Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
4.2. Một số giải pháp
4.2.2. Một số giải pháp về xử lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu Giang
Làm kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay, không ai dám chắc rằng không gặp phải rủi ro. Dù đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế hay ngăn ngừa rủi ro nhƣng phát sinh rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với các NHTM nói chung và chi nhánh Hậu Giang nói riêng. Đề nghị một số giải pháp xử lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh nhƣ sau:
- Các phịng QHKH cần phân tích các khoản nợ xấu theo nguyên nhân phát sinh và khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý phù hợp trƣớc khi chuyển sang phịng QLRR.Bởi vì chỉ có cán bộ QHKH trực tiếp thực hiện mới nắm thật rõ hoàn cảnh của khách hàng, từ đó việc xử lý mới có hiệu quả.
- Cần phải tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng ngay từ các buổi làm việc trực tiếp với khách hàng khi nợ xấu phát sinh. Thực tế cho thấy rằng, các buổi làm việc giữa ngân hàng và khách hàng mà có sự tham gia của chính quyền địa phƣơng thì bao giờ cũng đạt hiệu quả cao hơn. Chi nhánh Hậu Giang có lợi thế là một chi nhánh của NHTM nhà nƣớc, đầu tƣ vốn cho phát triển kinh tế của địa phƣơng, nên thƣờng đƣợc địa phƣơng quan tâm hỗ trợ hơn các NHTM CP. Dù vậy, cho đến nay việc liên hệ hỗ trợ cũng chỉ dựa vào quan hệ quen biết nên phụ thuộc rất nhiều vào một vài cá nhân, khi có sự ln chuyển cơng tác sẽ mất thời gian để tạo mối quan hệ khác. Cho nên cần ký hợp đồng dịch vụ với cơ quan chính quyền địa phƣơng trong việc hỗ trợ xử lý nợ xấu và có cơ chế tài chính rõ ràng cho hoạt động này.
- Bộ phận xử lý nợ xấu tại phòng QLRR của chi nhánh phải đƣợc thực hiện bởi những cán bộ thật sự giỏi chuyên môn, am hiểu pháp luật và kinh nghiệm thực tế. Đồng thời phải xây dựng một quy trình xử lý các khoản nợ xấu chi tiết, bài bản để cán bộ dễ thực hiện. Xử lý nợ xấu là một cơng việc khơng dễ dàng, khơng có trƣờng hợp nào giống trƣờng hợp nào. Cho nên chi nhánh không thể áp dụng một biện pháp cho tất cả mọi đối tƣợng khách hàng, mà mỗi trƣờng hợp cụ thể cần phải sử dụng một biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, để đạt đƣợc mục đích cuối cùng là thu hồi đƣợc nợ.
- Kiên quyết khởi kiện đối với các trƣờng hợp khơng thiện chí, chây ì trong việc trả nợ. Việc này phải đƣợc chuẩn bị tốt khâu rà soát củng cố hồ sơ pháp lý để đảm bảo kết quả có lợi cho ngân hàng và tập trung khởi kiện có trọng điểm, tránh khởi kiện tràn lan gây khó khăn, quá tải cho cơ quan pháp luật.
- Đối với những khoản vay hồn tồn khơng cịn khả năng thu hồi thì lấy nguồn dự phịng để bù đắp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính. Tuy nhiên, cần
phải hết sức lƣu ý là mặc dù các khoản nợ đã đƣợc xử lý bằng nguồn dự phòng và chuyển ra ngoại bảng nhƣng tuyệt đối không đƣợc tiết lộ cho khách hàng hoặc điạ phƣơng biết dƣới bất kỳ hình thức nào và vẫn phải tiếp tục bám sát khách hàng để thu nợ.
Kết luận chƣơng 4:
Trên cơ sở phân tích thống kê mơ tả về thực trạng hoạt động TDBL tại chi nhánh BIDV Hậu Giang ở chƣơng 2, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro TDBL ở chƣơng 3, chƣơng 4 đã đƣa ra đƣợc những giải phảp nhằm hạn chế rủi ro TDBL. Những giải pháp này đã đáp ứng đƣợc hai yêu cầu là vừa phòng ngừa vừa xử lý đƣợc rủi ro hồn tồn có thể thực hiện đƣợc với tình hình thực tế tại chi nhánh, trong đó có đề cập đến một vấn đề hết sức quan trọng hết sức quan trọng đối với mọi tổ chức đó là con ngƣời.
PHẦN KẾT LUẬN
Với mục tiêu chung đƣợc đặt ra là phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro TDBL nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hậu Giang, trong đề tài này tác giả đã sử dụng cả nghiên cứu định lƣợng và định tính để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu và đã đạt đƣợc những mục tiêu đề ra.
Bằng cách sử dụng mơ hình hồi quy Logistic nhị nguyên, đề tài đã chỉ ra đƣợc mối tƣơng quan giữa khả năng xảy ra rủi ro TDBL với các yếu tố ảnh hƣởng. Từ kết quả thu đƣợc qua phân tích hồi quy, kết hợp với những tài liệu có độ chính xác cao, đề tài đã xác định đƣợc một số nguyên nhân chính gây ra rủi ro TDBL của Chi nhánh, bao gồm cả các nguyên nhân từ phía ngân hàng và nguyên nhân từ khách hàng. Bên cạnh đó cũng cịn nhiều ngun nhân xuất phát từ phía ngân hàng nhƣ chấp hành khơng nghiêm các quy chế, quy trình tín dụng; có yếu tố rủi ro xuất phát từ đạo đức của cán bộ ngân hàng... Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng kết quả thống kê tại các báo cáo nội bộ về các rủi ro trong hoạt động TDBL thực tế đã từng xảy ra tại chi nhánh và cả hệ thống BIDV.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những mặt tồn tại và xác định đƣợc những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro TDBL. Đề tài cũng đã đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro TDBL của Chi nhánh. Các giải pháp đề ra phân định rõ ràng giữa ngăn ngừa và xử lý rủi ro và hồn tồn có thể thực hiện đƣợc với điều kiện hiện tại của Chi nhánh.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, luận văn chỉ dừng lại ở việc phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro TDBL, chƣa mở rộng phân tích các yếu tố tác động đến RRTD nói chung cho tồn chi nhánh. Đồng thời, luận văn cũng chƣa phân tích xác xuất xảy ra rủi ro TDBL nhằm xây dựng một mơ hình dự báo rủi ro phục vụ cho công tác điều hành, hoạch định chiến lƣợc phát triển TDBL tại chi nhánh. Đây cũng là vấn đề gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hƣơng (2000),
Tiền tệ - Ngân hàng II, NXB Thống kê.
2. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB lao động xã hội. 3. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình kinh tế lượng, NXB văn hóa thơng tin
TP.HCM.
4. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tƣ pháp Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Tiến, Tơ Kim Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn, Tơ Thị Bích Ngọc, Trần Thị Liên (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê Hà
Nội.
6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, NXB Thống kê.
7. Lê Văn Tƣ, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (2000), Ngân hàng thương mại, NXB
Thống kê TP. HCM.
8. Lê Khắc Trí (2007), Bán bn và bán lẻ tín dụng ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển, NXB Văn hóa Thơng tin.
9. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên năm 2010, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
10. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hậu Giang (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo tổng kết năm, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hậu
Giang.
11. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hậu Giang (2011), Báo cáo sơ kết 6
tháng đầu năm 2011, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hậu Giang.