Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC việt nam (Trang 30 - 31)

1.1 Giới thiệu về thẻ thanh toán

1.1.6.2 Nhân tố chủ quan

Hầu hết người tiêu dùng vẫn có thói quen dùng ATM để rút tiền và tiến hành giao dịch bằng tiền mặt. Số lượng giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ qua hệ thống ATM chiếm đến 80% số lượng giao dịch thẻ thực hiện. Điều đó có nghĩa là ATM chỉ như một chỗ giữ tiền để có thể rút ra bất kỳ lúc nào, chứ chưa trở thành ví tiền để có thể thanh toán một cách trực tiếp.

Mặc dù các ngân hàng đua nhau khuyến mãi, mời chào và tiếp thị tận nơi nhưng tỷ lệ mở tài khoản tại ngân hàng của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với chuẩn quốc tế (mới có khoảng 6% số người có tài khoản tại ngân hàng), trong khi đó tại một số nước trong khu vực Asian như Singapore tỷ lệ người sử dụng thẻ tín dụng chiếm 95%, Malaysia 55% và Thái Lan khoảng 46%.

Theo giới ngân hàng, số thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ quốc tế phát hành ở Việt Nam đang tăng mạnh trong vài năm gần đây, tuy nhiên số người dùng thẻ mới chỉ chiếm khoảng hơn 1% so với dân số cả nước.

Tiện ích của việc dùng thẻ trong thanh toán là rõ ràng nhưng khách hàng sử dụng thẻ chưa nhiều. Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, việc dùng thẻ hiện nay trên lý thuyết là liên thơng thanh tốn giữa các ngân hàng nhưng thực tế không giao dịch được. Trong khi đó nhiều khách hàng đang dùng thẻ cho rằng, do đặc tính của các thẻ tín dụng do các ngân hàng phát hành khác nhau nên nhiều khách hàng cùng lúc có tới năm đến bảy chiếc thẻ khác nhau để trong ví, gây phiền hà và tốn cơng cất giữ.

Bên cạnh đó, việc chấp nhận thanh tốn thẻ hiện nay cịn hạn chế, phần nhiều mới chỉ được thực hiện ở các công ty, trung tâm thương mại lớn nên chưa thuận tiện cho người sử dụng.

Tỷ lệ người dùng thẻ ở Việt Nam chưa cao là do ảnh hưởng thói quen dùng tiền mặt trong giao dịch, do tham khoản lợi trước mắt nên các đơn vị chấp nhận thẻ tại Việt Nam vẫn có nơi tính phí đối với khách hàng dùng thẻ tín dụng để thanh tốn mặc dù Hiệp hội Thẻ tín dụng Việt Nam đã cố gắng ngăn chặn việc này. Ngồi ra,

cịn do các tổ chức tín dụng và ngân hàng chưa đẩy mạnh mảng tín dụng tín chấp trong giai đoạn này.

Hiện tại, thị trường Việt Nam vẫn trong giai đoạn ban đầu đề người dân làm quen với giao dịch thẻ nói chung và thẻ tín dụng nói riêng. Theo giới quản trị ngân hàng, các sản phẩm cho vay tiêu dùng, các sản phẩm quản lý tài chính, quỹ đầu tư, thẻ tín dụng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Mặt khác, các ngân hàng cũng đang ráo riết đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp các dịch vụ nên thị trường tài chính sẽ có những cuộc cạnh tranh tìm khách hàng quyết liệt. Tuy nhiên đây là dự báo cho tương lai gần còn hiện tại thì tiềm năng vẫn chưa được sử dụng hết, trong đó có thị trường thẻ tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)