Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tư vấn TTXNK cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 79 - 80)

3.2. Các giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động TTXNK tại NHCTVN

3.2.7. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tư vấn TTXNK cho

cho khách hàng

TTXNK là hoạt động phức tạp, nhiều rủi ro, mà nguyên nhân rủi ro lại phần lớn do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra. Chuyên mơn nghiệp vụ TTXNK cĩ độ khĩ, phức tạp cao bởi tính đa dạng, phong phú của yếu tố quốc tế tác động, bất đồng ngơn ngữ cũng là nguyên nhân gây ra những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh.

- NHCTVN cần khơng ngừng nâng cao trình độ và chất lượng cán bộ làm nghiệp vụ TTXNK, hạn chế rủi ro gây ro do lỗi tác nghiệp, đặc biệt là đối với các cán bộ tín dụng chuyên trách quan hệ với khách hàng ở các CN. Phát huy hiệu quả của cơng tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao chất lượng các đợt kiểm tra sát hạch trình độ cán bộ trực tuyến hàng năm hiện nay về nghiệp vụ chuyên sâu, kỹ năng bán hàng, học tập, khảo sát, hội thảo trong và ngồi nước về các lĩnh vực then chốt như TTTM, thẩm định, kinh doanh ngoại tệ, ngoại ngữ, thơng lệ và tập quán quốc tế, bồi dưỡng kiến thức về văn hĩa, xã hội, phong tục, tập quán các nước, cơng ước, điều ước quốc tế, luật pháp trong và ngồi nước, quản lý rủi ro,... hướng tới phong cách chuyên nghiệp, hiện đại để xử lý tốt các nghiệp vụ, nâng cao chất lượng cơng tác TTXNK, đảm bảo xử lý giao dịch an tồn và cạnh tranh được với các NHTM khác.

- Bên cạnh việc khơng ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phịng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động TTXNK đến tất cả cán bộ xử lý nghiệp vụ TTXNK, đặc biệt là nâng cao năng lực chuyên mơn quản lý rủi ro của cán bộ quản trị,

70

điều hành các cấp trong hoạt động TTXNK, NHCTVN cũng cần cĩ chế độ kỷ luật và khen thưởng đối với các cán bộ, các chi nhánh phù hợp, đảm bảo tính kỷ luật và cơng bằng, động viên, khuyến khích kịp thời, phù hợp.

- NHCTVN cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng tư vấn TTXNK cho khách hàng (tư vấn từ khi chưa ký hợp đồng) từ các điều khoản, điều kiện của hợp đồng kinh tế, rủi ro vi phạm hợp đồng, quy trình thực hiện, thơng lệ quốc tế, tư vấn các điều kiện rủi ro cao, lựa chọn PTTT phù hợp, các giải pháp an tồn nhất, cũng như cách thức thực hiện các PTTT, mẫu biểu...

- Bên cạnh đĩ, NHCTVN phải hỗ trợ DN trong việc tìm hiểu về đối tác nước ngồi, mở rộng thị trường xuất khẩu và giúp DN giải quyết đầu ra. Do các khách hàng chưa cĩ kinh nghiệm, khơng cĩ đủ phương tiện để tìm hiểu thơng tin về khách hàng nước ngồi nên rất dễ bị lừa đảo, thua thiệt trong kinh doanh. Bằng các kênh thơng tin đa dạng, đặc biệt là hệ thống NH đại lý trên thế giới, NH cung cấp cho khách hàng bảng đánh giá xếp hạng rủi ro quốc gia cho các nước trên thế giới (nguồn thơng tin từ tạp chí: Euromoney, Institutional Investor, ); danh sách các nước bị Mỹ cấm vận trong thanh tốn: Iran, Libya, North Korea (Bắc Triều tiên), Syria, Zimbabwe... trong từng thời kỳ thơng qua trang Web của OFAC (Văn phịng Quản lý tài sản nước ngồi thuộc Bộ Tài Chính Mỹ)... Điều này vừa giúp ngân hàng tạo được vị thế đặc biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng được doanh số vừa tăng tính an tồn trong giao dịch TTXNK của mình khi tài trợ xuất nhập khẩu với khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 79 - 80)