Tăng cường năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 73 - 76)

3.2 Giải pháp nhằm phát triển thị trường TPDN Việt Nam

3.2.1.7 Tăng cường năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Phần bù rủi ro cộng thêm cho các công cụ nợ mà doanh nghiệp phát hành dựa trên bậc rủi ro của doanh nghiệp do tổ chức ĐMTN xếp loại. Nếu đường cong lãi suất chuẩn được xây dựng mà hệ thống ĐMTN chưa được hồn thiện thì vẫn chưa thể áp dụng đường cong này để xác định lãi suất cho các công cụ nợ khác trên thị trường. Lý do là chưa có mức xếp loại doanh nghiệp để xác định và áp mức bù lãi suất cho trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành. Vì vậy, hệ thống ĐMTN cần phải được xây dựng và hoàn thiện song song với việc xây dựng đường cong lãi suất chuẩn, hệ thống tín nhiệm chính là điều kiện đủ để đường cong lãi suất chuẩn phát huy đầy đủ vai trị trên thị trường tài chính Việt Nam.

3.2.1.7 Tăng cường năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp phát hành trái phiếu phiếu

TPDN là một chứng khốn nợ, do đó doanh nghiệp phải có nghĩa vụ hồn trả cho trái chủ khi đến hạn. Vì vậy, để bảo đảm khả năng thanh toán nợ và lãi trái phiếu đúng hạn, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phải tăng cường năng lực quản trị rủi ro của mình, nhất là về các mặt quản trị sau:

Quản trị rủi ro tài chính

Trước hết, căn cứ vào chiến lược và kế hoạch kinh doanh tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tài chính tương ứng để có thể huy động vốn cho phù hợp với nhu cầu đầu tư và phục vụ kế hoạch kinh doanh đó. Thơng thường kế hoạch tài chính của doanh nghiệp nên có thời hạn từ 3 – 5 năm, trong đó kế hoạch huy động vốn là rất quan trọng vì vốn là điều kiện tiên quyết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì ổn định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chưa chú trọng và ít quan tâm đến vấn đề này, chỉ khi nào phát sinh nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp mới xây dựng phương án huy động. Chính vì vậy việc bố trí nguồn vốn đầu tư thường bị động và doanh nghiệp phải chấp nhận nguồn vốn chi phí cao để đáp ứng nhu cầu đầu tư cấp bách.

Đối với trái phiếu phát hành, để có được một cơ chế quản trị rủi ro tài chính hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1 – Xây dựng kế hoạch: Xây dựng phương án phát hành trái phiếu

thật chi tiết cụ thể, trong đó xác định rõ ràng chính xác khối lượng phát hành, kỳ hạn, lãi suất trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, biên độ biến đổi giá cổ phiếu (trong trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi), các chi phí liên quan đến bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh tốn ... Kế hoạch bố trí nguồn thanh toán vốn gốc cũng như lãi trái phiếu và các cam kết khác với các trái chủ đều phải được lên kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng và thống nhất.

Bước 2 – Kiểm tra, đối chiếu: Dựa trên kế hoạch đã được xây dựng, doanh

nghiệp kiểm tra, đối chiếu với tình hình triển khai sử dụng vốn trái phiếu để có những nhận định kịp thời, xác định khả năng hoàn trả vốn và lãi trái phiếu của doanh nghiệp trong thực tế.

Bước 3 – Điều chỉnh, khắc phục: doanh nghiệp thực thi những hành động,

giải pháp kịp thời để bảo đảm việc triển khai trong thực tế theo đúng với kế hoạch đặt ra, hoặc có phương án thay thế thích hợp. Ví dụ trong trường hợp dự án sử dụng vốn trái phiếu chậm tiến độ dẫn đến rủi ro khơng thanh tốn đúng hạn cho trái chủ, doanh nghiệp phải đẩy nhanh triển khai dự án để bảo đảm kịp thời nguồn thu trả nợ trái phiếu khi đến hạn, hoặc doanh nghiệp bố trí nguồn thu khác để thay thế nguồn thu trễ hạn của dự án sử dụng vốn trái phiếu.

Quản trị rủi ro thanh khoản

Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, vấn đề kiểm soát rủi ro thanh khoản là quan trọng, điều này bảo đảm doanh nghiệp có đủ lượng tiền mặt để thanh tốn lãi và nợ gốc trái phiếu khi đến hạn, tránh tình trạng phát sinh nợ và lãi quá hạn làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải thường xuyên thực hiện các nội dung sau:

 Quản lý chặt chẽ nợ phải trả và nợ phải thu: biện pháp này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm chắc danh mục các khoản nợ phải trả và nợ phải thu; có kế hoạch thanh tốn nợ và thu nợ; khơng để nợ phải trả cộng dồn quá lớn và không để phát sinh nợ phải thu khó địi...

 Doanh nghiệp phải thường xun phân tích tình hình tài chính để xác định

khả năng thanh tốn trong ngắn hạn cùa mình. Một trong những cơng cụ để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là thơng qua các chỉ tiêu tài chính quan trọng như: hệ số vốn tự có; hệ số thanh tốn nợ ngắn hạn; hệ số thanh toán nhanh …

 Kiện tồn bộ máy kế tốn, thực hiện nghiêm túc chế độ kế tốn quản trị để

thường xun có được những thơng tin trung thực, chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích và ra những quyết định quản lý. Đồng thời, bên cạnh lực lượng cán bộ kế tốn, mỗi doanh nghiệp cần có một giám đốc tài chính - người thực hiện chức năng quản trị tài chính của doanh nghiệp, thực hiện những biện pháp phịng ngừa rủi ro trong tài chính nói chung cho doanh nghiệp.

Vấn đề quản lý ngân quỹ là một bài tốn khó. Làm thế nào để doanh nghiệp tối đa hiệu quả sử dụng vốn trong khi vẫn bảo đảm khả năng chi trả, đây là vấn đề đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự tính tốn kỹ lưỡng cũng như phải có chiến lược quản lý ngân quỹ một cách hiệu quả tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp.

Quản trị các mặt rủi ro khác

Nhìn chung, các doanh nghiệp ln đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh. Rủi ro đó có thể xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp hay từ phía bên ngồi, rủi ro có thể từ các nhân tố chủ quan hay khách quan, các loại rủi ro bất khả kháng …. Đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp phát hành trái phiếu nói riêng, việc nhận diện và xây dựng danh mục các loại rủi ro của mình, cũng như xây dựng hệ thống quản trị rủi ro là rất quan trọng. Điều

này tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ sẽ tạo được lịng tin tư phía nhà đầu tư, và khi đó doanh nghiệp có nhiều thuận lợi để phát hành thành công trái phiếu ra thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)