Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của hiệu ứng ngày trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hiệu ứng ngày trong tuần trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29)

1.3 Hiệu ứng ngày trong tuần trên thị trƣờng chứng khoán

1.3.7 Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của hiệu ứng ngày trong

Hiệu ứng ngày trong tuần điển hình cho biết lợi suất chứng khoán vào thứ sáu cao hơn các ngày còn lại trong tuần và lợi suất chứng khoán vào thứ hai thấp nhất. Sự đa dạng của hiệu ứng này thay đổi ở các quốc gia khác nhau, có nước xuất hiện hiệu ứng thứ ba, hiệu ứng thứ hai đảo ngược - tức lợi suất chứng khoán vào thứ hai cao hơn các ngày còn lại và thứ sáu đạt lợi suất thấp nhất.

Lakonishok và Levi (1982) cho rằng nguyên nhân của hiệu ứng này là do sự khác nhau giữa ngày giao dịch và ngày thanh tốn. Q trình thanh tốn tiền mua chứng khoán diễn ra vài ngày sau khi giao dịch được thực hiện. Nếu mua chứng khốn vào những ngày gần cuối tuần thì nhà đầu tư có thể trì hỗn việc thanh tốn thêm được 2 ngày khi đó tiền vẫn cịn ở trong tài khoản và vẫn được hưởng lãi.

Fortune (1991) cho rằng các cơng ty có xu hướng trì hỗn các thơng báo về tin tức xấu cho đến cuối tuần nhằm tránh sự sụt giảm trong giá chứng khoán suốt tuần giao dịch. Do đó, vào thứ hai, các nhà đầu tư phản ứng với các tin tức xấu này, khiến giá sụt giảm, tạo ra hiện tượng lợi suất thấp. Bên cạnh đó, các tin tức vĩ mơ tiêu cực được công bố vào cuối tuần cũng gián tiếp gây ra hiệu ứng này.

Thêm vào đó, các nhà đầu tư cá nhân cần thời gian cuối tuần để xử lý các thơng tin, từ đó họ đưa ra các quyết định giao dịch vào thứ hai, cụ thể là quyết định

bán, khiến lợi suất ngày này thấp hơn so với các ngày khác theo tranh luận Miller (1988).

Foster và Viswanathan (1990) dựa trên hành vi duy lý của nhà đầu tư giải thích các nhà đầu tư cá nhân tránh mua các chứng khoán vào thứ hai bởi lo sợ các khoản lỗ tiềm năng từ việc giao dịch với các nhà đầu tư biết trước thông tin.

Rystrom và Benson (1989) dựa trên nền tảng tâm lý học đã giải thích nếu các nhà đầu tư cảm thấy bi quan nhiều hơn vào thứ hai so với các ngày khác thì sẽ bán chứng khốn, làm giảm giá chứng khoán. Ngược lại, họ cảm thấy lạc quan nhiều hơn vào thứ sáu nên gia tăng việc mua chứng khoán, đẩy giá chứng khoán lên, tạo nên hiện tượng lợi suất cao. Thí nghiệm của Pettengill (1993) về việc lựa chọn đầu tư giữa tài sản rủi ro và phi rủi ro của nhà đầu tư cũng đồng quan điểm với ý kiến trên: các nhà đầu tư lựa chọn tài sản rủi ro vào thứ sáu nhiều hơn.

Bên cạnh đó, hiện tượng lợi suất vào thứ ba thấp nhất trong tuần được Condoyanni và các cộng sự (1987) giải thích bởi các thơng tin trên thị trường chứng khoán Mỹ và Châu Âu tác động đến hành vi nhà đầu tư vào ngày đầu tuần - hiệu ứng thứ hai, và đến lượt nó các hiệu ứng thứ hai này tác động đến lợi suất chứng khoán vào thứ ba ở các thị trường mở cửa sau đó.

1.3.8 Ƣu nhƣợc điểm của việc đầu tƣ theo hiệu ứng ngày trong tuần

Hiệu ứng ngày trong tuần là một hiện tượng cần quan tâm khi xây dựng chiến lược mua bán chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư đã xây dựng các chiến lược mua bán nhằm tận dụng hiệu ứng ngày trong tuần. Tuy nhiên, trên thực tế việc đầu tư theo hiệu ứng ngày trong tuần có cả những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm thứ nhất của việc đầu tư theo hiệu ứng ngày trong tuần là có thể giúp cho nhà đầu tư tránh những khoản lỗ tiềm năng bằng cách tránh mua chứng khốn vào những ngày có giá lên và tránh bán vào những ngày có giá xuống.

Ưu điểm thứ hai là nhà đầu tư có thể quan sát ngày mà chứng khốn có biến động mạnh nhất trong tuần để đề phòng rủi ro bằng cách tránh giao dịch hoặc tính tốn các rủi ro đó vào mục tiêu lợi nhuận của mình khi đề ra chiến lược, nhất là với những nhà đầu tư e ngại rủi ro.

Nhược điểm thứ nhất của việc đầu tư này là mặc dù tiêu tốn một nguồn lực nhất định dành cho việc tính tốn, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy chiến lược mua vào ngày giá xuống và bán vào ngày giá lên chưa chắc đã mang lại một mức lợi nhuận cao hơn so với một chiến lược thơng thường khơng tính đến sự tồn tại của hiệu ứng. Nguyên nhân là có một khoản cách giữa lý thuyết và thực tế. Lý thuyết cho thấy mặc dù có sự tồn tại hiệu ứng ngày trong tuần ở một số thị trường nhưng các hệ số tương quan giữa ngày trong tuần và lợi suất chứng khốn có thể khơng đủ lớn để bù đắp thuế và chi phí giao dịch trong thực tế khiến cho một phần lợi nhuận sẽ bị triệt tiêu hoặc thậm chí là bị âm nếu nhà đầu tư chỉ biết áp dụng lý thuyết một cách mù quáng.

Nhược điểm thứ hai là chiến lược mua chứng khoán vào ngày giá xuống và bán ngay vào ngày giá lên có thể khơng khả thi trong thực tế do một số qui định của các nước về khoảng cách giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán, về mua bán khống…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu lý thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết bước đi ngẫu nhiên là hai lý thuyết nền tảng của tài chính. Tuy nhiên, các lý thuyết này khơng thể giải thích cho những hiện tượng bất thường trên TTCK mà hiệu ứng ngày trong tuần là một trong số đó.

Chương 1 đã đưa ra khái niệm về hiệu ứng ngày trong tuần trên TTCK đồng thời giới thiệu khái qt các cơng trình nghiên cứu về hiệu ứng ngày trong tuần. Theo đó, các cơng trình nghiên cứu đã được tiến hành tại các TTCK khác nhau, đối với các chứng khoán thuộc các ngành khác nhau và có giá trị vốn hóa thị trường khác nhau. Kết quả của những cơng trình nghiên cứu trên khá phong phú và khơng hồn toàn đồng nhất. Điều này đặt ra yêu cầu đối với những chương tiếp theo của đề tài là phải kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng ngày trong tuần dưới nhiều góc độ: tồn bộ thị trường và từng bộ phận của thị trường.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày một số nguyên nhân của hiệu ứng ngày trong tuần liên quan đến yếu tố logic và yếu tố tâm lý. Việc tìm hiểu về TTCK Việt Nam ở chương tiếp theo sẽ giúp chỉ ra những dấu hiệu và đặc điểm của thị trường cần nghiên cứu góp phần tạo nên hiệu ứng ngày trong tuần.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khốn Việt Nam 2.1.1 Khn khổ giám sát 2.1.1 Khuôn khổ giám sát

2.1.1.1 Cơ quan quản lý nhà nƣớc về chứng khoán

Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) là cơ quan chủ chốt trong việc quản lý các thị trường vốn và các đối tượng tham gia thị trường. Được thành lập vào tháng 11/1996, nhiệm vụ của UBCKNN là tổ chức, phát triển và giám sát thị trường chứng khoán trong nước. Luật chứng khoán (đề cập dưới đây) quy định UBCKNN là cơ quan thuộc bộ tài chính chứ khơng phải một tổ chức độc lập. Với mơ hình hoạt động này, các chức năng chính của UBCKNN được quy định như sau (theo quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/05/2007 của thủ tướng chính phủ)

 Xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch, chính sách và dự án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

 Soạn thảo và ban hành các quy định và hướng dẫn liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.

 Tổ chức thực hiện các quy định về thành lập và hoạt động của thị trường giao dịch chứng khốn có tổ chức tại Việt Nam.

 Cấp phép và xử lý vi phạm quy định đối với hoạt động của các cơng ty chứng khốn, các cơng ty tư vấn đầu tư chứng khốn, các quỹ đầu tư chứng khoán, các trung tâm lưu ký và ủy thác chứng khoán; và những người hành nghề chứng khoán.

 Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý vi phạm các quy định về chứng khoán của các tổ chức phát hành chứng khốn, các cơng ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các đơn vị cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán…

 Bồi dưỡng đào tạo và cấp phép cho những người hành nghề kinh doanh chứng khoán.

Về chức năng giám sát, UBCKNN nhận được sự hỗ trợ của Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội (HNX) là các đơn vị quản lý trực tiếp sàn giao dịch chứng khoán và các trung gian thị trường chứng khoán.

2.1.1.2 Luật chứng khoán

Khung pháp lý cho TTCKVN bao gồm luật chứng khoán và các văn bản pháp lý khác trong đó luật chứng khoán là cơ sở pháp lý chủ chốt để điều tiết thị trường chứng khốn Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật chứng khoán năm 2006, bắt đầu có hiệu lực thi hành năm 2007.

Luật chứng khoán được đành giá là khá phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Luật chứng khoán ngay từ đầu đã được xây dựng với tinh thần đón đầu những địi hỏi của WTO, do đó đã đáp ứng những địi hỏi này. Báo cáo của dự án hỗ trợ chính sách thương mại đa biên về chủ đề “Hỗ trợ bộ tư pháp và các bộ, ngành hữu quan rà soát khung pháp lý trong nước so với các cam kết, nghĩa vụ của GATS” tháng 6/2008 đã khẳng định các quy định trong nước trong lĩnh vực chứng khoán về nguyên tắc phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam và không cần sửa đổi thêm.

Sau khi được ban hành, luật chứng khoán đã được nghiên cứu và điều chỉnh phù hợp với các nhu cầu thực tế. Các sửa đổi và bổ sung đối với luật chứng khốn đã được thơng qua trong phiên họp Quốc hội ngày 24/11/2010. Luật chứng khoán vận dụng các nguyên tắc của IOSCO, nhấn mạnh công tác giám sát và quản lý thị trường, minh bạch hóa và bảo vệ nhà đầu tư.

2.1.2 Hình thức tổ chức hoạt động

Tại Việt Nam, thị trường giao dịch tập trung bao gồm hai sở giao dịch chứng khoán là HOSE và HNX hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp, hỗ trợ bởi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cho thanh toán, bù trừ giao dịch chứng khoán. Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam hoạt động độc lập theo thông lệ quốc tế.

Thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) tại Việt Nam bao gồm hai loại hình là thị trường OTC có sự quản lý của nhà nước và thị trường OTC khơng có sự quản lý của nhà nước. Thị trường UPCOM chính là thị trường OTC có sự quản lý của nhà nước. UPCOM là tên gọi của thị trường giao dịch chứng khốn của các cơng ty đại chúng chưa niêm yết được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Thị trường này được tổ chức để nhà đầu tư có thể mua, bán các loại cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết, hoặc hủy niêm yết tại HOSE hoặc HNX với mục đích tạo mơi trường giao dịch cơng bằng, minh bạch, an tồn giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản cho các chứng khốn chưa niêm yết và tăng khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp.

Các quy định giao dịch trên HOSE, HNX, UPCOM có thể tham khảo tại Phụ lục 1.

2.2 Quá trình phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

2.2.1 Giai đoạn sơ khai của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (2000-2005)

Sự ra đời của TTCKVN được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành HOSE ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu chính phủ được niêm yết giao dịch.

Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái tĩnh lặng, loại trừ cơn sốt vào năm 2001. Chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index giảm từ 571.04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường thì một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận. Trong 5 năm, chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, lúc thấp nhất xuống đến 130 điểm.

Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa

tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Theo thống kê của UBCKNN, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40,000 tỷ đồng, chiếm 0.69% tổng thu nhập quốc nội (GDP).

2.2.2 Giai đoạn phát triển đột phá của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (2006)

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khốn Việt Nam một diện mạo hồn tồn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: HOSE, HASTC và thị trường OTC. Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở Việt Nam mang tâm lý “đám đơng”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật.

Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809.86 điểm. Với HASTC-Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170%.

Tính đến cuối tháng 12-2006, có trên 120,000 tài khoản giao dịch chứng khốn được mở. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của HOSE và HASTC năm 2006 đạt 218,708 tỷ đồng chiếm khoảng 22% GDP. Số lượng công ty niêm yết tại HOSE và HASTC là 183 công ty.

2.2.3 Giai đoạn bùng nổ của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (2007)

Luật Chứng khốn có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính cơng khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường. VN-Index đạt đỉnh 1,170.67 điểm. HASTC-Index chạm mốc 459.36 điểm. Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường. Phản

ứng trước điều này, TTCK đã có những đợt điều chỉnh rõ rệt. Năm 2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường của HOSE và HNX là 477,774 tỷ đồng.

2.2.4 Giai đoạn sụt giảm mạnh của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (2008)

Những điểm nổi bật của thị trường năm 2008 là Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các nhà đầu tư. Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCKVN trong giai đoạn này chính là sự lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính trên tồn thế giới. Hịa cùng xu thế giảm điểm của TTCK các nước, 2 chỉ số chứng khoán tại sàn HOSE và HASTC liên tiếp giảm điểm. Khởi đầu năm tại mức điểm 921.07, VN-Index đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008.

Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của chính phủ và động thái từ NHNN,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hiệu ứng ngày trong tuần trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)