2.3 Nguyên nhân hạn chế sự phát triển của thị trường TPDN Việt Nam
2.3.1 Hệ thống văn bản pháp lý quy định về phát hành TPDN chưa thực sự hoàn thiện và
hồn thiện và tạo cơ chế khuyến khích thị trường
Văn bản pháp lý chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường
Các văn bản pháp luật chính điều chỉnh việc phát hành TPDN bao gồm: Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11; Nghị định số 52/2006/NĐ-CP và Nghị định 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ thay thế Nghị định 52 đều không tồn tại thuật ngữ
trái phiếu địa ốc hoặc trái phiếu dự án, trong khi đó đa số các doanh nghiệp trong thời gian qua đã sử dụng và có ý gắn việc phát hành trái phiếu với việc kinh doanh địa ốc (bất động sản) hoặc triển khai thực hiện các dự án đầu tư.
Thực tế, các cơng ty kinh doanh bất động sản cịn nghiên cứu và triển khai huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư kèm theo quyền ưu tiên được mua sản phẩm căn hộ chung cư hoặc các quyền và lợi ích khác. Đứng ở góc độ kinh tế, việc các doanh nghiệp phát hành "trái phiếu địa ốc", "trái phiếu dự án" sẽ có lợi cả cho cả hai phía: doanh nghiệp vừa huy động được lượng vốn lớn và nhanh để thực hiện dự án với chi phí hợp lý, vừa tiêu thụ được sản phẩm hoặc dịch vụ của mình nên hạn chế được một số rủi ro; cịn nhà đầu tư thì được sở hữu bất động sản.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu kèm quyền mua căn hộ đang thực hiện chủ yếu theo Nghị định 52, sau này được thay thế bằng Nghị định 90, với các điều kiện về phát hành TPDN, mà chưa đề cập cụ thể hoặc sâu hơn quyền lợi của khách hàng theo các luật chuyên ngành về bất động sản như Luật Nhà ở 2005 và Luật Kinh doanh bất động sản 2006. Do vậy nhà đầu tư trái phiếu phải chịu khá nhiều rủi ro khi pháp luật chưa có những quy định rõ ràng và chi tiết trong trường hợp này.
Bất cập trong việc quy định hồ sơ phát hành trái phiếu
Theo quy định tại nghị định 52/2006/NĐ-CP về việc phát hành TPDN, doanh nghiệp muốn phát hành phải có báo cáo tài chính được kiểm tốn của năm liền kề. Điều này gây khó khăn khá nhiều cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong quý I của năm do việc kiểm tốn báo cáo tài chính thường mất thời gian, đa số phải cuối quý I và qua các các tháng sau đó báo cáo kiểm tốn mới hồn tất. Để có thể phát hành với điều kiện chưa có báo cáo tài chính của năm liền kề, doanh nghiệp phải trình cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận cho sử dụng báo cáo tài chính của năm gần nhất. Điều này khiến thời gian hoàn tất thủ tục của doanh nghiệp bị kéo dài, doanh nghiệp mất cơ hội trước diễn biến lãi suất của thị trường. Trước bất cập
như trên, đến 14/10/2011, Chính phủ ban hành nghị định 90/2011/NĐ-CP để điều chỉnh sửa đổi: trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm tốn thì phải có:
Báo cáo tài chính được kiểm tốn của năm trước năm liền kề với kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi;
Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo điều lệ hoạt động của công ty.
Bất cập khác
Một vấn đề khác là trong thời gian qua chính sách quản lý của nhà nước chưa tạo được sự khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Trước khi Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập từ lãi trái phiếu không phải chịu thuế nhưng đối với thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu khác thì phải chịu 20% trên chênh lệch giữa giá bán và giá mua hoặc 0,1% trên giá trị bán. Đối với TPDN thì đây là một nội dung cần phải cân nhắc trong điều kiện hiện nay, vì tiền gửi tiết kiệm khơng bị đánh thuế sẽ khơng khuyến khích các nhà đầu tư mua TPDN. Hơn nữa, một số quy định về phí và lệ phí khi phát hành TPDN đã hết hiệu lực và được nhận xét là quá cao nên cũng khơng khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, khi Nghị định số 122/2011/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2012 trở đi, một số loại thu nhập được bổ sung vào đối tượng thu nhập chịu thuế TPDN gồm: thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng vay vốn. Như vậy, lãi từ trái phiếu và lãi tiền gửi ngân hàng sẽ bị đánh thuế như nhau. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp đến với kênh đầu tư TPDN do lãi suất sinh lợi cao hơn so với tiền gửi ngân
Mặt khác, việc thiếu các quy định cần thiết cho thị trường OTC, hoạt động ĐMTN, các cơng cụ tài chính phái sinh, hoạt động repo… cũng là những rào cản pháp lý không nhỏ làm hạn chế sự phát triển của thị trường TPDN cũng như khả năng tự bảo vệ trước những rủi ro của nhà đầu tư trong thời gian qua. Vì vậy, việc rà sốt và hồn thiện những quy định này nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư, đồng thời thúc đẩy thị trường TPDN phát triển mạnh mẽ hơn nữa là việc làm cần thiết.