỷ triều lên xuống 2 lần, trong đó triều dâng trong ngày từ 9 đến 10 giờ, triều rút từ 15 đến 16 giờ. Biên độ thuỷ triều giao động từ 0 đến 3,5m.

Kết quả thu thập trong quá trình nghiên cứu sản xuất đối tượng cá Chẽm tại Nghệ An cho thấy: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ nước trung bình đạt thấp 17 đến 18oC, nên không thích hợp cho việc nuôi vỗ đàn cá bố mẹ. Năm 2007 - 2008, đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày, nhiệt độ nước chỉ đạt 13 đến 150C nên đàn cá bố mẹ nuôi vỗ tại Trung tâm bị chết 100% (45con). Năm 2009, nhiệt độ nước tháng 1 đến tháng 2 chỉ đạt 16 đến 170C nên đàn cá bố mẹ bị hao hụt 30% (12/36 con). Năm 2011, rét kéo dài đến ngày 10 tháng 4 làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi vỗ đàn cá bố mẹ. Để nâng cao nhiệt độ nước, chúng tôi dùng bạt che, chắn rét, thay nước mới 100%/ngày kết hợp nâng nhiệt độ cho bể nuôi vỗ, kết quả tỉ lệ sống của đàn cá bố mẹ đạt 100%. Thời gian nuôi vỗ bắt đầu từ 15 tháng 4 năm 2011. Theo Nguyễn Duy Hoà [13]. Để nuôi đàn cá Chẽm bố mẹ thành thục sinh dục, Nhiệt độ nước để nuôi vỗ đàn cá bố mẹ từ 28 ÷ 32oC, độ mặn 26 ÷ 32‰.

3.2. Kết quả nghiên cứu các yếu tố môi trường nước trong ương ấu trùng cá Chẽm giai đoạn thí nghiệm

Trong quá trình thí nghiệm, tất các nghiệm thức được bố trí trong nhà có mái che diện tích 300m2, xung quanh có tường bao. Nguồn nước mặn bơm từ biển được xử lý bằng chlorine 30ppm, qua hệ thống bể lọc thô, lọc tinh, nâng nhiệt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: Độ mặn: 30‰, pH: 7,5 ÷ 8,0, Oxy hoà tan: 5,5 – 6,5 mg/l, Hàm lượng khí NH3, H2S < 0,01mg/l; nhiệt độ nước: 28 đến 30oC. Trong bể thí nghiệm, lượng oxy hoà tan được cung cấp liên tục 24/24 giờ bằng máy sục khí. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về môi trường trong thời gian nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương, công thức thức ăn đến tỷ lệ tăng trưởng của cá chẽm (lates calcarifer bloch 1790) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w