Thanh toán xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 45)

1. 3.1 Thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

2.2.3.2 Thanh toán xuất nhập khẩu

Năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thối tồn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước bị sụt giảm - giảm 13,2% so với năm 2008, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 9,9% và nhập khẩu giảm 15,8%. Trong bối cảnh chung, hoạt động thanh toán của Vietcombank cũng không tránh khỏi sự tụt giảm. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác. Doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu của tồn hệ thống Vietcombank đạt 25,62 tỷ USD, giảm 23,8% so với năm 2008. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 12,46 tỷ USD, giảm 28,7% so với năm trước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 13,16 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2008. Mặc dù vậy Vietcombank vẫn duy trì thị phần lớn trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: thị phần thanh toán xuất nhập khẩu chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 2009; trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm 22% thị phần cả nước, doanh số thanh toán nhập khẩu chiếm 19,1% .

Năm 2010, Vietcombank đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lí phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu qua Vietcombank. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trong năm 2010 đạt 31 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2009, vượt 12% kế hoạch đề ra, và duy trì được thị phần 20% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2010 qua Vietcombank đạt 16,5 tỷ USD,

tăng 31,6% so với năm 2009, chiếm 23% thị phần thanh toán xuất khẩu. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 14,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, chiếm thị phần hơn 17% /tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Các thị trường giao dịch chủ yếu qua Vietcombank là Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn quốc, Trung quốc và Châu Âu.

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2011 nhiều bất ổn, việc quy định hạn chế đối với các đối tượng cho vay nhập khẩu của Nhà nước đa gây khơng ít khó khăn cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung. Tuy nhiên, với những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng cao, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank vẫn duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ và giữ vị trí đứng đầu. Trong năm, Vietcombank cũng triển khai các chương trình tín dụng tập trung cho xuất khẩu và tăng cường giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thanh tốn tới khách hàng thơng qua việc tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực, quảng bá dịch vụ tài trợ thương mại. Kết quả là, năm 2011 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank đạt38,8 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm trước, chiếm thị phần 19,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Đặc biệt, doanh số thanh toán xuất khẩu qua Vietcombank tăng mạnh (32,3%) so với năm ngoái, chiếm 22,6% thị phần cả nước. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trải rộng trên khắp các thị trường Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Châu Âu …

Bảng 2.6. Kết cấu thanh toán XNK của Vietcombank trong giai đoạn 2009– 2011

(Đơn vị tính: Tỷ USD)

2009 2010 2011

Thanh toán xuất nhập khẩu 25,62 31 38,8

Thanh toán xuất khẩu 12,46 16,5 21,83

Sơ đồ 2.7. Kết cấu thanh toán XNK của Vietcombank trong giai đoạn 2009 –

2011 2.2.3.3 Kiều hối

Năm 2009, tổng doanh số chuyển tiền kiều hối đến trực tiếp cho khách hàng cá nhân là 1.016 triệu USD.

Năm 2010, chuyển tiền cá nhân vẫn là dịch vụ mạnh của Vietcombank, tổng doanh số chuyển tiền kiều hối cho khách hàng cá nhân gần 1,2 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2009.

Năm 2011, dịch vụ chuyển tiền kiều hối tiếp tục là thế mạnh của Vietcombank với doanh số chuyển tiền trong năm đạt 1,43 tỷ USD, chiếm thị phần 15% cả nước.

Bảng 2.7. Doanh số kiều hối của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2011

(Đơn vị tính: Tỷ USD) 2009 2010 2011 Kiều hối 1,016 1,2 1,43 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Thanh toán XNK Thanh toán XK Thanh toán NK

25,62 12,46 13,16 31 16,5 14,5 38,8 21,83 16,97 2009 2010 2011

Sơ đồ 2.8. Doanh số kiều hối của Vietcombank trong giai đoạn 2009 - 2011

2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương VN 2.3.1 Chỉ tiêu an toàn 2.3.1 Chỉ tiêu an toàn

Theo báo cáo tài chính của Vietcombank, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động vốn qua 3 năm 2009 - 2011 luôn tăng, đồng thời tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, ngân hàng đang sử dụng vốn ngày càng hiệu quả và an tồn. Bên cạnh đó, chỉ tiêu Hệ số an toàn vốn (CAR) cũng đáp ứng được yêu cầu của Basel II.

Bảng 2.8. Chỉ số an toàn trong giai đoạn 2009 – 2011

2009 2010 2011

Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn 83,57% 84,88% 86,68%

Tỷ lệ nợ xấu 2,47% 2,83% 2,03% Hệ số an toàn vốn CAR 8,11% 9,00% 11,40% 0 0.5 1 1.5 2009 2010 2011 1,016 1,2 1,43

STA

Sơ đồ 9. Chỉ số an toàn trong giai đoạn 2009 – 2011

2.3.2 Nợ quá hạn – Tỷ lệ Nợ quá hạn

Trong giai đoạn 2009-2011, các nhóm nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu báo hiệu công tác quản trị rủi ro của ngân hàng đang khơng tốt. Nợ có khả năng mất vốn tuy có xu hướng giảm nhưng khơng nhiều.

Do đó, Nợ quá hạn tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kết cấu nợ của Vietcombank. Tỷ lệ nợ quá hạn của Vietcombank tăng hơn gấp đôi trong 3 năm 2009-2011, từ 8,14% trong năm 2009 đến 16,74% trong năm 2011. Điều này cho thấy sự yếu kém trong công tác quản trị nợ của NH.

2,47% 2,83% 2,03% 8,11% 9,00% 11,40% 83,57% 84,88% 86,68% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011

Tỷ lệ nợ xấu Hệ số an toàn vốn CAR Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn

Bảng 2.9. Kết cấu nợ quá hạn của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2011 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) (Đơn vị tính: Tỷ đồng) 2009 2010 2011 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nợ cần chú ý 8.033,742 5,67% 17.515,340 9,91% 30.808,944 14,71% Nợ dưới tiêu chuẩn 440,649 0,31% 1.022,348 0,58% 1.257,457 0,60% Nợ nghi ngờ 394,977 0,28% 300,389 0,17% 653,072 0,31% Nợ có khả năng mất vốn 2.663,058 1,88% 3.682,810 2,08% 2.347,430 1,12% Nợ quá hạn 11.532,426 8,14% 22.520,887 12,74% 35.066,903 16,74%

Sơ đồ 2.10. Tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn 2009 – 2011

2.3.3 Nợ xấu - Tỷ lệ nợ xấu

Trong giai đoạn 2009-2011, Vietcombank đã không ngừng cải thiện, ứng dụng việc phân loại nợ và tăng cường cơng tác rà sốt, quản lý chất lượng tín dụng. Do đó, chất lượng tín dụng của Vietcombank có xu hướng tăng, thề hiện qua tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm như sau:

Trong năm 2009, Vietcombank đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro v.v.. Kết quả là chất lượng tín dụng của Vietcombank trong năm 2009 được cải thiện đáng kể. Đến 31/12/09 tỷ lệ nợ xấu là 2,47% - thấp hơn nhiều so với mức 4,61% vào cuối năm 2008, thấp hơn mức dự kiến mà Đại hội đồng cổ đông cho phép là 3,5%.

Trong năm 2010, Vietcombank thường xuyên chú trọng quản lí chất lượng tín dụng. Thông qua việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7-QĐ 493, chất lượng tín dụng của Vietcombank được cải thiện. Tỉ lệ nợ xấu ở mức 2,83% thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch do HĐQT đề ra. Tỷ lệ nợ xấu 2010 cao hơn 2009 chủ yếu là do

5,67% 9,91% 14,71% 1,88% 2,08% 1,12% 8,14% 12,74% 16,74% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 2009 2010 2011

Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn Nợ quá hạn

thay đổi phương pháp phân loại nợ, thể hiện quan điểm thận trọng hơn của Vietcombank.

Trong năm 2011, Vietcombank tăng cường công tác rà soát và đánh giá rủi ro tạicác đơn vị; Bám sát tình hình biến động trên thị trường để đưa ra những phân tích, dự báo về rủi ro thị trường, thanh khoản, .... Tăng cường công tác quản lí chất lượng tín dụng của các chi nhánh. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, trả nợ ngân hàng theo cam kết. Tiếp tục nâng cao, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát từ xa, theo dõi thường xuyên các hoạt động của Ngân hàng, của tất cả các chi nhánh, công ty trực thuộc.Tỉ lệ nợ xấu là 2,03%, đạt kế hoạch khống chế dưới mức 2,8% do Đại hội đồng Cổ đông đề ra.

Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2011

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) 2009 2010 2011 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nợ dưới tiêu chuẩn 440,649 0,31% 1.022,348 0,58% 1.257,457 0,60% Nợ nghi ngờ 394,977 0,28% 300,389 0,17% 653,072 0,31% Nợ có khả năng mất vốn 2.663,058 1,88% 3.682,810 2,08% 2.347,430 1,12% Nợ xấu 3.498,684 2,47% 5.005,547 2,83% 4.257,959 2,03%

Sơ đồ 2.11. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2011

2.3.4 Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng của Vietcombank trong giai đoạn 2009-2011 có xu hướng tăng. Tuy nhiên chỉ số này vẫn nằm trong giớ hạn an toàn. Tổng dư nợ tín dụng chỉ bằng khoảng 57.11% tổng tài sản của NH.

Bảng 2.11. Hệ số RRTD của Vietcombank trong giai đoạn 2009 - 2011

2009 2010 2011

Hệ số RRTD 55.43% 57.50% 57.11%

Sơ đồ 2.12. Hệ số RRTD của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2011

0,31% 0,58% 0,60% 0,28% 0,17% 0,31% 1,88% 2,08% 1,12% 2,47% 2,83% 2,03% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 3.0% 2009 2010 2011

Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn Nợ xấu

55,43% 57,50% 57,11% 54% 55% 55% 56% 56% 57% 57% 58% 58% 2009 2010 2011 Hệ số RRTD

2.3.5 Dự phòng rủi ro tín dụng

2.3.5.1 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng

Trong giai đoạn 2009-2011, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng lên đáng kể, từ 788.513 triệu đồng năm 2009 lên 3.473.529 triệu đồng năm 2011. Điều này cho thấy, rủi ro tín dụng của Vietcombank đang có những nguy cơ tiềm ẩn. Trong cơ cấu chi phí rủi ro tín dụng của Vietcombank, dự phịng cho vay khách hàng ln chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng từ khách hàng vay luôn là mối quan tâm hàng đầu của NH.

Bảng 2.12. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2011

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

2009 2010 2011

Dự phịng chung rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác

Hồn nhập dự phịng 2.971 5.266 (13.414)

Dự phòng cụ thể rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác

Trích lập dự phịng - (4.490) 4.490

Dự phòng chung rủi ro cho vay khách hàng

Trích lập dự phịng (297.245) (199.299) (168.850)

Dự phòng cụ thể rủi ro cho vay khách hàng

Trích lập dự phịng (403.959) (1.044.571) (3.407.041)

Dự phòng giảm giá tài sản xiết nợ

Hồn nhập dự phịng (4.033) 27.601 -

Dự phịng rủi ro cho cơng nợ tiềm ẩn và các cam kết ngoại bảng

Trích lập dự phòng (86.247) (168.760) 111.286 Tổng cộng (788.513) (1.384.183) (3.473.529)

2.3.5.2 Dự phòng rủi ro cho vay và ứng trước khách hàng

Các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng được trình bày trên bảng cân đối kế tốn hợp nhất theo số dư nợ gốc trừ dự phòng rủi ro tín dụng.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 (“Quyết định 493”), được sửa đổi và bổ sung bằng Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của NHNN (“Quyết định 18”), dự phòng cụ thể cho rủi ro tín dụng được tính dựa trên tỷ lệ dự phịng theo việc phân loại nhóm nợ cho các khoản nợ vay gốc sau khi đa trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã được chiết khấu:

Tỷ lệ dự phịng

 Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 0%  Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 5%

 Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 20%  Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 50%

 Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn 100%

Đến thời điểm 31/12/2009, Vietcombank đã trích đủ 100% dự phịng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2009 theo Báo cáo kiểm toán hợp nhất là 4.625 tỷ đồng trong đó dự phịng chung là 1.072 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 3.553 tỷ đồng. Trong năm, Vietcombank đã tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi nợ và số tiền thu hồi được ghi vào thu nhập bất thường là 148 tỷ đồng.

Đến thời điểm 31/12/2010, Vietcombank đã trích đủ 100% dự phịng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dư quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2009 theo báo cáo kiểm toán hơp nhất là 5.572 tỷ đồng trong đó dự phịng chung là 1.279 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 4.293 tỷ đồng.

Đến thời điểm 31/12/2011, Vietcombank đã trích đủ dự phịng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2011 theo Báo cáo kiểm tốn hợp nhất là

5.328 tỷ đồng, trong đó dự phòng chung là 1.464 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 3.864 tỷ đồng.

Bảng 2.13. Chi phí dự phòng của Vietcombank trong giai đoạn 2009 - 2011

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

2009 2010 2011

Số dư đầu kỳ 761.510 1.072.050 1.279.097

Trích lập dự phịng 297.245 199.229 168.850

Chênh lệch đánh giá lại tỷ giá 8.071 7.818 16.488 Biến động khác 5.224 - Dự phòng chung 1.072.050 1.279.097 1464.435 Dự phòng cụ thể 3.553.070 4.293.491 3.863.719 Dự phòng cho vay khách hàng 4.625.120 5.572.588 5.328.154

Sơ đồ 2.13. Chi phí dự phịng của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2011

2.4 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCPNT

Ở các nước trên thế giới, hầu như tất cả các ngân hàng hiện đại đều xây dựng các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, lĩnh vực mang lại nhiều rủi ro nhất, các ngân hàng đều xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và dĩ nhiên trong các chiến lược đó thì các ngân hàng

1.072.050 1.279.097 1.464.435 3.553.070 4.293.491 3.863.719 4.625.120 5.572.588 5.328.154 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 2009 2010 2011 Dự phòng chung Dự phòng cụ thể Dự phịng cho vay khách hàng

đều tính đến phương pháp chấp nhận mức độ rủi ro nhất định trong hoạt động cho vay.

Tuy nhiên, vấn đề chính của chiến lược quản trị rủi ro là làm sao hạn chế được rủi ro và có chính sách hợp lý để đo lường rủi ro tiềm ẩn đó. Những vấn đề chính của chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là:

Quy định giới hạn tín dụng đối với một khách hàng: là mức tổng dư nợ tối đa

mà Vietcombank có thể cấp cho khách hàng (khơng bao gồm dự án đầu tư).

Phân vùng đầu tư: Vietcombank quy định vùng đầu tư cho từng chi nhánh

theo địa giới hành chính.

Xác định thẩm quyền phê duyệt tín dụng: thẩm quyền phê duyệt tín dụng cho vay đối với mỗi chi nhánh được quy định cụ thể tùy thuộc địa bàn hoạt động và năng lực quản lý.

Mức dư nợ tối đa từng chi nhánh: căn cứ vào tiềm năng phát triển kinh tế và

năng lực quản trị rủi ro, Tổng Giám đốc quy định mức dư nợ tín dụng tối đa cho từng chi nhánh. Chi nhánh không được cho vay vượt giới hạn dư nợ tối đa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)