Thực trạng thị trường TPDN Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 34)

2.1.2.1 Tổng quan tình hình doanh nghiệp Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đến tháng 1 năm 2012, cả nước có trên 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động thực tế, chiếm 83,7% số doanh nghiệp hiện có và tăng gấp 8,9 lần số doanh nghiệp thực tế hoạt động tại năm 2000. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bình quân các năm là 22%/năm. Với số lượng doanh nghiệp đông đảo và tốc độ tăng trưởng cao như trên, nhu cầu vốn cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, triển khai đầu tư là rất lớn.

0 200 400 600 800 1000 943.12 17.86 827.15 126.21 12.32 97.78 53.5 1.6

Tuy nhiên, đến 93% nhu cầu vốn của doanh nghiệp được tài trợ bởi hệ thơng ngân hàng thương mại. Từ đó cho thấy các kênh huy động khác như phát hành cổ phiếu, đặc biệt là kênh từ phát hành TPDN chưa đóng vai trị quan trọng trong việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

2.1.2.2 Tổng quan thị trường TPDN Việt Nam

Quy mô thị trường

Qua so sánh quy mô thị trường TPDN Việt Nam với các nước Châu Á, có thể thấy thị trường TPDN Việt Nam còn khiêm tốn về quy mơ và trình độ phát triển. Tuy nhiên, thị trường TPDN Việt Nam ít nhiều cũng đạt được sự tăng trưởng trong thời gian qua. Quy mô thị trường qua các năm như sau

Biểu đồ 2.3: Quy mô thị trường TPDN Việt Nam qua các năm (tỷ USD)

“Nguồn: Asia capital market monitor, Nov 2012” [19]

Ghi chú: TPDN ở đây bao gồm trái phiếu của doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước (khơng được Chính phủ bảo lãnh thanh toán) và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả các định chế tài chính tài chính và các tổ chức quốc tế. Các định chế tài chính bao gồm các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Trước năm 2006, TPDN có quy mơ khơng đáng kể trên thị trường. Từ năm 2007, thị trường TPDN đánh dấu sự phát triển với quy mô đạt 0,33 tỷ USD. Tốc độ phát triển của thị trường tiếp tục được duy trì đến năm 2010. Tuy nhiên, từ năm 2011, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, quy mô thị trường TPDN Việt Nam cũng khơng thốt khỏi ảnh hưởng nên quy mơ có xu hướng giảm dần.

- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 Trước 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sep-12 - 0.01 0.35 0.68 1.47 2.30 2.03 1.60

Kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp

Kỳ hạn TPDN diễn biến qua các năm như sau:

Biểu đồ 2.4 : Kỳ hạn TPDN Việt Nam qua các năm

“Nguồn: Asia capital market monitor, April 2012” [19]

Trước tháng 5/2007, hầu như toàn bộ TPDN phát hành có kỳ hạn từ một đến ba năm. Cuối năm 2007 cho đến giữa năm 2009, trên 93% trái phiếu phát hành có kỳ hạn từ ba đến năm năm. Từ giữa năm 2009 đến nay, kỳ hạn TPDN quay lại tập trung ở mức ngắn hạn, từ một đến ba năm. Điều này phù hợp với tình hình thanh khoản khó khăn của nền kinh tế, do đó các nhà đầu tư ưu tiên chọn các trái phiếu có kỳ hạn khơng q dài, chủ yếu là từ một đến ba năm để nhanh chóng thu hồi vốn tái đầu tư. Tuy nhiên, từ đầu năm 2011 thị trường cũng ghi nhận sự xuất hiện của các TPDN có kỳ hạn từ năm đến mười năm, mặc dù khơng nhiều nhưng TPDN có kỳ hạn năm đến mười năm có tỷ trọng tăng dần. Việt Nam khơng có TPDN kỳ hạn trên mười năm. Đến tháng 9/2012, TPDN kỳ hạn từ năm đến mười năm chiếm 58%, kỳ hạn từ ba đến năm năm chiếm 2%, kỳ hạn từ năm đến mười năm chiếm 40%.

So sánh kỳ hạn TPDN của Việt Nam so với các nước trong khu vực thời điểm tại tháng 6 (chưa có số liệu đầy đủ đến tháng 9 năm 2012), ta có biểu đồ sau:

0% 20% 40% 60% 80% 100% Se p -06 Jan -07 May -07 Se p -07 Jan -08 May -08 Se p -08 Jan -09 Ma y- 09 Se p -09 Jan -10 Ma y- 10 Se p -10 Jan -11 Ma y- 11 Se p -11 Jan -12 Ma y- 12 Se p -12

Biểu đồ 2.5 : Kỳ hạn TPDN một số nước Châu Á trong tháng 6/2012

“Nguồn: Asia capital market monitor, Nov 2012” [19]

Biểu đồ 2.5 cho ta thấy sự khác nhau về kỳ hạn TPDN giữa các nước trong khu vực. Nhìn chung, TPDN của các nước phân bố khá đồng đều ở các mức kỳ hạn, điển hình là Trung Quốc và Singapore. Trừ Việt Nam và Hàn Quốc có TPDN kỳ hạn từ một đến ba năm chiếm tỷ trọng chủ yếu, các nước cịn lại thì TPDN có kỳ hạn lớn hơn ba năm chiếm vai trò chủ đạo trên thị trường. Ngồi ra khác với Việt Nam khơng có trái phiếu có kỳ hạn lớn hơn mười năm, các nước đều có phát hành TPDN có kỳ hạn lớn hơn mười năm.

Về cơ cấu chủng loại trái phiếu doanh nghiệp

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu chủng loại TPDN Việt Nam năm 2010 - 2011

“Nguồn: Asia capital market monitor, Nov 2012” [19]

Biểu đồ 2.6 cho thấy trái phiếu thường chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu TPDN Việt Nam. Tỷ trọng trái phiếu chuyển đổi có xu hướng giảm trong năm 2011

0% 20% 40% 60% 80% 100% Trung Quốc Hong Kong

Indonexia Hàn Quốc Philippine Thái Lan Việt Nam

[1-3] năm [3-5] năm [5-10] năm [>10] năm

77% 23% 2010 89% 11% 2011 Trái phiếu thường Trái phiếu chuyển đổi

Lãi suất trái phiếu

Thực tế thời gian qua, lãi suất TPDN được tham chiếu theo mức lãi suất bình quân từ lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng lớn trên thị trường như BIDV, VCB, Vietinbank, Agribank …, sau đó cộng với một biên độ nhất định để xác định mức lãi suất áp dụng chi trả hàng năm. Cách xác định này giúp TPDN tiệm cận với mức lãi suất ngân hàng đang niêm yết trên thị trường, và có xu hướng biến động cùng chiều với lãi suất niêm yết này. Biên độ cộng thêm đối với TPDN thay đổi tuỳ theo mức độ uy tín của doanh nghiệp, độ rủi ro của trái phiếu (có tài sản hay khơng có tài sản bảo đảm) và các ưu quyền kèm theo của trái phiếu đó (chuyển đổi hay khơng chuyển đổi).

Thống kê chi tiết về lãi suất, khối lượng phát hành và thông tin kèm theo một số đợt phát hành TPDN trong năm 2009, 2010 và 2011 được trình bày tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Luận văn. Nhìn chung, lãi suất TPDN trên thị trường diễn biến theo các xu hướng chính sau:

 Lãi suất có xu hướng tăng dần từ năm 2009 đến năm 2011. Năm 2009 lãi

suất TPDN (trái phiếu thường) nằm phổ biến ở mức từ 10% – 12,5%. Năm 2010, lãi suất phổ biến ở mức 12% – 16%, năm 2011 phổ biến ở mức 18% - 25%. Mức lãi suất này thay đổi theo từng doanh nghiệp, phụ thuộc vào thương hiệu, năng lực của từng doanh nghiệp phát hành. Xu hướng tăng lãi suất phát hành cùng phù hợp với biến động với lãi suất thị trường trong các năm qua.

 Lãi suất trái phiếu chuyển đổi thấp hơn mức lãi suất của trái phiếu thông

thường. Trong năm 2011, lãi suất trái phiếu chuyển đổi của một số công ty biến thiên ở mức 4% - 12%, cá biệt có trường hợp lãi suất 0% như trái phiếu của Công ty CTCP Tasco (HUT).

2.1.2.3 Hoạt động của thị trường TPDN sơ cấp

Doanh số phát hành TPDN tại Việt Nam qua các năm như sau:

Biểu đồ 2.7: Doanh số phát hành TPDN Việt Nam qua các năm (tỷ USD)

“Nguồn: Asia capital market monitor, Nov 2012” [19]

Biểu đồ 2.4 cho thấy hoạt động của thị trường TPDN sơ cấp có thể chia thành bốn giai đoạn:

Trước năm 2007:

Trong giai đoạn này, doanh số phát hành của TPDN hầu như không đáng kể. Các doanh nghiệp phát hành chủ yếu là các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước.

Giai đoạn năm 2007 – 2008:

Từ năm 2007 đến 208, doanh số phát hành TPDN tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn trước đó. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi: tăng trưởng GDP là 8,46%; vốn đầu tư FDI đạt 20,3 tỷ USD, Việt Nam vừa mới gia nhập WTO… Ngoài ra, Nghị định 52 ban hành trong năm 2006 đã nới lỏng nhiều điều kiện phát hành TPDN, do đó khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu so với giai đoạn trước đó.

Giai đoạn năm 2009 – 2010:

Từ cuối năm 2008, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu có vấn đề. Lãi suất liên ngân hàng có thời điểm lên tới 43%/năm. Qua đến năm 2009, tình hình thị trường vốn ổn định trong 06 tháng đầu năm, tuy nhiên từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2009, lãi suất niêm yết của các ngân hàng luôn bằng mức lãi suất

- 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 Trước 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 9 tháng 2012 - 0.01 0.34 0.38 0.92 1.18 0.12 0.04

trần theo quy định của Ngân hàng nhà nước, liên tục tăng ở mức 9%, 10%, 10,5%. Đồng thời để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao (lạm phát năm 2008 lên đến 22,97%), Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, thực hiện các biện pháp để kiểm soát cho vay đối với hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản. Do chính sách thắt chặt tín dụng của các ngân hàng trong hai năm 2009 và 2010, doanh nghiệp khó có khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng, vì vậy doanh nghiệp phải tìm ra các kênh huy động vốn mới để đáp ứng cho nhu cầu vốn phục vụ các dự án đầu tư. Do đó nghiệp vụ phát hành TPDN có điều kiện để phát triển trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2011 – 9 tháng/2012:

Trong năm 2011 và 9 tháng 2012, doanh số phát hành TPDN giảm mạnh. Nguyên nhân là do từ năm 2011, khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng sâu rộng vào nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức: khủng hoảng nợ cơng, lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; hệ thống tài chính bộc lộ nhiều vấn đề phải giải quyết; sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đình đốn; hoạt động đầu tư tồn xã hội bị thu hẹp, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Mơi trường kinh tế cả trong và ngồi nước bất ổn, lòng tin của nhà đầu tư trên thị trường giảm sút khiến việc phát hành TPDN hết sức khó khăn. Nhiều Doanh nghiệp phải hoãn hoặc hủy kế hoạch phát hành trái phiếu như Tập đồn Dầu khí Việt Nam hỗn phát hành 500 triệu USD trái phiếu. Một loạt các doanh nghiệp trên sàn niêm yết như Địa ốc Hồng Qn (HQC), ngân hàng TMCP Sài Gịn (SCB); Khống sản Na Rì (KSS) cũng ở trong tình trạng tương tự. Rủi ro tín dụng tăng cao dẫn tới nhiều trái phiếu mặc dù được chào với lãi suất rất cao từ 21-23%/năm vẫn không thể bán được, đặc biệt là trái phiếu bất động sản.

Qua năm 2012, thanh khoản của nền kinh tế đã giảm căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng nợ xấu của doanh nghiệp lại gia tăng do những hệ lụy từ năm 2011. Nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, phát sinh nợ xấu làm giảm lòng tin của nhà đầu tư trên thị trường. Các ngân hàng dù thanh khoản tốt nhưng vẫn hạn

chế cho vay, nguồn vốn nhàn rỗi của các ngân hàng được tập trung đầu tư vào TPCP vốn có tính an tồn cao hơn (trong 9 tháng đầu năm 2012, Chính phủ đã phát hành được 83,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu tương đương 4,04 tỷ USD, chủ yếu do các ngân hàng mua vào, đạt 84% kế hoạch cả năm). Trong khi đó TPDN chỉ phát hành được 0,04 tỷ USD. Thị trường TPDN trong nước không phát triển khiến nhiều doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế như Công ty cổ phần Vincom phát hành 185 triệu USD trái phiếu chuyển đổi đợt một, lãi suất coupon 5%/năm; Ngân hàng VietinBank phát hành 250 triệu USD trái bằng USD, lãi suất cố định 8%/năm; Tập đoàn Vingroup phát hành 115 triệu USD trái phiếu chuyển đổi…

2.1.2.4 Hoạt động của thị trường TPDN thứ cấp

Hoạt động trên thị trường thứ cấp ít sơi động, thanh khoản kém và chỉ phát sinh giao dịch tập trung ở một số trái phiếu của các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) , Công ty cổ phần FPT … Thị trường cũng khơng có các sản phẩm phái sinh liên quan đến TPDN. Đa số các nhà đầu tư nắm giữa TPDN đến khi đáo hạn.

Biểu đồ 2.8: Hoạt động giao dịch TPDN niêm yết trên HOSE (triệu USD)

“Nguồn: Sở giao dịch chứng khốn TPHCM” [19]

Xem xét tình hình giao dịch TPDN niêm yết tại HOSE tại biểu đồ 2.8, có thể

- 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00

Quy mô TPDN niêm yết tại HSX

Giá trị giao dịch TPDN tại HSX

khá sôi động trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007. Trong giai đoạn này giá trị giao dịch luôn lớn hơn khối lượng niêm yết trên Sở giao dịch. Nguyên nhân là do thị trường chứng khốn tăng trưởng nóng trong giai đoạn này, từ đó tạo điều kiện cho giao dịch TPDN phát triển. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến 9 tháng 2012, khi nền kinh tế bắt đầu khó khăn, thị trường chứng khốn liên tục mất điểm, giá trị giao dịch TPDN trên Sở giao dịch chứng khốn TPHCM giảm xuống rõ rệt và ln nhỏ hơn khối lượng niêm yết trên thị trường. Tình hình giao dịch TPDN trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM đã phản ảnh phần nào thực trạng chung của thị trường thứ cấp TPDN Việt Nam.

2.2 Đánh giá thực trạng phát triển của thị trường TPDN Việt Nam 2.2.1 Thành tựu

Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường được cơ bản hoàn thành

Về cơ bản, thị trường đã có một khung pháp lý quy định hành vi của các chủ thể tham gia thị trường. Trải qua thời gian phát triển, các quy định về phát hành TPDN ngày càng hoàn thiện hơn. Từ năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 kèm theo quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ra thị trường thì thị trường TPDN chính thức được hình thành. Sau đó, để xử lý những tồn tại trong quy định về phát hành TPDN, nhất là về phương diện phát hành TPDN riêng lẻ, trong năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về việc phát hành TPDN thay thế cho Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994. Nghị định 52/2006/NĐ-CP đã mở ra một bước ngoặc mới cho sự phát triển của thị trường TPDN. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các DNNN như trước đây mà cịn có các cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Với những quy định thơng thống hơn, Nghị định 52/2006/NĐ-CP hỗ trợ thúc đẩy thị trường TPDN phát triển khá nhiều so với giai đoạn trước đó.

Ngày 14/10/2011, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành TPDN thay thế Nghị định 52. Nghị định 90 có nhiều thay đổi so với quy định hiện hành về phát hành TPDN vài điều như: Mở rộng phạm vi điều chỉnh; Nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện đối với phát hành TPDN; Quy định rõ hơn về thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu của DNNN; Bổ sung thêm các nội dung trong phương thức phát hành trái phiếu; Quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Chi tiết Nghị định 90 tại Phụ lục 4 của luận văn.

Các quy định của Nghị định 90 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn thơng qua kênh phát hành trái phiếu, góp phần hỗ trợ việc hình thành và phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu ở Việt Nam, mặt khác cũng tạo cơ sở pháp lý tăng cường quản lý, giám sát đối với việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)