1.3 Hiệu ứng ngày trong tuần trên thị trƣờng chứng khoán
1.3.5 Các kết quả nghiên cứu về hiệu ứng ngày trong tuần đối với chứng
thuộc các ngành khác nhau
Chứng khoán ở các thị trường khác nhau thì có sự biến động khác nhau. Bên cạnh đó, chứng khốn thuộc những ngành khác nhau cũng có những đặc tính biến động riêng theo nghiên cứu của Relly và Drzycimski (1974), Grinod, Rudd và Stefek (1989), Drummen và Zimmermann (1992). Nhà đầu tư không thể chỉ quan tâm đến các chỉ số chung của thị trường mà còn phải quan tâm đến ngành cụ thể. Các mức độ hiệu quả của thị trường có thể tồn tại ở tồn thị trường nhưng đơi khi chỉ đúng với một bộ phận thị trường, ví dụ như một ngành nào đó.
Khi nghiên cứu hiệu ứng ngày trong tuần đối với chứng khoán từng ngành, người ta phát hiện ra sự tồn tại của hiệu ứng này đôi khi không thống nhất với các kết quả nghiên cứu cho toàn TTCK. Tiêu biểu là theo nghiên cứu của George E. Marrett (2008) tại TTCK Úc trong giai đoạn 9/9/1996 đến 10/11/2006, hiệu ứng ngày trong tuần không tồn tại ở TTCK Úc nói chung nhưng lại tồn tại trong các ngành ngân hàng, tài chính, năng lượng, y tế, bảo hiểm, vật liệu và bán lẻ. Riêng đối với ngành y tế, lợi suất chứng khốn giảm vào thứ hai và thứ ba (có thể là do sự ảnh hưởng nhưng có độ trễ từ TTCK Mỹ), hiệu ứng ngày trong tuần mạnh nhất đối với các chứng khoán thuộc ngành ngân hàng. Tại TTCK Đài Loan, Che-Peng Ling và Chi-Cheng Yeh (2011) thấy rằng tuy hiệu ứng này không tồn tại đối với toàn TTCK Đài Loan trong giai đoạn 6/1/1986 đến 2/10/1997 nhưng lại xuất hiện trong ngành nhựa, hóa chất, và xây dựng.
1.3.6 Các kết quả nghiên cứu về hiệu ứng ngày trong tuần đối với chứng khốn của các cơng ty có giá trị vốn hóa thị trƣờng khác nhau
Để theo dõi xu hướng biến động cổ phiếu, người ta thường phân loại cổ phiếu trên thị trường theo các nhóm thỏa mãn một số tiêu chí nhất định. Bên cạnh phân loại theo ngành, tiêu chí giá trị thị trường của doanh nghiệp hay còn gọi là vốn hóa của doanh nghiệp (market capitalization) thường được sử dụng.
Giá trị vốn hoá thị trường tương đương với giá thị trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Theo nghiên cứu của Hansen (2003) tại các TTCK Đan Mạch, Pháp, Đức, Hồng Kông, Italy, Nhật Bản, Na-uy, Thụy Điển, Anh, và Mỹ trong giai đoạn 1986-1997, các hiệu ứng mùa vụ (calendar effect) thường tồn tại với mức ý nghĩa cao đối với các chứng khốn có chỉ số vốn hóa thị trường nhỏ (smallcap). Zhiwu Chen và Jan Jindra (2010) cũng đưa ra kết luận tương tự khi nghiên cứu TTCK Mỹ giai đoạn 1980-2007.
Khi nghiên cứu TTCK Úc giai đoạn 9/9/2006 đến 10/11/2006, Gerge E. Marrett (2008) cũng kết luận rằng mặc dù hiệu ứng ngày trong tuần khơng tồn tại đối với tồn thị trường nhưng lại tồn tại đối với các chứng khốn smallcap, chúng có lợi suất cao vào thứ năm và thứ sáu.