Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
3.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.4.1. Kết quả phân tích hồi quy
Nhƣ đã trình bày ở phần 3.1, đề tài sử dụng mơ hình hồi quy nhị phân để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ tại chi nhánh Hậu Giang. Biến phụ thuộc là xác xuất xảy ra rủi ro (Y) và 7 biến giải thích là tuổi ngƣời vay (X1), mức vốn tự có tham gia vào phƣơng án (X2), tỷ lệ tài sản bảo đảm (X3), tình hình sử dụng vốn (X4), kinh nghiệm của cán bộ làm tín dụng (X5), số lần kiểm tra giám sát (X6) và thời hạn vay vốn
(X7). Với cỡ mẫu là 276, sử dụng phần mềm SPSS V16.0, kết quả phân tích hồi quy bằng
Bảng 3.5: Kết quả phân tích hồi quy
Các biến độc lập Beta(Bi) Exp(B) Wald-Sig.
X1 (tuổi ngƣời vay) -0,591 0,554 0,000
X2 (tỷ lệ vốn tự có tham gia) -7,472 0,001 0,003
X3 (tỷ lệ TSBĐ/số tiền vay) -0,068 1,070 0,737
X4 (tình hình sử dụng vốn) -2.677 0,069 0,000
X5 (kinh nghiệm cán bộ) -0,208 0,812 0,097
X6 (số lần kiểm tra, giám sát) -1,060 0,346 0,000
X7 (thời hạn vay) 1,398 4,046 0,009
Số quan sát (N) 276
-2 Log likelihood 125,188
Cox & Snell R Square 0, 389
Nagelkerke R Square 0,636
Ghi chú: - Biến phụ thuộc Y = 1: có rủi ro và Y = 0: khơng có rủi ro - Mức ý nghĩa: 5%
- Hệ số Bi >0: Xi tỷ lệ thuận với rủi ro; Bi<0: Xi tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.
Qua bảng 3.5, ta thấy các biến độc lập X1, X2, X4, X6 và X7 có ý nghĩa về mặt thống kê (vì có giá trị sig <.0,05). Cịn các biến độc lập X3 và X5 khơng có ý nghĩa thống kê trong tƣơng quan mơ hình (vì giá trị sig.>0,05). Cụ thể là:
- X1 (tuổi ngƣời vay): mơ hình cho hệ số B1 = -0,591 tức là có tƣơng quan nghịch với biến phụ thuộc Y, với mức ý nghĩa 5%, cho thấy ngƣời vay có tuổi càng cao thì khả năng rủi ro là thấp. Tuy nhiên, trong mẫu nghiên cứu có đến 95% số ngƣời có độ tuổi đến 45 (262 mẫu), và chỉ có 5% số ngƣời có độ tuổi trên 45 (14 mẫu). Cho nên ta chƣa thể căn cứ vào kết quả này để kết luận mối tƣơng quan giữa tuổi ngƣời vay với rủi ro tín dụng hoặc nếu có thì tuổi “càng cao” đến mức độ nào.
- X2 (tỷ lệ vốn tự có tham gia) có hệ số B2 = -7,42 có giá trị tuyệt đối lớn nhất trong các hệ số Bi cho thấy nó tƣơng quan nghịch nhƣ kỳ vọng và có ảnh hƣởng lớn nhất. Kết quả này phù hợp với thực tế vì ngƣời vay có khả năng tự chủ về tài chính, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phƣơng án càng lớn, thì khả năng xảy ra rủi ro của các khoản vay càng thấp vì giảm bớt gánh nặng chi phí lãi vay.
- X3 (tỷ lệ TSBĐ/số tiền vay), có hệ số B3 âm nên có tƣơng quan nghịch với rủi ro tín dụng, tức là tỷ lệ tài sản bảo đảm càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng thấp. Tuy nhiên tƣơng quan này khơng có ý nghĩa thống kê.
- X4 (tình hình sử dụng vốn), có hệ số B4= -2,677 cho thấy biến này có tƣơng quan nghịch với biến phụ thuộc tức là khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích sẽ có khả năng trả đƣợc nợ tốt hơn, món vay ít rủi ro hơn các khoản vay sử dụng sai mục đích sử dụng vốn.
- X5 (kinh nghiệm cán bộ), có hệ số B5 âm cho thấy số năm kinh nghiệm của cán bộ làm cơng tác tín dụng có tƣơng quan nghịch với rủi ro tín dụng đúng nhƣ kỳ vọng. Tuy nhiên mối tƣơng quan này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
- X6 (số lần kiểm tra, giám sát), hệ số B6 âm, cho thấy rằng số lần kiểm tra giám sát khoản vay có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng. Điều này đúng với thực tế, những món vay đƣợc kiểm tra giám sát thƣờng xuyên sẽ phát hiện và ứng phó kịp thời những dấu hiệu rủi ro và khoản vay ít xảy ra rủi ro hơn.
- X7 (thời hạn vay), có hệ số B7 dƣơng cho thấy biến độc lập này có mối tƣơng quan thuận chiều với biến phụ thuộc. Tức là cho vay trung dài hạn gặp rủi ro nhiều hơn cho vay ngắn hạn.
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định mức độ dự đốn chính xác của mơ hình
Quan sát
Dự đoán
Rủi ro TDBL Tỷ lệ
chính xác Khơng rủi ro Có rủi ro
Rủi ro TDBL
Không rủi ro 214 12 94,7
Có rủi ro 17 33 66,0
Tỷ lệ chính xác dự báo chung của mơ hình 89,5
Kết quả phân tích hồi quy tại bảng 3.5, cho thấy chỉ số 2-log likelihood đạt giá trị 125,188 đây là chỉ số thích hợp khẳng định tính chắc chắn của mơ hình. Hệ số tƣơng quan Cox& Snell R Square đạt giá trị 0,389, hệ số tƣơng quan Nagelkerke R Square đạt giá trị 0,636 khẳng định rằng khoảng 63,6% sự biến động của mơ hình đã đƣợc giải thích từ hồi quy Logistic nhị phân, đây là một hệ số tƣơng quan khá cao. Các kết quả kiểm định thống kê này cho thấy tính chắc chắn của mơ hình hồi quy tƣơng quan Logistic đƣợc sử dụng
trong phân tích. Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ dự đốn của mơ hình là khá cao, lên tới 89,5%, vì vậy mơ hình hồi quy tƣơng quan Logistic sử dụng trong đề tài là hoàn toàn hợp lý.
Bên cạnh kết quả thu đƣợc từ phân tích hồi quy đƣợc trình bày ở phần trên. Những kết quả nghiên cứu định tính sẽ đƣợc trình bày ở phần tiếp theo.
3.4.2. Kết quả phân tích định tính
Để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu, ngoài kết quả thu đƣợc từ phân tích hồi quy, đề tài cũng đã sử dụng phƣớng pháp nghiên cứu định tính thơng qua trao đổi với những ngƣời làm thực tế tại các ngân hàng nhƣ sau:
* Rất khó xác định được năng lực tài chính thực sự của khách hàng
Khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ có thể là cá nhân, hộ gia đình và cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ là điểm hƣớng đến của các NHTM. Các quy định về hoạt động tín dụng tại Việt Nam đƣợc đánh giá là tƣơng đối đầy đủ và theo thông lệ chung, với các hƣớng dẫn rõ ràng, quyền tự chủ kinh doanh cho bên cấp tín dụng trên cơ sở bảo đảm những quy định về an toàn.
Khách hàng vay sản phẩm bán lẻ là cá nhân khơng có hệ thống sổ sách ghi chép cho nên rất khó khăn trong việc xác định năng lực tài chính của họ.
Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ hệ thống sổ sách kế tốn có một số doanh nghiệp chƣa minh bạch, chƣa đủ độ tin cậy, chƣa phản ánh đƣợc năng lực tài chính.
Trong khi đó có đƣợc thơng tin đủ độ tin cậy có giá trị cực kỳ quan trọng trong việc xem xét quyết định trƣớc khi cấp tín dụng.
* Ngân hàng thường thiếu thông tin khi quyết định cho vay
Một trong những nguyên tắc cơ bản để phịng ngừa rủi ro tín dụng nói chung là khơng hiểu rõ khách hàng thì khơng cho vay. Trƣớc khi cho vay, ngân hàng phải nắm rõ thông tin về khách hàng để từ đó có cơ sở ra quyết định cho vay hay từ chối một cách chính xác. Thơng tin về khách hàng phải đƣợc thu thập gồm: năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, ngƣời vay hoặc ngƣời đại diện, lịch sử quan hệ tín dụng… là cơ sở rất quan trọng giúp cho việc thẩm định, lựa chọn khách hàng của ngân hàng. Nếu thông tin này không đầy đủ, chính xác sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng đánh giá, thẩm định của ngân hàng. Các thông tin này phần lớn là do khách hàng cung cấp, ngân hàng tự xác nhận mức độ tin cậy bằng cách của mình từ các nguồn thơng tin khác nhau. Khách hàng càng trung thực thì độ
chính xác của thơng tin càng cao và ngân hàng sẽ ít tốn cơng sức trong việc xác nhận độ tin cậy của nó. Hiện nay Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của ngân hàng Nhà nƣớc là tổ chức duy nhất thực hiện thu thập và cung cấp thơng tin của các khách hàng có quan hệ với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, các thơng tin hiện có của CIC có độ cập nhật thơng tin khơng cao và các chỉ tiêu cịn chung chung. Những thơng tin phi tài chính hầu nhƣ khơng có. Mặt khác, do chất lƣợng thơng tin chƣa đạt yêu cầu và phải trả phí cho các mẫu tin nên các ngân hàng ít khi vấn tin CIC trong q trình thẩm định, hoặc nếu có chỉ là thơng tin tham khảo, khơng mang tính quyết định.
* Mối quan hệ giữa kết quả nghiên cứu định lượng với phân tích thống kê mô tả tại chương 2:
- Tỷ lệ TSBĐ so với số tiền vay: kết quả nghiên cứu của chƣơng này cho thấy tỷ lệ TSĐB/số tiền có mối tƣơng quan tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng, tức là tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp. Thật vậy, kết quả phân tích ở chƣơng 2 cũng chỉ ra rằng cho vay có tài sản bảo đảm có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn cho vay khơng có tài sản bảo đảm. Thực tế cũng cho thấy, các khoản vay có tài sản bảo đảm thu hồi dễ dàng hơn cho vay khơng có tài sản bảo đảm.
- Cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn khoản vay trung dài hạn: kết quả nghiên cứu ở chƣơng này chỉ ra rằng nhân tố thời hạn vay vốn (X7) có mối tƣơng quan thuận với rủi ro tín dụng. Nghiên cứu tại chƣơng 2 chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu cho vay trung dài hạn luôn cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Điều này cũng hoàn tồn phù hợp với thực tế bởi vì thời hạn cho vay càng dài thì mức độ rủi ro càng cao.
Kết luận chƣơng 3:
Chƣơng 3 đã trình bày đƣợc việc lựa chọn mơ hình nghiên cứu Hồi quy Logistic nhị nguyên phù hợp với yêu cầu nghiên cứu là có xảy ra rủi ro hay không đối với các khoản vay. Kết quả phân tích đã chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng dựa trên mẫu nghiên cứu thu thập đƣợc từ nguồn dữ liệu của BIDV và hồ sơ lƣu tại chi nhánh Hậu Giang.
Trong chƣơng này cũng đã chỉ ra đƣợc mối liên quan giữa phân tích định lƣợng với phƣơng pháp nghiên cứu thống kê mô tả tại chƣơng 2 và phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên nghiên cứu định lƣợng chỉ dừng lại ở việc cho kết quả là tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng, chƣa thiết lập đƣợc mơ hình dự báo rủi ro tín dụng.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG