1. 3.1 Thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt
1.3.2.3 Hạn chế rủi ro tín dụng bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát
Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Ví dụ về việc thực hiện các hoạt động này tại các nước:
Tại Hồng Kông, Hàn Quốc: sử dụng mơ hình CAMEL (Capital- vốn, Assests – tài sản, Management- quản lý, Earnings- thu nhập, Liquidity- thanh khoản and Stress testing- thử nghiệm chịu đựng cực điểm) để đánh giá.
Tại Ấn Độ: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay bất động sản hàng tháng, báo cáo hàng quý.
Tại Malaysia: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay, báo cáo hàng tháng.
Tại Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý.
Tại Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học trong và ngoài nước, đề tài đã tổng hợp và trình bày khái quát những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Đề tài để trình bày và đưa ra các khái niệm, phân loại rủi ro, nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng. Từ đó, đề tài đã giớ thiệu các phương pháp được sử dụng trong công tác quản trị rủi ro hiện nay, các nguyên tắc được khuyến nghị của Ủy ban Basel, và các bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro của các nước trên thế giới.
Dựa trên các cơ sở lý luận được trình bày trong chương này, đề tài nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM