Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương, công thức thức ăn đến tỷ lệ tăng trưởng của cá chẽm (lates calcarifer bloch 1790) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 28)

3. Nội dung nghiên cứu

1.3.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Nghề nuôi cá Chẽm thương phẩm ở Việt Nam đã có từ lâu, con giống được đưa vào nuôi thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên hoặc do di cư cửa ấu trùng, cá giống vào nội địa. Vì vậy, sản lượng hàng năm đạt thấp, chỉ tiêu dùng nội địa. Từ năm 1994, Viện Nghiên cứu NTTS II và Đại học Thuỷ sản Nha Trang đã tiến hành nghiên cứu sinh sản đối tượng này bằng việc thu thập đàn cá bố mẹ khai thác từ tự nhiên. Thành công đạt được chỉ trong quy mô nghiên cứu và chưa đáp ứng nhu cầu thương mại. Trước nhu cầu về con giống, năm 2005 chúng ta đã nhập trên 20 con giống từ Thái Lan để thả nuôi tại các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Bắc Bộ [3].

Đến năm 2000, quy trình sản xuất nhân tạo giống cá Chẽm đã được Viện nghiên cứu NTTS II khép kín từ khâu nuôi vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản, ương nuôi ấu trùng, cá giống và nuôi thương phẩm. Quy trình này được chuyển giao cho các tỉnh ven biển và các công ty sản xuất giống thuỷ sản tư nhân tại Vũng Tàu, Khánh Hoà, Phú Yên... và trở thành đối tượng có giá trị kinh tế theo quy mô thương mại.

Tại Nghệ An, từ năm 2006, Trung tâm giống thuỷ sản đã tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá Chẽm từ Viện nghiên cứu NTTS II và mỗi năm đã sản xuất được 20 -30 vạn con giống cỡ 2-3cm. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu Nghệ An vẫn còn một số khó khăn trong công tác nuôi vỗ đàn cá bố mẹ, ương nuôi ấu trùng, công tác phòng trị bệnh nên công tác sản xuất giống cá Chẽm vẫm chưa ổn định.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương, công thức thức ăn đến tỷ lệ tăng trưởng của cá chẽm (lates calcarifer bloch 1790) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 28)