Về khâu tạo nguồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 74 - 76)

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trong lĩnh vực cho vay

3.2.1 Về khâu tạo nguồn

Bất kỳ ngân hàng nào muốn cho vay cũng phải có vốn đây là điều kiện trước tiên. Vì vậy, tăng cường nguồn vốn huy động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay bất động sản của ngân hàng.

Hiện nay, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cũng như những quy định chặt chẽ của NHNN trong công tác huy động vốn, việc thu hút vốn huy động khá khó khăn. Một số biện pháp đề ra, cụ thể là:

- Tăng cường hiệu quả phục vụ khách hàng. Hiệu quả phục vụ khách hàng không những được đánh giá trong quá trình tiếp xúc với khách hàng cịn phải được tiếp tục đánh giá qua các chương trình hậu mãi, duy trình hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong mắt khách hàng. Hình ảnh của ngân hàng được thể hiện nhiều nhất qua tính tuân thủ của nhân viên qua tác phong, thời gian làm việc; trụ sở giao dịch được bày trí khang trang, gọn đẹp; đặt các kệ báo các loại xung quanh khu vực ghế ngồi của khách để tránh tâm lý chờ đợi của khách. Hiệu quả phục vụ được đánh giá dựa trên việc giải quyết chính xác và nhanh chóng u cầu khách hàng, vì vậy cần đơn giản hóa quy trình thủ tục. Hơn nữa, trong công tác đánh giá hiệu quả phục vụ, chương trình chăm sóc khách hàng cũng rất quan trọng, tùy thuộc vào từng đối

tượng khách hàng, chúng ta có chính sách chăm sóc riêng, để khai thác tối đa lợi ích khách hàng mang lại. Ngoài ra, một đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình, nắm bắt tâm lý khách hàng là điều kiện tiên quyết. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đây cũng được xem như một yếu tố đáng được khách hàng xem xét trong việc lựa chọn ngân hàng phục vụ.

- Chú trọng công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh ACB nhằm thu hút khách hàng mới. Chẳng hạn: xây dựng thêm nhiều Logo ACB dọc hai bên đường của thành phố, ở những nơi vừa tầm mắt của người dân; tham gia các chương trình từ thiện; xây dựng các chương trình quảng cáo trên tivi, báo đài và các tạp chí.

Mặc dù trải qua 19 năm phát triển, ACB với danh hiệu “Ngân hàng của mọi nhà” và mạng lưới chi nhánh/ phòng giao dịch khá rộng đã trở nên phổ biến với người dân. Tuy nhiên, công tác tiếp thị vẫn cần được đẩy mạnh để đưa ngân hàng ngày càng gần gũi hơn với mọi nhà và được khách hàng đặt trọn niềm tin.

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn trong công tác huy động. Song song với việc sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm, các sản phẩm đi kèm và những quà tặng hấp dẫn cần được phối hợp khéo léo.

+ Tiết kiệm có bảo hiểm: sản phẩm này ngồi số tiền lãi tiết kiệm được hưởng khách hàng cịn được cung cấp thêm quyền lợi thơng qua Hợp đồng bảo hiểm tặng kèm.

+ Tiết kiệm có dự thưởng: khi gửi tiết kiệm khách hàng được tham gia quay số trúng thưởng với những giải thưởng hấp dẫn.

- Duy trì tính chủ động nâng cao lãi suất huy động mang tính cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn. Trực tiếp thỏa thuận lãi suất với đối tượng khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thường xuyên. Hiện nay, đối với các kỳ hạn gửi từ 12 tháng trở lên, NHNN không áp đặt mức trần lãi suất tiền gửi, mức lãi suất được ấn định dựa trên cung cầu vốn thị trường, nên ngân hàng có thể linh hoạt áp dụng mức

lãi suất ưu đãi đối với một số đối tượng khách hàng. Đây có thể là cách NHNN giúp các TCTD có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn dài hạn.

- Giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng nhân viên, căn cứ kết quả thực hiện làm cơ sở để xét lương kinh doanh hằng tháng hoặc hằng quý. Thường xuyên tổ chức các đợt thi đua về huy động vốn để tạo nên sự phấn đấu giữa các đơn vị, khen thưởng những đơn vị, cá nhân đạt thành tích tốt trong thi đua hay những cá nhân có đóng góp tích cực trong cơng tác huy động vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)