Kinh nghiện hạn chế rủi ro tín dụn gở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 28)

1.3.1 Các khuyến nghị của Ủy ban Basel vế quản trị rủi ro tín dụng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS) được thành lập từ năm 1975 theo khởi xướng của các thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm G10. Hiện nay, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng được quốc tế công nhận là cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng khuyến nghị bởi Ủy ban Basel tập trung vào các vấn đề sau:

1. 3.1.1 Thiết lập mơi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt

Vai trò của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc ngân hàng trong việc hoạch định và thực thi các chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng.

 Nhận dạng và quản trị rủi ro tín dụng trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng.

1.3.1.2 Điều hành một qui trình cấp phát tín dụng đúng và chuẩn xác

 Thiết lập các tiêu chí cấp tín dụng đúng đắn.  Thiết lập và quản lý các hạn mức tín dụng.  Thiết lập qui trình cấp tín dụng đúng.

 Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm sốt được.

1.3.1.3 Duy trì một qui trình đo lường và giám sát tốt hoạt động tín dụng

 Hệ thống quản trị bám sát theo các rủi ro phát sinh trong danh mục tín dụng

 Hệ thống giám sát tín dụng về các khả năng tín dụng có thể xảy ra, bao gồm cả sự dự phòng và dự bị tổn thất.

 Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.

 Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích để quản trị và đo lường rủi ro tín dụng.

 Hệ thống giám sát tồn diện về các thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng.

 Đánh giá các khoản tín dụng có xét đến sự thay đổi tiềm ẩn trong tương lai về tình hình kinh tế.

1.3.1.4 Đảm bảo sự kiểm sốt đầy đủ đối với rủi ro tín dụng

 Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ.

 Đảm bảo chức năng cấp phát tín dụng đang được quản lý một cách đúng đắn.

 Hệ thống quản trị các vấn đề tín dụng và các tình huống khác nhau của tín dụng.

1.3.1.5 Vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng

Thiết lập bộ phận đánh giá một cách độc lập về các chiến lược, chính sách, thực hiện, thủ tục liên quan đến cấp phát tín dụng và quản lý theo công việc của danh mục tín dụng.

1.3.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số nước

1.3.2.1 Hạn chế rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức phát vay

Để phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem xét thường xuyên của ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay.

 Tại Hồng Kông, Singapore và Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

 Tại Ấn Độ: giới hạn cho vay đối với khách hàng đơn lẻ ở mức 15% vốn tự có của ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 40% vốn tự có của ngân hàng.

 Tại Hàn Quốc: giới hạn cho vay đối với khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng. Tổng các dư nợ lớn hơn 10% vốn tự có ngân hàng khơng được vượt q 5 lần vốn tự có ngân hàng.

 Tại Malaysia: giới hạn chung cho vay ở mức 25% vốn tự có ngân hàng. Tổng các dư nợ lớn hơn 15% vốn tự có ngân hàng không được vượt quá 50% tổng danh mục cho vay.

1.3.2.2 Hạn chế rủi ro tín dụng bằng việc tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng thận trọng

Bên cạnh biện pháp đặt ra hạn mức phát vay để quản trị vấn đề tập trung tín dụng, các nước cịn đặt ra các ngun tắc tín dụng thận trọng. Cụ thể như sau:

 Tại Hồng Kông: giới hạn vay cho các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp. Tổng dư nợ vay cho các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có ngân hàng.

 Tại Ấn Độ: giới hạn tài trợ 5% trong tổng vốn ứng trước.

 Tại Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đơng ở mức 25% vốn tự có ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sỡ hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có ngân hàng.

 Tại Malaysia: việc phát vay cho các cổ đông hoặc các đối tác là bị cấm.  Tại Singapore : ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính. Cũng khơng được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có ngân hàng.

1.3.2.3 Hạn chế rủi ro tín dụng bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Ví dụ về việc thực hiện các hoạt động này tại các nước:

 Tại Hồng Kông, Hàn Quốc: sử dụng mơ hình CAMEL (Capital- vốn, Assests – tài sản, Management- quản lý, Earnings- thu nhập, Liquidity- thanh khoản and Stress testing- thử nghiệm chịu đựng cực điểm) để đánh giá.

 Tại Ấn Độ: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay bất động sản hàng tháng, báo cáo hàng quý.

 Tại Malaysia: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay, báo cáo hàng tháng.

 Tại Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý.

 Tại Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học trong và ngoài nước, đề tài đã tổng hợp và trình bày khái quát những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Đề tài để trình bày và đưa ra các khái niệm, phân loại rủi ro, nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng. Từ đó, đề tài đã giớ thiệu các phương pháp được sử dụng trong công tác quản trị rủi ro hiện nay, các nguyên tắc được khuyến nghị của Ủy ban Basel, và các bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro của các nước trên thế giới.

Dựa trên các cơ sở lý luận được trình bày trong chương này, đề tài nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Thành lập ngày 01/04/1963, theo quyết định 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý ngoại hối NHNN, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Vietcombank ln giữ vai trị chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 09 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương, Vietco mb an k sẽ được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của một ngân hàng TMCP, phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và các qui định của pháp luật có liên quan, được áp dụng mơ hình quản trị theo thơng lệ quốc tế tốt nhất nếu khơng có xung đột với luật pháp Việt Nam. Việc hình thành Tập đồn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam do Hội đồng quản trị của Vietcombank quyết định. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Vietcombank là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.

Vietcombank đã chính thức hoạt động ngày 02 /06/2008, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26 /12/2009. Sau 47 năm hoạt động, Vietcombank đã phát triển thành một ngân hàng đa năng. Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, Vietcombank đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản

lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v..

Từ một ngân hàng chuyên doanh phụ vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm: 01 Hội sở chính tại Hà Nội, 01 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên tồn quốc, 03 Cơng ty con ở trong nước,2 Công ty con ở nước ngoài, 1 Văn phòng đại diện tại Singapore; 04 Công ty liên doanh,02 công ty liên kết. Bên cạnh đó VCB cịn phát triển một hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hổ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, Vietcombank cịn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Nam

2.2.1 Thực trạng huy động vốn

Công tác huy động vốn của NH đã đạt được một số thành công nhất định trong giai đoạn 2009-2011 như sau:

Trong năm 2009, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo Vietcombank đã quán triệt trong tồn hệ thống coi cơng tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Ban lãnh đạo cũng đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trong hệ thống nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn. Kết quả cụ thể như sau: Tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của Vietcombank năm 2009 tăng 17,5%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) đạt 169.457 tỷ quy đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2008. Huy động VND từ khách hàng tăng 18,8% so với năm trước. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá

tốt (+34,5%) là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm, và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống.

Ngay từ đầu năm 2010, Vietcombank đã xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm. Triển khai nhiệm vụ này, trong năm 2010, Vietcombank đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh, đồng thời tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống cơng nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn. Các chi nhánh Vietcombank đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Kết quả là, nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng rất tốt. Huy động từ nền kinh tế đạt hơn 208.320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2009 - đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm, đạt kế hoạch do hội đồng quản trị đề ra. Huy động vốn VND liên tục tăng trưởng cao và đều đặn. Đặc biệt trong năm 2010, huy động vốn từ dân cư đạt kết quả khá khả quan với số dư đạt 98.880 tỷ quy đồng, tăng 28,5% so với năm trước. Số dư huy động từ TCKT đạt 108.172 tỷ, tăng 16,3%. Huy động vốn từ liên ngân hàng đạt 69.600 tỷ quy đồng, tăng 13,3% so với năm 2009.

Tính đến 31/12/2011, huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank đạt 241.700 tỷ quy đồng, tăng cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của tồn ngành (16% so với 11% toàn ngành). Đặc biệt, huy động vốn từ dân cư đạt 121.587 tỷ đồng, tăng 23,0%, chiếm tỷ trọng 50,4% huy động vốn từ nền kinh tế. Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu của Vietcombank. Huy động vốn từ TCKT đạt 120.113 tỷ đồng, tăng 9,7% và đạt 90,3% kế hoạch năm. Huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 86.829 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cuối năm 2010.

Sơ đồ 2.1. Huy động vốn của NH TMCP NT trong giai đoạn 2009 – 2011

2.2.2 Tình hình dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng của NH tăng trưởng đều qua các năm: Từ 141.621 tỷ đồng trong năm 2009 đến 209.418 tỷ đồng trong năm 2011. Cụ thể như sau:

 Trong năm 2009, Dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 141.621 tỷ quy đồng, tăng 25,6%. Tỷ trọng sử dụng vốn trên thị trường I trong tổng sử dụng vốn đạt 55,4%. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Vietcombank trong năm 2009 cịn 23,6%. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng (37,7%), nhưng vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

 Trong năm 2010, vốn tín dụng của Vietcombank ln đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. Vietcombank cũng được biết đến là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành quan trọng như dầu khí, điện lực, sắt thép, xăng dầu, thủy điện và nông nghiệp v.v…Đồng thời, Vietcombank cũng là ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của Vietcombank năm 2010 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tính đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng đạt 176.814 tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2009, hoàn thành kế hoạch HĐQT đề ra.

169.457 208.320 214.700 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2009 2010 2011 Huy động vốn Huy động vốn

 Trong năm 2011, với vai trò là một Ngân hàng thương mại lớn, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách kiểm sốt tăng trưởng tín dụng của NHNN, Vietcombank luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vietcombank đa xây dựng kế hoạch tăngtrưởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soát trần dư nợ cho từng chi nhánh, giảm chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ đối với chi nhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngoại tệ cho vay trung dài hạn nhằm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và đảm bảo an tồn thanh khoản cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2011, dư nợ tín dụng đạt 209.418 tỷ quy đồng, tăng 18,4%, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, duy trì được thị phần 8,1% tồn ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)