Những mặt đã đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 58 - 62)

2.3 Đánh giá về hiệu quả tín dụng trong lĩnh vực cho vay bất động sản tạ

2.3.1 Những mặt đã đạt được

Mặc dù mơi trường cho hoạt động tín dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay bất động sản của các ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn. Song được sự chỉ đạo của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương, sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan và sự nổ lực của toàn bộ nhân viên trong ngân hàng, ACB trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động cho vay BĐS như sau:

- ACB đã hoàn thiện bộ máy quản trị từ Hội sở đến chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về hạn mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng, chính sách khách hàng phù hợp với từng thời kỳ. Chuyển dần mơ hình quản lý từ chiều ngang sang chiều dọc. Theo đó các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng được quản lý tập trung tại Hội sở, các chi nhánh thực hiện chức năng bán hàng. Chia bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên trách khác nhau như bộ phân tư vấn tài chính cá nhân, quan hệ

khách hàng, bộ phận quản lý tín dụng,... nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.

- Trong quá trình cho vay, ngân hàng đã thực hiện kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi cho vay một cách chặt chẽ, các khoản cho vay của ngân hàng có hiệu quả đảm bảo. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 có cao hơn so với những năm trước nhưng nó vẫn nằm trong kế hoạch của ngân hàng và không vượt quy định của NHNN. Cơng tác thu nợ q hạn, nợ khó địi đã được chú trọng đúng mức, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên. Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm đều dưới 3% so với tổng dư nợ. Những chi nhánh, phịng giao dịch nào có phát sinh nợ q hạn trong 3 tháng liên tiếp lớn hơn 3%: ban kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện việc kiểm toán các hồ sơ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ luôn thấp hơn các ngân hàng TMCP trong nước và thấp hơn so với quy định của NHNN. Cụ thể như sau:

Bảng 2.10: Tình hình dư nợ vay phân theo nhóm nợ của các ngân hàng Đơn vị tính: triệu đồng Theo nhóm n ACB Tỷ lệ % TECHCOMBANK Tỷ lệ % EXIMBANK Tỷ lệ % SACOMBANK Tỷ lệ % Nợ đủ tiêu chuẩn 101.564.431 98,79 57.104.413 90 72.422.241 97 79.840.443 99,13 Nợ cần chú ý 326.758 0,32 4.553.396 7,18 1.038.112 1,39 235.868 0,29 Nợ dưới tiêu chuẩn 274.973 0,27 927.476 1,46 414.128 0,56 101.981 0,13 Nợ nghi ngờ 345.655 0,34 623.731 0,98 353.327 0,47 193.285 0,24 Nợ có khả năng mất vốn 297.339 0,29 242.449 0,38 435.522 0,58 167.910 0,21 Tổng cộng 102.809.156 100 63.451.465 100 74. 663.330 100 80.539.487 100

- Hầu hết các ngân hàng khác đều có những thế mạnh riêng trên lĩnh vực hoạt động chính của mình nhưng tất cả các ngân hàng này đều có cho vay bất động sản và ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm để phục vụ cho tín dụng bất động sản. Vì vậy, ACB cũng đã xây dựng thành cơng quy trình cho vay bất động sản chặt chẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cũng hạn chế rủi ro cho NH.

- Dư nợ cho vay bất động sản tăng trưởng hợp lý, tỷ lệ dư nợ vay bất động sản trên tổng dư nợ của ACB chiếm một tỷ lệ nhất định phù hợp với quy định của NHNN trong từng thời kỳ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cũng như góp phần giải quyết được nhu cầu về nhà ở của người dân trên địa bàn, nâng cao được uy tín của ngân hàng.

- Cũng giống như các NHTM khác, nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của ngân hàng.Tổng thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng chiếm một phần đáng kể trong tổng thu nhập của ACB trong đó có phần đóng góp khơng nhỏ của cho vay bất động sản. Mặc dù, cho vay bất động sản không phải là hoạt động cho vay chủ yếu của ACB nhưng nó cũng góp phần khơng nhỏ trong việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.

- Tháng 11 năm 2006, ACB thành lập Công ty Thẩm Định Giá Địa Ốc Á Châu (AREV) – một công ty con của ACB. Hoạt động chủ yếu của AREV là thẩm định giá và sản phẩm thẩm định giá của AREV là: bất động sản, động sản và xác định giá trị doanh nghiệp. Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng, nhân viên tín dụng của ACB sẽ trực tiếp gửi bộ hồ sơ giấy tờ TSĐB qua AREV để yêu cầu thẩm định. Việc nhờ một tổ chức khác độc lập với ACB để thẩm định tài sản là một bước tiến lớn trong quy trình cấp tín dụng và cũng là một lợi thế của ACB. Bởi vì, xét về mặt hiệu quả cơng việc, đây là một tổ chức có đầy đủ kinh nghiệm, chuyên môn cao nên việc thẩm định sẽ có độ chính xác cao và có kết quả trong thời gian sớm nhất. Xét về mặt lợi ích đối với khách hàng, kết quả thẩm định từ một tổ chức thứ ba, khác ACB sẽ mang tính khách quan hơn, tạo tâm lý yên tâm hơn cho khách hàng. Về phía ACB, xét về mặt quản lý rủi ro của ngân hàng, đây

chắc chắn là biện pháp ngăn chặn được nhiều tiêu cực trong quy trình cấp tín dụng, hạn chế được phần nào tình trạng TSĐB được định giá cao hơn giá trị thực.

- Mặc dù ACB ln kiểm sốt tốt nợ quá hạn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhưng việc tồn tại những món nợ xấu, nợ khó địi là điều khơng thể tránh khỏi trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Việc xử lý những món nợ này là cả một quá trình phức tạp và mất nhiều thời gian, đồng thời, nó cũng cần nhiều kinh nghiệm, sự khéo léo trong quá trình thực hiện. Xuất phát từ những vấn đề trên, để tạo sự chun mơn hóa trong cơng việc, để việc thu hồi những món nợ quá hạn, nợ xấu đạt được hiệu quả cao, ACB đã chuyển công việc này cho một công ty thứ ba, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài Sản ACB (ACBA) – một trong những công ty con của ACB. ACBA có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các biện pháp tố tụng để thu hồi nợ, bao gồm cả việc trực tiếp làm việc với Tòa án, cơ quan thi hành án, cơ quan điều tra hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác trong quá trình tham gia tố tụng.

Đây là một chủ trương đúng đắn của các nhà lãnh đạo ACB. Thay vì để nhân viên tín dụng ít kinh nghiệm xử lý nợ tại sao không để một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Các nhân viên ACBA có đầy đủ kinh nghiệm, kỹ năng đồng thời họ lại có một số quan hệ nhất định, chắc chắn hiệu quả mang lại cao, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. ACBA đã bổ sung chức năng bán đấu giá tài sản và một số nhân viên của ACBA đã được Bộ Tư pháp cấp thẻ đấu giá viên và có đủ điều kiện để thực hiện bán đấu giá tài sản theo quy định pháp luật. Hơn nữa, việc xử lý những món nợ trên đã có một tổ chức thứ ba đảm nhiệm, nhân viên tín dụng sẽ có nhiều thời gian để thưc hiện tốt cơng việc chun mơn của mình như là tập trung chăm sóc các khách hàng tốt và phát triển thêm những khách hàng mới để có thể hồn thành chỉ tiêu kinh doanh được giao.

- Công tác phục vụ khách hàng của ACB ngày càng có nhiều đổi mới thích hợp với nền kinh tế thị trường. Đội ngũ nhân viên trẻ, đẹp, năng động, nhiệt tình.

Phong cách phục vụ, giao dịch, văn minh lịch sự tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)