3. Nội dung nghiên cứu
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Lates calcarifer lần đầu tiên được mô tả bởi Bloch(1790) từ các mẫu vật từ các thương nhân Hà Lan trở về từ Indonesia. Năm 1959 đến 1962, Dunstan tiếp tục nghiên cứu và phân loại đối tượng này xác định có những khác biệt với các loài ở Papua, Úc, sự khác biệt thể hiện qua màu sác của ấu trùng và cá trưởng thành trong môi trường nước mặn, lợ và ngọt. Theo Greenwood (1976) đề xuất chỉ có một loài duy nhất của Lates khắp Ấn Độ Dương. Hệ thống phân loại đầy đủ về đối tượng này đã được mô tả trong FAO, 1974 [34].
Sinh sản nhân tạo cá chẽm thành công lần đầu tiên ở Thái Lan vào năm 1971 bằng phương pháp vuốt trứng từ những cá bố mẹ chín mùi sinh dục bắt được từ bãi đẻ tự nhiên. Năm 1973. Wongsomnuk Vaneewogsa thành công trong việc kích thích cá đẻ bằng tiêm kích dục tố. Kungvakij (1981) kích thích cá đẻ bằng điều khiển môi trường [1],[18]:
- Thay đổi độ mặn của nước giống như lúc cá di cư.
- Giảm nhiệt độ nước giống như nhiệt độ nước giảm sau khi mưa. - Hạ mực nước và cấp nước biển sạch giống như thuỷ triều dâng và theo chu kỳ trăng.
Tại Indonesia, bước đột phá trong sản xuất giống cá Chẽm trong điều kiện nuôi nhốt đàn bố mẹ thông qua việc sử dụng hoocmon kích thích sinh sản tại Trung tâm nghiên cứu phát triển thuỷ sản Hanura, Teluk Betung Lampung từ tháng 4 năm 1987. Thành công này đã có tác động tích cực đến sự phát triển lâu dài của ngành nuôi cá chẽm công nghiệp, nó không chỉ giải quyết vấn đề việc nghiên cứu sản xuất con giống mà còn giảm áp lực về nhu cầu con giống [23].
Từ năm 1985, Thái Lan đã sản xuất trên 100 triệu cá giống/năm [1],18] và giống cho nghề nuôi cá chẽm đã được cung cấp đầy đủ và ổn định.